Việt Nam điều hành phiên thảo luận biến đổi khí hậu tại Liên Hợp quốc

Việt Nam được mời điều hành, phát biểu đóng góp tại Phiên thảo luận càng chứng tỏ vị thế vai trò tích cực của Việt Nam trong Hội đồng Nhân quyền.

Ngày 3/3, Khóa họp thường kỳ lần thứ 31 Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc đã mở phiên thảo luận về tác động của biến đổi khí hậu đến quyền của con người được hưởng sức khỏe thể chất và tinh thần ở mức tốt nhất.

Với tư cách là thành viên Nhóm nòng cốt thúc đẩy thảo luận về quan hệ giữa biến đổi khí hậu và nhân quyền, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nguyễn Trung Thành- Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên Hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã điều hành phiên thảo luận này.

Sau diễn văn khai mạc của Bà Kate Gilmore- Phó Cao ủy Liên Hợp quốc về Nhân quyền, Hội đồng Nhân quyền đã nghe tham luận của Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới, Thứ trưởng Bộ Y tế Philippines, Báo cáo viên đặc biệt về quyền con người được hưởng thụ sức khỏe thể chất và tinh thần ở mức tốt nhất, và các chuyên gia đến từ Châu Phi và Châu Mỹ.

Gần 60 nước và nhiều tổ chức chính trị, xã hội đã phát biểu, đối thoại với các diễn giả. Trong thảo luận, các diễn giả, chuyên gia  đã nêu bật những tác động ngày càng tiêu cực của  biến đổi khí hậu đối với  sức khỏe con người vì nó tác động trực tiếp đến các điều kiện cơ bản về xã hội và môi trường của sức khỏe con người.

Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những tình trạng khí hậu khắc nghiệt, thiên tai ngày càng tăng như lũ lụt và hạn hán kéo dài, nắng nóng cao độ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người thông qua các tác động gây ô nhiễm không khí, thiếu nước, thiếu lương thực, dinh dưỡng, cũng như làm tăng các bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm, bệnh về tinh thần…

Các tác động tiêu cực nêu trên thể hiện rõ nhất ở các nhóm dễ bị tổn thương như phụ nữ, người cao tuổi, trẻ em và người khuyết tật, nhất là tại các nước đang phát triển.

Tình hình trên đòi hỏi sự gia tăng cam kết chính trị, nguồn lực, hành động thiết thực thông qua hệ thống chính sách công, huy động khu vực tư nhân, ưu tiên các đối tượng dễ tổn thương, thúc đẩy hợp tác quốc tế, triển khai hiệu quả các cam kết quốc tế liên quan, nhất là Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Phát biểu tại Phiên thảo luận với tư cách đại diện cho Đoàn Việt Nam tại Khóa 31 Hội đồng Nhân quyền, Đại sứ Nguyễn Trung Thành đã nhấn mạnh Việt Nam nằm trong nhóm những nước dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, với nhiều  tác động tiêu cực  đến sức khỏe nhân dân như: thiệt hại nặng nề về người và vất chất do thiên tai tăng qua từng năm; các bệnh xuất phát từ nguyên nhân biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam cam kết nỗ lực tối đa để giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe toàn dân, lồng ghép tác động của biến đổi khí hậu đến quyền con người vào các kế hoạch, chính sách của quốc gia cũng như cùng với các nước thực hiện đầy đủ cam kết tại Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam sẽ cùng với các nước trong Nhóm nòng cốt về biến đối khí hậu tiếp tục thúc đẩy thảo luận và hợp tác góp phần giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu đến việc hưởng thụ các quyền con người.

Việc Việt Nam được mời điều hành và phát biểu đóng góp tại Phiên thảo luận càng chứng tỏ vị thế và vai trò đóng góp tích cực của Việt Nam trong Hội đồng Nhân quyền./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Biến đổi khí hậu: Làm gì để “giải cứu” các đô thị ven biển Việt Nam?
Biến đổi khí hậu: Làm gì để “giải cứu” các đô thị ven biển Việt Nam?

VOV.VN - Ven biển Việt Nam có hai nhóm đô thị khác nhau về điều kiện tự nhiên, mức độ nhạy cảm, khả năng thích ứng, tổn thương do biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu: Làm gì để “giải cứu” các đô thị ven biển Việt Nam?

Biến đổi khí hậu: Làm gì để “giải cứu” các đô thị ven biển Việt Nam?

VOV.VN - Ven biển Việt Nam có hai nhóm đô thị khác nhau về điều kiện tự nhiên, mức độ nhạy cảm, khả năng thích ứng, tổn thương do biến đổi khí hậu.

Dấu ấn lịch sử trong đấu tranh chống biến đổi khí hậu năm 2015
Dấu ấn lịch sử trong đấu tranh chống biến đổi khí hậu năm 2015

VOV.VN - Thỏa thuận COP21 Paris là bước đột phá của Liên Hợp Quốc trong suốt 20 năm đàm phán nhằm thuyết phục các nước hợp tác để cắt giảm lượng khí thải.

Dấu ấn lịch sử trong đấu tranh chống biến đổi khí hậu năm 2015

Dấu ấn lịch sử trong đấu tranh chống biến đổi khí hậu năm 2015

VOV.VN - Thỏa thuận COP21 Paris là bước đột phá của Liên Hợp Quốc trong suốt 20 năm đàm phán nhằm thuyết phục các nước hợp tác để cắt giảm lượng khí thải.

Việt Nam biến thách thức thành cơ hội trong vấn đề biến đổi khí hậu
Việt Nam biến thách thức thành cơ hội trong vấn đề biến đổi khí hậu

VOV.VN - Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn trong việc chuyển đổi sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo.

Việt Nam biến thách thức thành cơ hội trong vấn đề biến đổi khí hậu

Việt Nam biến thách thức thành cơ hội trong vấn đề biến đổi khí hậu

VOV.VN - Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn trong việc chuyển đổi sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo.

17.000 hộ dân ở Trà Vinh thiếu nước sạch do biến đổi khí hậu
17.000 hộ dân ở Trà Vinh thiếu nước sạch do biến đổi khí hậu

VOV.VN -Do biến đổi khi hậu, lượng mưa ít, nước mặn xâm nhập sớm khiến hơn 17.000 hộ dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh bị thiếu nước sạch sinh hoạt từ 2-4 tháng.

17.000 hộ dân ở Trà Vinh thiếu nước sạch do biến đổi khí hậu

17.000 hộ dân ở Trà Vinh thiếu nước sạch do biến đổi khí hậu

VOV.VN -Do biến đổi khi hậu, lượng mưa ít, nước mặn xâm nhập sớm khiến hơn 17.000 hộ dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh bị thiếu nước sạch sinh hoạt từ 2-4 tháng.