Thường trực Ban Bí thư: Chủ động phương án, lộ trình tinh giản biên chế

VOV.VN - "Đến năm 2026 phải đạt được con số biên chế toàn bộ hệ thống chính trị mà Bộ Chính giao. Hiện có nơi đạt được, có nơi chưa đạt", theo bà Trương Thị Mai - Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế.

Sáng 24/4, tại trụ sở Trung ương Đảng diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (phiên họp thứ 3). Chủ trì hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai đề nghị, các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động trong thực hiện tinh giản biên chế gắn với rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm, đảm bảo số biên chế của hệ thống chính trị năm 2026 tối đa bằng số biên chế đã được Bộ Chính trị giao (hơn 2,234 triệu biên chế).

Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo kết quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị từ tháng 1/2022 đến nay; tập trung thảo luận, đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế, bất cập, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý biên chế đến năm 2026.

Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai đánh giá, công tác quản lý biên chế đã bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong việc quán triệt, cụ thể hóa các chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tổ chức thực hiện nghiêm túc, bài bản, có nhiều đổi mới, đạt kết quả tích cực; nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan được giao thẩm quyền quản lý biên chế, tăng cường phân cấp, tạo sự chủ động cho các địa phương, cơ quan, đơn vị; chấm dứt việc giao biên chế vượt số lượng, không đúng thẩm quyền.

Các địa phương, cơ quan, đơn vị chủ động trong thực hiện tinh giản biên chế gắn với rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, vị trí việc làm; sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, sử dụng hiệu quả biên chế được giao. Đến 31/12/2023, toàn hệ thống chính trị đã ban hành 2.526 danh mục vị trí việc làm.

"Đây là lần đầu tiên chúng ta quyết định 9 đầu mối trực tiếp quản lý biên chế. Từng đầu mối chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị về quản lý biên chế. Đến năm 2026 là phải đạt được con số giao biên chế toàn bộ hệ thống chính trị mà Bộ Chính giao. Hiện có nơi đạt được, có nơi chưa đạt. Quan trọng nhất là đến năm 2026 - năm kết thúc của giai đoạn này thì sẽ kiểm tra và các đầu mối phải đạt được", bà Trương Thị Mai nhấn mạnh.

Để tiếp tục thực hiện nghiêm chủ trương, quy định của Bộ Chính trị, nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế đến năm 2026, bà Trương Thị Mai yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, sử dụng hiệu quả biên chế được giao, chủ động phương án, lộ trình tinh giản biên chế; hoàn thành xây dựng vị trí việc làm gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, làm cơ sở để giao biên chế giai đoạn tiếp theo; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong quy định, quyết định về giao, quản lý biên chế để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu rà soát, cụ thể hóa, sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong các văn bản pháp luật đồng bộ với chủ trương của Đảng. Đồng thời tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong quản lý biên chế.

"Toàn bộ hệ thống phải giảm 5% biên chế. Tuy nhiên, giảm 5% lần này không máy móc như là quá trình thực hiện Nghị quyết 39. Giai đoạn thực hiện Nghị quyết 39 là giảm 10%, nếu đơn vị nào giảm hơn 10% sẽ được trừ vào giai đoạn 2022-2026, đơn vị nào chưa đủ thì cộng thêm (10% mà giảm được 8% giai đoạn tới phải giảm cho được 7%; nếu giai đoạn thực hiện Nghị quyết 39 mà giảm được 12% thì giai đoạn 2022-2026 chỉ còn 3%). Như vậy để công bằng mà cũng để động viên các cơ quan, tổ chức trong toàn bộ hệ thống chính trị thực hiện mục tiêu, yêu cầu của Bộ Chính trị", Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai phân tích.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội sẽ được chủ động hơn về quyết biên chế, chi thu nhập tăng thêm?
Hà Nội sẽ được chủ động hơn về quyết biên chế, chi thu nhập tăng thêm?

VOV.VN - Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng như tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc quy định về quản lý biên chế, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô là cần thiết.

Hà Nội sẽ được chủ động hơn về quyết biên chế, chi thu nhập tăng thêm?

Hà Nội sẽ được chủ động hơn về quyết biên chế, chi thu nhập tăng thêm?

VOV.VN - Đa số ý kiến trong Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng như tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc quy định về quản lý biên chế, thu nhập tăng thêm của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô là cần thiết.

Lập lực lượng tham gia bảo vệ trật tự cơ sở không tăng biên chế và kinh phí
Lập lực lượng tham gia bảo vệ trật tự cơ sở không tăng biên chế và kinh phí

VOV.VN - Việc thành lập lực lượng tham gia bảo vệ trật tự ở cơ sở sẽ không tăng về số lượng người tham gia và không tăng về tổng kinh phí bảo đảm so với thực tiễn hiện nay.

Lập lực lượng tham gia bảo vệ trật tự cơ sở không tăng biên chế và kinh phí

Lập lực lượng tham gia bảo vệ trật tự cơ sở không tăng biên chế và kinh phí

VOV.VN - Việc thành lập lực lượng tham gia bảo vệ trật tự ở cơ sở sẽ không tăng về số lượng người tham gia và không tăng về tổng kinh phí bảo đảm so với thực tiễn hiện nay.

Thực hiện nghiêm giảm biên chế giai đoạn 2022 - 2026
Thực hiện nghiêm giảm biên chế giai đoạn 2022 - 2026

VOV.VN - Để bảo đảm thực hiện mục tiêu đến năm 2026 giảm 5% biên chế công chức và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021, Bộ Chính trị đã ban hành các quyết định để giao biên chế giai đoạn 5 năm cho các cơ quan của hệ thống chính trị.

Thực hiện nghiêm giảm biên chế giai đoạn 2022 - 2026

Thực hiện nghiêm giảm biên chế giai đoạn 2022 - 2026

VOV.VN - Để bảo đảm thực hiện mục tiêu đến năm 2026 giảm 5% biên chế công chức và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021, Bộ Chính trị đã ban hành các quyết định để giao biên chế giai đoạn 5 năm cho các cơ quan của hệ thống chính trị.