Bức xúc vì sách tiếng Trung bịa đặt chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa

VOV.VN - Độc giả trẻ Việt Nam không hề lơ là trong vấn đề Biển Đông mà phản ứng mạnh mẽ khi cuốn sách Đạo mộ bút ký được dịch từ tiếng Trung Quốc.

Trong khi Trung Quốc đang đẩy mạnh hoạt động cải tạo các bãi đá, bồi đắp quy mô lớn, xây dựng tiền đồn trái phép, ban hành lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông… thì dư luận trong nước lại nổi lên việc thu hồi cuốn sách Đạo mộ bút ký được dịch từ tiếng Trung, do nhà sách Bách Việt và NXB Thời đại ấn hành vì có những chi tiết bịa đặt đối với các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Phóng viên VOV đã trao đổi với các độc giả trẻ, những đối tượng mà cuốn sách này nhắm đến, để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của sự việc này từ góc nhìn của những chủ nhân tương lai đất nước.

Một trang sách (Ảnh: Thể thao & Văn hóa)

Khi nhắc đến vấn đề chủ quyền biển đảo, lãnh thổ của quốc gia, hầu hết các độc giả trẻ đều bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đối với vấn đề này. Độc Hoàng Giang, sinh năm 1989, ở Thanh Oai, Hà Nội cho biết, chủ quyền biển đảo đã và đang là vấn đề nóng bỏng trong suốt thời gian qua. Việc quan tâm đến vấn đề này không chỉ là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của mỗi công dân để bảo đảm ý nghĩa của sự toàn vẹn lãnh thổ. Mỗi tấc đất của quốc gia là tài sản, là mồ hôi xương máu của biết bao thế hệ cha anh dày công vun đắp nên một Việt Nam có hình hài như ngày hôm nay. Bảo vệ chủ quyền đất nước như bảo vệ máu thịt của mình là điều nằm trong ý thức mỗi người dân.

Về cuốn sách Đạo mộ bút ký, bạn Hương Trà, sinh năm 1990, ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, một độc giả đã đọc cuốn sách chia sẻ, có để ý đến chi tiết gián tiếp bịa đặt về các đảo thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Vì đây là một cuốn tiểu thuyết của Trung Quốc, viết dưới góc nhìn của người Trung Quốc, sẽ không tránh khỏi những chi tiết sai lạc như vậy. Dù chỉ là một chi tiết được nhắc sơ qua trong truyện nhưng Đạo mộ bút ký là một tác phẩm nổi tiếng với số lượng độc giả lớn, việc thông tin cung cấp trong tác phẩm có thể gây ảnh hưởng đến độc giả tại cả Trung Quốc và nước ngoài là không thể tránh khỏi. Đặc biệt là khi cuốn tiểu thuyết được xuất bản ở Việt Nam sẽ khiến một bộ phận độc giả trẻ với trình độ nhận thức còn hạn chế tiếp nhận thông tin sai lệch về chủ quyền biển đảo.

Một độc giả cũng đã đọc cuốn Đạo mộ bút ký là bạn Vũ Đình Thắng, sinh viên trường Cao đẳng múa Việt Nam cho biết, tiếp cận cuốn sách như một người yêu thích đọc sách bình thường, sau đó nhận ra những thông tin các hòn đảo của Việt Nam tại sao lại nằm ở Trung Quốc? Đây là những thông tin rất mập mờ, về lâu dài sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt, hình thành những hiểu lầm không đáng có cho người đọc.

Còn độc giả Anh Lê, sinh năm 1991, ở Thanh Xuân thì cảnh báo, thực ra chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng sa là không cần tranh cãi, chúng ta có đầy đủ tất cả các chứng cứ lịch sử cũng như địa lý, đã được một số nước lớn công nhận, ví dụ như Pháp. Nhưng Trung quốc cố tình lờ đi chuyện đó để tính đến chuyện lớn hơn, nên họ cố tình tạo ra những cuốc sách nguy hiểm như vậy. Điều nguy hiểm nhất của những hành động này, là họ sẽ dựa vào những bằng chứng ngụy tạo, để sau này, khi buộc phải ra tòa án quốc tế, họ sẽ có thêm cơ sở để bảo vệ cho lý lẽ của họ.

Giới trẻ hiện tại có rất nhiều cách để kết nối cộng đồng như mạng xã hội, đây cũng là một kênh để cảnh báo nhằm nâng cao ý thức về đường biên giới, chủ quyền lãnh thổ. Theo độc giả Hoàng Giang, nền tảng văn hóa và tri thức luôn đóng vai trò quan trọng nhất trong mọi trường hợp. Việc đưa những vấn đề nóng bỏng ra công luận bằng bất cứ phương tiện gì, kể cả mạng xã hội đều cần thiết để nhiều người nắm được nội dung và tránh được những hậu quả xấu có thể vô tình tiếp nhận trong một cộng đồng mở như hiện nay.

Còn độc giả Thu Thảo, sinh năm 1985, ở Cầu Giấy đưa ra ý kiến, việc chia sẻ cá nhân rất hạn chế do hay bị phân tán bởi quá nhiều luồng thông tin khác từ các trang quảng cáo giải trí, trang ảo của nhưng người nổi tiếng. Vì vậy nên có những trang tin chính thống, chia sẻ những nguồn thông tin chính xác một cách mạnh mẽ, đều đặn và liên tục, nhằm kêu gọi sự đồng thuận và ủng hộ từ giới trẻ.

Độc giả Thu Thảo

Độc giả Hương Trà cho biết thêm, cuốn tiểu thuyết Đạo mộ bút ký có thông tin sai lệch về chủ quyền thì khi đọc và nhận ra, độc giả Việt Nam đã lên tiếng, thậm chí lập hẳn một trang để thông báo, kêu gọi sự chú ý về việc sai lệch thông tin, và từ phản hồi của cư dân mạng mà giới truyền thông mới có thể phát hiện và đặt ra nhiều câu hỏi về tác phẩm văn học này. Từ đó cho thấy ý thức chủ quyền và nhận thức của giới trẻ Việt Nam rất cao. Độc giả Việt Nam biết chọn lọc thông tin đúng và sai.

Lịch sử Việt Nam có vô vàn câu chuyện hay và hấp dẫn, nhưng tại sao một bộ phận không nhỏ vẫn thích và biết nhiều về lịch sử Trung Quốc? Đâu là cách để sử ta hấp dẫn với giới trẻ của ta hơn?  Độc giả Vũ Đình Thắng phân tích, từ hệ thống truyền thông, sách, phim thời những năm 90 của chúng ta tràn ngập phim Trung Quốc, nó vô tình khiến một thế hệ 10 năm trời mưa dầm thấm lâu nên thích phim, sách, dẫn đến biết nhiều và thích lịch sử Trung Quốc. Trong khi mặt truyền thông của Việt Nam thì lại yếu, chỉ nằm trong các chương trình, lễ hội, nên tần suất xuất hiện rất ít. Mỗi chúng ta nên đưa ra câu hỏi tại sao mình là người Việt Nam, người Việt Nam thì như thế nào, từ đó thôi thúc tìm hiểu về lịch sử Việt Nam. Bởi Việt Nam có bề dầy lịch sử mà lại chỉ nằm nhàm chán trong lớp học, các trình bày còn hạn chế. Trước tiên trong các tiết học sử, cô giáo nên lồng ghép cho học sinh đóng vai, diễn xuất vào các nhân vật. Tạo sự hứng thú, yêu thích cho học sinh. Không nhất thiết phải cầm gươm đánh giặc, mà có thể dùng nhiều hình thức khác nhau, ví dụ như dùng dancesport để thể hiện nhân vật đó. Từ đó cho học sinh chú ý, quan tâm tới nhân vật, rồi tìm hiểu kỹ hơn trong sách báo, tài liệu.

Độc giả Huyền Châu, sinh năm 1986, ở Hoàn Kiếm thẳng thắn cho biết môn Lịch sử từng là một trong những môn ghét nhất khi còn theo học trong trường, vì cách học rất thụ động và không hấp dẫn. Một trong những sai lầm của chúng ta là coi Lịch sử là môn học “phụ” và không đầu tư cho bộ môn này. Vì vậy ngay từ trong nhà trường, người dân và thanh niên đã thờ ơ với lịch sử nước nhà. Trong khi đó, ở nhiều nước phát triển, đây là bộ môn bắt buộc, với nhiều chương trình, công trình nghiên cứu giúp cho người dân hiểu rõ hơn về cội nguồn của mình. Sau khi tốt nghiệp Đại học và đi làm một thời gian, tiếp xúc nhiều với người nước ngoài, nhận ra thiếu xót từ gốc rễ của mình tôi mới dành thời gian tìm hiểu lịch sử, và nhận thấy lịch sử Việt Nam có rất nhiều câu chuyện hay.

Độc giả Hoàng Giang

Cuối cùng, xin đưa ý kiến của độc giả Hoàng Giang thay cho lời kết: Nên nhớ rằng “Chân lý” chỉ có một và không có thứ tương tự. Ngành xuất bản của Việt Nam đang làm gì khi ngày càng có nhiều những ấn phẩm mang nội dung không lành mạnh, thiếu chính xác được in và tung ra cộng đồng? Từ những câu chuyện cổ tích loạn luân, những cuốn sách khoa giáo những ngôn từ bậy bạ. Hay tùy tiện đến một cuốn truyện mang những thông điệp sai trái về chủ quyền đất nước. Rõ ràng công tác quản lý văn hóa đang có vấn đề và cần phải xem lại quy cách kiểm duyệt, nhất là khi văn hóa đọc đang được cổ súy trở lại trong giới trẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cử tri bất bình trước việc Trung Quốc cải tạo trái phép ở Trường Sa
Cử tri bất bình trước việc Trung Quốc cải tạo trái phép ở Trường Sa

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân cho biết điều này khi phản ánh tổng hợp ý kiến cử tri tới Quốc hội sáng nay (20/5).

Cử tri bất bình trước việc Trung Quốc cải tạo trái phép ở Trường Sa

Cử tri bất bình trước việc Trung Quốc cải tạo trái phép ở Trường Sa

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN Nguyễn Thiện Nhân cho biết điều này khi phản ánh tổng hợp ý kiến cử tri tới Quốc hội sáng nay (20/5).

Đoàn công tác số 12 thăm cán bộ, nhân dân huyện đảo Trường Sa
Đoàn công tác số 12 thăm cán bộ, nhân dân huyện đảo Trường Sa

VOV.VN - Đoàn tới thăm và tặng quà cán bộ nhân dân một số xã, thị trấn thuộc huyện đảo Trường Sa, món quà trị giá 1,5 tỉ đồng

Đoàn công tác số 12 thăm cán bộ, nhân dân huyện đảo Trường Sa

Đoàn công tác số 12 thăm cán bộ, nhân dân huyện đảo Trường Sa

VOV.VN - Đoàn tới thăm và tặng quà cán bộ nhân dân một số xã, thị trấn thuộc huyện đảo Trường Sa, món quà trị giá 1,5 tỉ đồng

Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam- những bằng chứng lịch sử và pháp lý
Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam- những bằng chứng lịch sử và pháp lý

VOV.VN -Các tư liệu, ấn phẩm thu thập từ các nước trên thế giới, trong đó có cả Trung Quốc, góp phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo.

Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam- những bằng chứng lịch sử và pháp lý

Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam- những bằng chứng lịch sử và pháp lý

VOV.VN -Các tư liệu, ấn phẩm thu thập từ các nước trên thế giới, trong đó có cả Trung Quốc, góp phần chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo.

Bệnh xá đảo Trường Sa lớn cứu chữa kịp thời ngư dân gặp nạn trên biển
Bệnh xá đảo Trường Sa lớn cứu chữa kịp thời ngư dân gặp nạn trên biển

VOV.VN - Bệnh xá đảo Trường Sa lớn đã phẫu thuật thành công nhiều ca bệnh nguy hiểm cho người dân và cán bộ chiến sỹ

Bệnh xá đảo Trường Sa lớn cứu chữa kịp thời ngư dân gặp nạn trên biển

Bệnh xá đảo Trường Sa lớn cứu chữa kịp thời ngư dân gặp nạn trên biển

VOV.VN - Bệnh xá đảo Trường Sa lớn đã phẫu thuật thành công nhiều ca bệnh nguy hiểm cho người dân và cán bộ chiến sỹ

Đô đốc Mỹ yêu cầu Trung Quốc giải thích việc cải tạo đảo ở Trường Sa
Đô đốc Mỹ yêu cầu Trung Quốc giải thích việc cải tạo đảo ở Trường Sa

"Theo quan điểm của tôi, chẳng ai nói họ đang xây khu nghỉ dưỡng ở đó cả, vì vậy ai đó cần giải thích họ đang dựng cái gì ở đó", nữ Đô đốc Mỹ cho biết. 

Đô đốc Mỹ yêu cầu Trung Quốc giải thích việc cải tạo đảo ở Trường Sa

Đô đốc Mỹ yêu cầu Trung Quốc giải thích việc cải tạo đảo ở Trường Sa

"Theo quan điểm của tôi, chẳng ai nói họ đang xây khu nghỉ dưỡng ở đó cả, vì vậy ai đó cần giải thích họ đang dựng cái gì ở đó", nữ Đô đốc Mỹ cho biết.