Báo chí với việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội

VOV.VN -Các ý kiến của đại biểu đã  được nhấn mạnh vai trò tích cực của báo chí đối với công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa vật thể thời gian qua.

Sáng 11/6, tại Hà Nội, Báo Người Hà Nội phối hợp với Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội, tạp chí Người Làm báo (Hội Nhà báo Việt Nam) tổ chức hội thảo khoa học “Báo chí với việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội”. Đông đảo các nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử, các nhà quản lý, cũng như nhiều nhà báo uy tín, tâm huyết trong cả nước, tham dự hội thảo.

Với hơn 20 tham luận cùng 15 ý kiến phát biểu trực tiếp tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra những đánh giá, góc nhìn về thực trạng văn hóa vật thể của Thủ đô trên mọi phương diện: Từ chính sách quản lý đến cách ứng xử với văn hóa vật thể, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể tiêu biểu, giữ gìn và quảng bá văn hóa vật thể của Hà Nội với người dân cả nước cũng như du khách quốc tế…

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà quản lý văn hóa và các nhà báo có uy tín (Ảnh: K.T)
Các ý kiến của đại biểu cũng nhấn mạnh vai trò tích cực của báo chí đối với công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa vật thể trong những năm qua. Nhiều nhà báo đã tích cực phát hiện, phản ánh kịp thời những bất cập trong công tác quản lý cũng như những hạn chế trong việc trùng tu di tích, như trường hợp chùa Trăm Gian, lăng Ngô Quyền, hoặc việc cố tình vùi lấp những tích khảo cổ ở đoạn dốc Tam Đa – Hoàng Hoa Thám…

Nhà báo Trần Bá Dung, Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ: "Cần phải nhấn mạnh chức năng phản biện của báo chí đối với công việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể. Báo chí đã làm rất nhiều, có loạt bài rất hay về chùa Trăm Gian, làng cổ Đường Lâm…

Chúng tôi thấy rằng phản biện thứ nhất là phản biện về mặt chủ trương, chính sách. Ví dụ cái đấy có cần bảo tồn như thế hay không? Thứ 2 là báo chí phản biện rất sâu về chính phương thức bảo tồn. Phương thức bảo tồn của nhiều nơi bị báo chí kêu rất nhiều. Cái chùa, cái đình của người ta như thế này bây giờ bảo tồn lại đập đi để xây lại thế kia, hóa ra đằng sau là muốn một dự án nhiều tiền. Tôi cho rằng báo chí đã phản biện rất chính xác".

Theo thống kê, Hà Nội có gần 6.000 di tích, trong đó có 1 di sản thế giới, 11 di tích quốc gia đặc biệt, hơn 1.100 di tích quốc gia, gần 1.200 di tích cấp thành phố. Để báo chí có thể góp phần nhiều hơn trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa vật thể của Hà Nội, tại Hội thảo nhiều nhà báo đã nêu lên những giải pháp cụ thể.

Nhà báo Nguyễn Hòa, báo Văn hóa cho rằng, cần phân rõ trách nhiệm của các cấp quản lý; nhà báo Mai Kim Thoa, báo Hà Nội Mới thì nhấn mạnh đến việc giữ quan điểm độc lập trong tuyên truyền  công tác bảo tồn di sản…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lễ hội Hết Chá đón chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội Hết Chá đón chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Ngày 26/3, huyện Mộc Châu (Sơn La) đã tổ chức lễ đón chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Hết Chá. 

Lễ hội Hết Chá đón chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội Hết Chá đón chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

VOV.VN - Ngày 26/3, huyện Mộc Châu (Sơn La) đã tổ chức lễ đón chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Hết Chá. 

Hà Nội đề nghị công nhận thêm bốn di sản văn hóa phi vật thể
Hà Nội đề nghị công nhận thêm bốn di sản văn hóa phi vật thể

VOV.VN - UBND thành phố Hà Nội vừa có tờ trình gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị công nhận 4 hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể của thành phố.

Hà Nội đề nghị công nhận thêm bốn di sản văn hóa phi vật thể

Hà Nội đề nghị công nhận thêm bốn di sản văn hóa phi vật thể

VOV.VN - UBND thành phố Hà Nội vừa có tờ trình gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị công nhận 4 hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể của thành phố.

Lễ công bố Di sản tư liệu Thơ văn trên Kiến trúc cung đình Huế
Lễ công bố Di sản tư liệu Thơ văn trên Kiến trúc cung đình Huế

VOV.VN -Đây là những áng văn thơ tinh túy nhất ca ngợi về non sông, đất nước và dân tộc Việt Nam được thể hiện trên các công trình kiến trúc của Cung đình Huế.

Lễ công bố Di sản tư liệu Thơ văn trên Kiến trúc cung đình Huế

Lễ công bố Di sản tư liệu Thơ văn trên Kiến trúc cung đình Huế

VOV.VN -Đây là những áng văn thơ tinh túy nhất ca ngợi về non sông, đất nước và dân tộc Việt Nam được thể hiện trên các công trình kiến trúc của Cung đình Huế.

Nghề làm bánh tráng ở Trảng Bàng là di sản văn hóa phi vật thể
Nghề làm bánh tráng ở Trảng Bàng là di sản văn hóa phi vật thể

Ngày 6/4, đại diện Bộ VHTT&DL đã trao chứng nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể cho nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Nghề làm bánh tráng ở Trảng Bàng là di sản văn hóa phi vật thể

Nghề làm bánh tráng ở Trảng Bàng là di sản văn hóa phi vật thể

Ngày 6/4, đại diện Bộ VHTT&DL đã trao chứng nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể cho nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Ngắm Di sản tư liệu Thơ văn trên Kiến trúc cung đình Huế
Ngắm Di sản tư liệu Thơ văn trên Kiến trúc cung đình Huế

VOV.VN -“Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là những tác phẩm tinh tuyển từ vô số các trước tác của các vị hoàng đế tài hoa triều Nguyễn.

Ngắm Di sản tư liệu Thơ văn trên Kiến trúc cung đình Huế

Ngắm Di sản tư liệu Thơ văn trên Kiến trúc cung đình Huế

VOV.VN -“Hệ thống thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế là những tác phẩm tinh tuyển từ vô số các trước tác của các vị hoàng đế tài hoa triều Nguyễn.