Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng thấp nhất trong vòng 6 năm qua

VOV.VN - Trung Quốc đang đối mặt với áp lực suy giảm tăng trưởng rất lớn. Thị trường bất động sản ảm đạm, giá thành sản phẩm quá cao.

Hôm nay (15/4), Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố số liệu cho thấy, trong quý 1/2015, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở thấp kỷ lục trong vòng 6 năm qua. Cùng với đó là hàng loạt các chỉ số khác cho thấy kinh tế nước này đang đối mặt với áp lực giảm tăng trưởng rất lớn.

Kinh tế Trung Quốc đang suy giảm (ảnh: Telegraph)
Theo công bố của Cục Thống kê Trung Quốc, trong quý 1/2015, GDP của Trung Quốc chỉ tăng trưởng ở mức 7%, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng trưởng thấp kỷ lục trong vòng 6 năm qua.

Ông Thịnh Lai Vận, Người phát ngôn Cục thống kê quốc gia Trung Quốc thừa nhận kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với áp lực suy giảm tăng trưởng rất lớn, nhưng vẫn cho rằng mức tăng trưởng 7% là nằm trong giới hạn cho phép.

Ông Thịnh nói: “Kinh tế Trung Quốc giảm tăng trưởng trong quý 1 nhưng vẫn nằm trong giới hạn dự báo trước. Trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đi vào “trạng thái bình thường mới” thì mức tăng trưởng này là phù hợp. Do năng lực sản suất suy giảm dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm lại, nhưng tổng thể nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang vận hành ổn định”.

Cũng trong quý 1/2015, kim ngạch xuất nhập khẩu ngoại thương của Trung Quốc giảm 6% so với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,4%, trong khi chỉ số giá thành xuất xưởng các sản phẩm công nghiệp (PPI) giảm 4,6%, là tháng thứ 37 liên tiếp ở trạng thái suy giảm.

Theo các chuyên gia, ngoài sự tác động tiêu cực bởi nền kinh tế giới phục hồi chậm chạp và tồn tại nhiều yếu tố bất ổn, còn có hai nguyên nhân chính khiến kinh tế Trung Quốc giảm tăng trưởng.

Thứ nhất là thị trường bất động sản ảm đạm, trong 3 tháng đầu năm, diện tích nhà thành phẩm tiêu thụ giảm 9,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đầu tư tài sản cố định giảm ở mức thấp kỷ lục. Thứ hai là giá thành sản phẩm sản xuất quá cao, chưa có biện pháp hoá giải mang tính thực chất, khiến hoạt động sản xuất đầu tư của các doanh nghiệp ảm đạm.

Trong báo cáo về triển vọng kinh tế thế giới công bố ngày hôm qua (14/4), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng khoảng 6,8%, thấp hơn mức 7% mà chính phủ nước này đề ra cho cả năm 2015./.

>> Xem thêm: Trung Quốc bành trướng kinh tế ở châu Mỹ-Latin

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?
Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

Vì sao phương Tây sợ Trung Quốc ở châu Phi?

(VOV) - Không phải đến bây giờ phương Tây mới đưa ra những cáo buộc về sự hiện diện của Trung Quốc tại Lục địa Đen.

Viễn Đông Nga phụ thuộc nguồn vốn và nhân công Trung Quốc
Viễn Đông Nga phụ thuộc nguồn vốn và nhân công Trung Quốc

VOV.VN - Nga muốn hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông. Trớ trêu thay, chỉ có Trung Quốc là sẵn lòng đưa vốn và người vào đây.

Viễn Đông Nga phụ thuộc nguồn vốn và nhân công Trung Quốc

Viễn Đông Nga phụ thuộc nguồn vốn và nhân công Trung Quốc

VOV.VN - Nga muốn hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông. Trớ trêu thay, chỉ có Trung Quốc là sẵn lòng đưa vốn và người vào đây.

Tình báo mạng của Mỹ nhìn xuyên thấu đối thủ Trung Quốc?
Tình báo mạng của Mỹ nhìn xuyên thấu đối thủ Trung Quốc?

VOV.VN - Tiết lộ mới đây cho thấy lực lượng tình báo tín hiệu của Mỹ (mà đại diện là NSA) cao tay đến nhường nào.

Tình báo mạng của Mỹ nhìn xuyên thấu đối thủ Trung Quốc?

Tình báo mạng của Mỹ nhìn xuyên thấu đối thủ Trung Quốc?

VOV.VN - Tiết lộ mới đây cho thấy lực lượng tình báo tín hiệu của Mỹ (mà đại diện là NSA) cao tay đến nhường nào.

Pháp e ngại “gián điệp kinh tế” Trung Quốc
Pháp e ngại “gián điệp kinh tế” Trung Quốc

VOV.VN - Quyết định bán một phần sân bay Toulouse cho một công ty Trung Quốc đang làm dấy lên những lo ngại về “gián điệp kinh tế” tại Pháp.

Pháp e ngại “gián điệp kinh tế” Trung Quốc

Pháp e ngại “gián điệp kinh tế” Trung Quốc

VOV.VN - Quyết định bán một phần sân bay Toulouse cho một công ty Trung Quốc đang làm dấy lên những lo ngại về “gián điệp kinh tế” tại Pháp.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin
Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

Trung Quốc đang “hất cẳng” Mỹ ở châu Mỹ Latin

VOV.VN - Nối tiếp thành công ở châu Phi, Trung Quốc đang tích cực mở rộng thế lực về mọi mặt ngay trên “sân sau” của siêu cường Mỹ.

Thủ tướng Lý Khắc Cường: Kinh tế Trung Quốc không “hạ cánh bất ngờ“
Thủ tướng Lý Khắc Cường: Kinh tế Trung Quốc không “hạ cánh bất ngờ“

VOV.VN - Con tàu kinh tế Trung Quốc sẽ không để mất tốc độ hiện nay mà đơn giản là sẽ được lắp một động cơ lớn hơn.

Thủ tướng Lý Khắc Cường: Kinh tế Trung Quốc không “hạ cánh bất ngờ“

Thủ tướng Lý Khắc Cường: Kinh tế Trung Quốc không “hạ cánh bất ngờ“

VOV.VN - Con tàu kinh tế Trung Quốc sẽ không để mất tốc độ hiện nay mà đơn giản là sẽ được lắp một động cơ lớn hơn.

“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi
“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi

(VOV) - Phương Tây "tố" Trung Quốc thực hành chế độ “thực dân kiểu mới” ở châu Phi. Thực chất quan hệ Trung Quốc và lục địa đen ra sao?

“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi

“Thế trận” khôn khéo của Trung Quốc tại châu Phi

(VOV) - Phương Tây "tố" Trung Quốc thực hành chế độ “thực dân kiểu mới” ở châu Phi. Thực chất quan hệ Trung Quốc và lục địa đen ra sao?

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”
Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”

VOV.VN - Chưa bao giờ quan hệ giữa 2 cường quốc láng giềng này lại toàn diện và đi vào thực chất như hiện nay.

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”

Nga, Trung Quốc hưởng lợi từ mối quan hệ “chưa từng thấy”

VOV.VN - Chưa bao giờ quan hệ giữa 2 cường quốc láng giềng này lại toàn diện và đi vào thực chất như hiện nay.