Nga-EU vẫn chưa vượt qua được bất đồng về Ukraine và Syria

VOV.VN - Quan hệ Nga-EU dù chưa bị đóng băng nhưng vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những bất đồng liên quan đến vấn đề Ukraine và Syria.

Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini đang có chuyến thăm tới Nga. Đây là chuyến thăm đầu tiên của bà Mogherini tới Nga trên cương vị Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại.

Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Federica Mogherini (trái) và Ngoại trưởng Nga Lavrov. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, các tuyên bố trong chuyến thăm cho thấy hai bên  vẫn chưa vượt qua được những bất đồng sâu sắc, đã đẩy mối quan hệ Nga và EU xuống mức thấp nhất sau thời kì Chiến tranh Lạnh bất chấp những lời kêu gọi hợp tác gần gũi hơn.

Phát biểu sau cuộc đối thoại với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, bà Mogherini khẳng định hợp tác giữa hai bên không bị đóng băng, nhưng mối quan hệ song phương luôn bị ảnh hưởng bởi những bất đồng liên quan đến tình hình Ukraine hay cuộc chiến Syria.

Bà Mogherini nhấn mạnh, hai bên chia sẻ những lợi ích khi có mối quan hệ tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, Liên minh châu Âu không thể bỏ qua việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014. Do đó, các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu nhằm vào Nga vẫn tiếp tục có hiệu lực.

 “Trong nhiều năm Nga và EU luôn hợp tác theo khía cạnh là các đối tác chiến lược. Chúng tôi mong muốn mối quan hệ sẽ được cải thiện và chúng tôi sẵn sàng tìm kiếm tất cả các khả năng giúp tăng cường hợp tác. Tuy nhiên chúng tôi cũng không thể bỏ qua những gì đã xảy ra năm 2014”, bà Mogherini nói.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định sự cần thiết phải thực hiện Thỏa thuận hòa bình Minsk để chấm dứt xung đột tại miền Đông Ukraine.

Ông Sergei Lavrov cũng kêu gọi một cuộc điều tra minh bạch nhanh chóng và toàn diện sau khi một giám sát viên của Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu thiệt mạng tại khu vực miền đông Ukraine: “Chúng tôi đều nhất trí phải thực hiện một cuộc điều tra minh bạch, toàn diện và đầy đủ, để những kẻ phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm. Chúng ta cần tìm kiếm các bằng chứng,  để khiến vụ việc này không phục vụ cho các mưu đồ chính trị”.

Những tuyên bố giữa hai bên tại cuộc gặp cho thấy bất đồng sâu sắc giữa Nga và Liên minh châu Âu liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine vẫn chưa được giải quyết, với các biện pháp trừng phạt vẫn là vật cản chính trong việc cải thiện mối quan hệ song phương.

Ngay trước thềm chuyến thăm của bà Mogherini, Bộ Ngoại giao Nga khẳng định, mối quan hệ Nga – EU đang trải qua giai đoạn phức tạp, nguyên nhân chính là do EU tiếp tục gây sức ép trừng phạt đối với Nga.

Tâm lý bài Nga tại Liên minh châu Âu cũng đang bị kích động mạnh mẽ bởi nhiều cáo buộc vô căn cứ, cho rằng Nga đang nỗ lực làm suy yếu EU và tác động lên kết quả bầu cử tại một loạt quốc gia thành viên liên minh.

Bất chấp những lệnh trừng phạt kinh tế hai bên áp đặt lẫn nhau sau khi khủng hoảng Ukraine nổ ra, Liên minh châu Âu và Nga thời gian qua đều có những tuyên bố thiện chí muốn cải thiện quan hệ. Thực tế cả Nga và EU đều thừa nhận, không chỉ là mối quan hệ hợp tác kinh tế thương mại, sự hợp tác giữa Nga và EU cũng vô cùng quan trọng trong việc giải quyết hàng loạt các thách thức mà thế giới đang phải đối mặt hiện nay như chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu, giải quyết các điểm xung đột nóng....

Chuyến thăm đầu tiên tới Nga kể từ khi nhậm chức vào năm 2014 của bà Mogherini cũng được coi là bằng chứng về lập trường của EU về Nga đang được nới lỏng và dấu hiệu hai bên đang muốn vượt qua những căng thẳng của mối quan hệ song phương.

Trả lời phỏng vấn báo chí về chuyến thăm, bà Mogherini khẳng định, mặc dù còn tồn tại nhiều bất đồng, nhưng Nga vẫn là một đối tác thương mại hàng đầu và mối quan hệ hợp tác song phương vô cùng quan trọng.

Bộ Ngoại giao Nga cũng nhấn mạnh, Nga hy vọng vượt qua được những bất đồng hiện tại và mong muốn EU phát triển ổn định, bền vững và độc lập, đồng thời tiếp tục vẫn là đối tác thương mại chủ chốt của Nga. Nga sẵn sàng phối hợp hành động đầy đủ với Liên minh châu Âu (EU) và duy trì các kênh hợp tác trong những lĩnh vực khác nhau./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gia hạn trừng phạt Nga, EU mất thêm 114 tỷ USD
Gia hạn trừng phạt Nga, EU mất thêm 114 tỷ USD

VOV.VN -Viện nghiên cứu kinh tế Áo hôm nay cảnh báo EU sẽ thiệt hại kinh tế “ác liệt” trong việc gia hạn lệnh trừng phạt Nga hôm 17/6.

Gia hạn trừng phạt Nga, EU mất thêm 114 tỷ USD

Gia hạn trừng phạt Nga, EU mất thêm 114 tỷ USD

VOV.VN -Viện nghiên cứu kinh tế Áo hôm nay cảnh báo EU sẽ thiệt hại kinh tế “ác liệt” trong việc gia hạn lệnh trừng phạt Nga hôm 17/6.

Nga, EU và Ukraine nối lại đàm phán về cung cấp khí đốt
Nga, EU và Ukraine nối lại đàm phán về cung cấp khí đốt

VOV.VN -Nga, EU và Ukraine vừa nối lại đàm phán nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt trong những tháng mùa đông tới.

Nga, EU và Ukraine nối lại đàm phán về cung cấp khí đốt

Nga, EU và Ukraine nối lại đàm phán về cung cấp khí đốt

VOV.VN -Nga, EU và Ukraine vừa nối lại đàm phán nhằm đảm bảo nguồn cung khí đốt trong những tháng mùa đông tới.

Nga - EU liên tục “tung đòn” trả đũa nhau
Nga - EU liên tục “tung đòn” trả đũa nhau

VOV.VN - EU đã nhất trí gia hạn trừng phạt kinh tế đối với Nga liên quan tới sự kiện bán đảo Crimea sáp nhập Liên bang Nga hồi tháng 3 năm ngoái. 

Nga - EU liên tục “tung đòn” trả đũa nhau

Nga - EU liên tục “tung đòn” trả đũa nhau

VOV.VN - EU đã nhất trí gia hạn trừng phạt kinh tế đối với Nga liên quan tới sự kiện bán đảo Crimea sáp nhập Liên bang Nga hồi tháng 3 năm ngoái. 

“Gia hạn lệnh trừng phạt với Nga- EU chấp thuận là chư hầu của Mỹ”
“Gia hạn lệnh trừng phạt với Nga- EU chấp thuận là chư hầu của Mỹ”

VOV.VN- Việc gia hạn lệnh trừng phạt của EU đối với Nga không chỉ làm tổn hại đến Nga mà còn “gây ra rất nhiều khó khăn với các nước châu Âu”.

“Gia hạn lệnh trừng phạt với Nga- EU chấp thuận là chư hầu của Mỹ”

“Gia hạn lệnh trừng phạt với Nga- EU chấp thuận là chư hầu của Mỹ”

VOV.VN- Việc gia hạn lệnh trừng phạt của EU đối với Nga không chỉ làm tổn hại đến Nga mà còn “gây ra rất nhiều khó khăn với các nước châu Âu”.