Việt Nam ký Hiệp định hợp tác với Tòa trọng tài thường trực

VOV.VN -Với việc ký kết Thư trao đổi về hợp tác, Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ của Tòa trọng tài thường trực trong việc đào tạo cán bộ pháp lý.

Ngày 23/6, tại Nhà khách Chính phủ, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn ký Hiệp định nước chủ nhà và Thư trao đổi về hợp tác giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Tòa trọng tài thường trực (PCA) với Ngài Hugo Hans Siblesz, Tổng thư ký Tòa trọng tài thường trực.

Với việc ký kết Hiệp định nước chủ nhà với Tòa trọng tài thường trực, Việt Nam chính thức công nhận Tòa trọng tài thường trực có tư cách pháp lý cần thiết để tiến hành các hoạt động giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài, trung gian, hòa giải và ủy ban điều tra, cung cấp các hỗ trợ thích hợp khác liên quan đến hoạt động giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế do Tòa trọng tài thường trực tiến hành tại Việt Nam, cũng như tiến hành các hoạt động hợp tác với Việt Nam. Chính phủ Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động này của Tòa trọng tài thường trực tại Việt Nam.

Với việc ký kết Thư trao đổi về hợp tác, Việt Nam sẽ nhận được sự hỗ trợ của Tòa trọng tài thường trực trong việc đào tạo cán bộ pháp lý. Tòa trọng tài thường trực sẽ cung cấp cho Chính phủ Việt Nam các thông tin chung hoặc tư vấn về các vấn đề thủ tục thuộc quy trình trọng tài quốc tế do tổ chức này điều hành.

Sau Lễ ký, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp Ngài Tổng thư ký Tòa trọng tài thường trực. Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng đánh giá cao vai trò của Tòa trọng tài thường trực trong việc hỗ trợ các quốc gia giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế bằng thủ tục trọng tài.

Phó Thủ tướng cũng hy vọng rằng, việc ký kết Hiệp định nước chủ nhà và thư trao đổi về hợp tác giữa Việt Nam và Tòa trọng tài thường trực sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai bên và bày tỏ mong muốn nhận được sự hỗ trợ của Tòa trọng tài thường trực trong việc đào tạo, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ pháp lý Việt Nam để phục vụ đất nước trong quá trình hội nhập./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Những khía cạnh pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa và Hoàng Sa
Những khía cạnh pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa và Hoàng Sa

VOV.VN - PGS TS Vũ Dương Huân - nguyên Trưởng ban nghiên cứu lịch sử Ngoại giao, Bộ Ngoại giao phân tích rõ hơn về vấn đề này.

Những khía cạnh pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa và Hoàng Sa

Những khía cạnh pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa và Hoàng Sa

VOV.VN - PGS TS Vũ Dương Huân - nguyên Trưởng ban nghiên cứu lịch sử Ngoại giao, Bộ Ngoại giao phân tích rõ hơn về vấn đề này.

Chuyên gia Mỹ: Thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc bằng pháp lý
Chuyên gia Mỹ: Thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc bằng pháp lý

VOV.VN -VOV phỏng vấn bà Glaser - tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về chính sách ngoại giao, quốc phòng và an ninh của Trung Quốc

Chuyên gia Mỹ: Thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc bằng pháp lý

Chuyên gia Mỹ: Thách thức yêu sách chủ quyền của Trung Quốc bằng pháp lý

VOV.VN -VOV phỏng vấn bà Glaser - tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về chính sách ngoại giao, quốc phòng và an ninh của Trung Quốc

Cần giải pháp pháp lý cho tranh chấp tại Biển Đông
Cần giải pháp pháp lý cho tranh chấp tại Biển Đông

VOV.VN - Dư luận quốc tế đều có chung quan điểm cho rằng, sự gia tăng căng thẳng tại Biển Đông không thể bị bỏ qua.

Cần giải pháp pháp lý cho tranh chấp tại Biển Đông

Cần giải pháp pháp lý cho tranh chấp tại Biển Đông

VOV.VN - Dư luận quốc tế đều có chung quan điểm cho rằng, sự gia tăng căng thẳng tại Biển Đông không thể bị bỏ qua.

Thời sự trưa 24/5: Việt Nam chính thức xem xét hành động pháp lý chống lại Trung Quốc
Thời sự trưa 24/5: Việt Nam chính thức xem xét hành động pháp lý chống lại Trung Quốc

VOV.VN - Nhiều nước đã lên tiếng ủng hộ việc Việt Nam có hành động pháp lý đối với Trung Quốc.

Thời sự trưa 24/5: Việt Nam chính thức xem xét hành động pháp lý chống lại Trung Quốc

Thời sự trưa 24/5: Việt Nam chính thức xem xét hành động pháp lý chống lại Trung Quốc

VOV.VN - Nhiều nước đã lên tiếng ủng hộ việc Việt Nam có hành động pháp lý đối với Trung Quốc.

Công cụ pháp lý - “nỏ thần” của Việt Nam khi kiện Trung Quốc
Công cụ pháp lý - “nỏ thần” của Việt Nam khi kiện Trung Quốc

VOV.VN -Việt Nam hoàn toàn có thể kiện Trung Quốc theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982.

Công cụ pháp lý - “nỏ thần” của Việt Nam khi kiện Trung Quốc

Công cụ pháp lý - “nỏ thần” của Việt Nam khi kiện Trung Quốc

VOV.VN -Việt Nam hoàn toàn có thể kiện Trung Quốc theo quy định của Công ước Luật Biển năm 1982.

Giá trị pháp lý quan trọng về chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa & Hoàng Sa
Giá trị pháp lý quan trọng về chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa & Hoàng Sa

VOV.VN - PGS TS Phạm Quang Minh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQGHN) sẽ phân tích về vấn đề này.

Giá trị pháp lý quan trọng về chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa & Hoàng Sa

Giá trị pháp lý quan trọng về chủ quyền của Việt Nam đối với Trường Sa & Hoàng Sa

VOV.VN - PGS TS Phạm Quang Minh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV (ĐHQGHN) sẽ phân tích về vấn đề này.