“Đồng thuận xã hội và niềm tin của người dân là vô giá”

VOV.VN -Việc thực thi Luật tiếp cận thông tin dù tốn kém, nhưng theo Bộ trưởng Hà Hùng Cường, sự đồng thuận xã hội mang lại lợi ích vô giá.

Dự thảo Luật tiếp cận thông tin vừa được trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội được đánh giá là cần thiết phải ban hành sớm nhằm cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về quyền tiếp cận thông tin của công dân, tương thích với Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 mà Việt Nam là thành viên.

Để tạo đồng thuận, thống nhất thì không sợ tốn kém

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường nhấn mạnh đây là luật khung, tức quy định có tính nguyên tắc về loại thông tin luật quy định phải công khai, còn luật nào và bắt buộc cái gì thì luật chuyên ngành quy định. Ví dụ luật đất đai thể hiện rõ công khai quy hoạch đất đai như thế nào, Luật đô thị công khai quy hoạch đô thị ra sao.

Trong Luật Tiếp cận thông tin cũng có quy định cứng cái gì vì lợi ích cộng đồng, vì sức khoẻ cộng đồng mà thấy cần công khai thì thực hiện công khai. Danh mục những thông tin nào công khai cũng sẽ được thể hiện để người dân căn cứ giám sát.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: "Sự tin tưởng của người dân mang lại lợi ích vô giá, không thể cân đo đong đếm được"

Trước những băn khoăn về điều kiện để đảm bảo luật đi vào cuộc sống khả thi như về chi phí, cơ sở vật chất, con người, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, từ thực tế nhiều nước cho thấy đây là một trong những luật thực thi rất tốn kém.

“Nhưng tôi đồng ý với ý kiến cho rằng có thể tốn kém nhưng tạo ra được sự đồng thuận xã hội, thống nhất của xã hội về thông tin của Nhà nước thì lợi ích mang lại là vô giá. Sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào sự điều hành của Chính phủ, Quốc hội thì không thể cân đong đo đếm được”, ông Hà Hùng Cường nêu quan điểm.

Cũng theo ông Cường, kinh nghiệm các nước thường để sau 3 năm đến 5 năm luật mới có hiệu lực nhằm hoàn thiện các biện pháp bảo đảm. Với nước ta, ngoài việc phải chuẩn bị đủ các điều kiện đảm bảo còn phải xây dựng, sửa đổi một số luật song hành như về bí mật nhà nước nên cũng cần có lộ trình.

Về đối tượng cung cấp thông tin, dự án luật chỉ đề cập theo hướng cơ quan nhà nước, còn các tổ chức chính trị xã hội, Mặt trận, Đảng thực hiện theo văn bản của các cơ quan và điều lệ quy định.

Liên quan đối tượng tiếp cận thông tin theo yêu cầu (thông tin công khai ai cũng được tiếp cận), dự thảo luật bám sát quy định Hiến pháp là công dân Việt Nam. Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam cũng có quyền yêu cầu. Trong một tổ chức có từ 3 thành viên trở lên thì đại diện hợp pháp của tổ chức đó có thể thay mặt yêu cầu cung cấp thông tin.

Luật ra đời để tạo thuận lợi chứ không phải bó chặt lại

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý nhấn mạnh, đây là dự án luật rất quan trọng, Quốc hội ban hành là nhằm tạo điều kiện hơn cho công dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin của mình, chứ không phải ra luật để bó chặt lại. Quan điểm này cần được toát ra thông qua các quy định nhưng dự luật chưa thể hiện được vì “cứ cấm, cứ hạn chế, cứ trách nhiệm…”.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Phan Trung Lý: "Ra luật không phải để bó chặt quyền của người dân"

Cũng theo ông Lý, vì đây là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp ghi nhận nên cái gì hạn chế quyền này phải cụ thể bằng luật. Do đó cần phải có đợt rà soát để có danh mục bí mật nhà nước và công khai danh mục này.

“Bí mật và công khai là hai mặt của vấn đề. Như Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn nói đến giấy mời đi họp cũng ghi mật thì còn gì công khai nữa. Hạn chế quyền này phải trên cơ sở luật quy định với 4 lý do: An ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khoẻ cộng đồng. Còn lại tuyệt đối không được hạn chế thì mới tháo gỡ được”, ông Lý nêu ý kiến.

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng cho rằng thực tế hiện nay quyền tiếp cận thông tin của người dân đang còn bất cập, nên luật này ban hành phải giải quyết được vấn đề đó.

“Luật này quy định mang tính nguyên tắc nhằm đảm bảo thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân ở các luật chuyên ngành. Làm luật để tạo thuận lợi cho người dân chứ không phải khiến mọi người cảm nhận rằng việc tiếp cận thông tin vô cùng khó khăn, phức tạp”, Phó Chủ tịch nói.

Theo ông Uông Chu Lưu, chi phí khi cung cấp thông tin cũng cần nói rõ về nguyên tắc không thu, trừ khi phô tô nhiều tài liệu, phải chuyển bằng đường bưu phẩm thì giá phải thấp nhất, tức bù chi phí chứ không có tiền công.

Ngoài ra, Luật cần nói rõ ai đại diện cho cơ quan nhà nước để nói chuyện với dân khi họ đến yêu cầu cung cấp thông tin.

“Nói Văn phòng Quốc hội thì cụ thể gặp ai? Ta có cơ chế người phát ngôn của các cơ quan tổ chức thì thông qua người đó hay qua bộ phận tiếp dân? Điều này cần cụ thể vì nếu không sẽ lúng túng, công dân không biết tìm đến ai để hỏi, ai chịu trách nhiệm trả lời”, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đặt vấn đề và đề nghị ban soạn thảo tiếp thu, hoàn chỉnh dự án luật để tiếp tục báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trước khi trình Quốc hội xin ý kiến lần đầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Họp Thường vụ Quốc hội: Đề nghị vẫn thu phí lòng đường, hè phố
Họp Thường vụ Quốc hội: Đề nghị vẫn thu phí lòng đường, hè phố

VOV.VN - Cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo Luật Phí, lệ phí đề nghị giữ khoản phí lòng đường, hè phố và yêu cầu quản lý công khai, minh bạch.

Họp Thường vụ Quốc hội: Đề nghị vẫn thu phí lòng đường, hè phố

Họp Thường vụ Quốc hội: Đề nghị vẫn thu phí lòng đường, hè phố

VOV.VN - Cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo Luật Phí, lệ phí đề nghị giữ khoản phí lòng đường, hè phố và yêu cầu quản lý công khai, minh bạch.

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn: “Thư mời đi họp cũng ghi mật”
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn: “Thư mời đi họp cũng ghi mật”

VOV.VN -Phó Chủ tịch Quốc hội  Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị cần phân định rõ thông tin nào là mật hay không mật để người dân có thể tiếp cận và người cung cấp cũng thuận lợi.

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn: “Thư mời đi họp cũng ghi mật”

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn: “Thư mời đi họp cũng ghi mật”

VOV.VN -Phó Chủ tịch Quốc hội  Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị cần phân định rõ thông tin nào là mật hay không mật để người dân có thể tiếp cận và người cung cấp cũng thuận lợi.

Chỉ Quốc hội mới có quyền cho hay không cho thu phí, lệ phí
Chỉ Quốc hội mới có quyền cho hay không cho thu phí, lệ phí

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu nếu chưa có danh mục trình Quốc hội thì không vội thông qua Luật Phí, lệ phí.

Chỉ Quốc hội mới có quyền cho hay không cho thu phí, lệ phí

Chỉ Quốc hội mới có quyền cho hay không cho thu phí, lệ phí

VOV.VN - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu nếu chưa có danh mục trình Quốc hội thì không vội thông qua Luật Phí, lệ phí.

Chuyện “Quả trứng gánh 14 loại phí” làm nóng Nghị trường
Chuyện “Quả trứng gánh 14 loại phí” làm nóng Nghị trường

VOV.VN - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tiếp tục rà soát các loại phí, lệ phí để tránh việc “con gà gánh 14 loại phí”, loại bỏ thủ tục phiền hà.

Chuyện “Quả trứng gánh 14 loại phí” làm nóng Nghị trường

Chuyện “Quả trứng gánh 14 loại phí” làm nóng Nghị trường

VOV.VN - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tiếp tục rà soát các loại phí, lệ phí để tránh việc “con gà gánh 14 loại phí”, loại bỏ thủ tục phiền hà.

Đề xuất lấy phiếu tín nhiệm với Thẩm phán toà án tối cao
Đề xuất lấy phiếu tín nhiệm với Thẩm phán toà án tối cao

VOV.VN - Ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Thẩm phán toà án tối cao do Quốc hội phê chuẩn nên cần bổ sung vào đối tượng lấy phiếu tín nhiệm.

Đề xuất lấy phiếu tín nhiệm với Thẩm phán toà án tối cao

Đề xuất lấy phiếu tín nhiệm với Thẩm phán toà án tối cao

VOV.VN - Ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Thẩm phán toà án tối cao do Quốc hội phê chuẩn nên cần bổ sung vào đối tượng lấy phiếu tín nhiệm.