Quốc hội thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi)

(VOV) -Sáng 20/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Hợp tác xã (sửa đổi) với 436/463 ý kiến tán thành (87,55%).

HTX được cung cấp sản phẩm ra thị trường

Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các đại biểu Quốc hội do Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày cho biết, có ý kiến đề nghị cho phép hợp tác xã được quyền cung cấp sản phẩm, dịch vụ rộng rãi ra thị trường để hợp tác xã phát triển và khẳng định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, khác với mô hình hợp tác xã kiểu cũ, hợp tác xã kiểu mới hoạt động nhằm mục đích tập trung mang lại lợi ích cho thành viên thông qua việc cam kết cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm theo nhu cầu của thành viên.

Để đạt mục đích đó, hợp tác xã tự chủ trong hoạt động, có quyền được cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho cả đối tượng không phải là thành viên. Tuy nhiên, để hoạt động đúng bản chất, hợp tác xã phải bảo đảm lợi ích cho thành viên lớn hơn so với đối tượng không phải thành viên, do vậy, dự thảo Luật được thiết kế theo hướng hợp tác xã có quyền cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm ra thị trường, nhưng phải bảo đảm hoàn thành cam kết nghĩa vụ đối với thành viên.

Khoản 3 và 4 Điều 8 đã được Quốc hội thông qua quy định về quyền của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nêu rõ: “Tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo ngành, nghề đã đăng ký nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, hợp tác xã thành viên; Cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm cho thành viên, hợp tác xã thành viên và ra thị trường nhưng phải bảo đảm hoàn thành nghĩa vụ đối với thành viên, hợp tác xã thành viên.”  

Quy định về Liên minh hợp tác xã

Báo cáo giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội cho biết, có ý kiến cho rằng, xét về bản chất, liên minh hợp tác xã là tổ chức đại diện do các hợp tác xã tự nguyện thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật chung về hội, đề nghị cân nhắc bỏ Điều 58 trong dự thảo Luật (Điều 58: Tổ chức liên minh hợp tác xã Việt Nam, tổ chức liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương).

Có ý kiến cho rằng dự thảo Luật quy định liên minh hợp tác xã được thành lập ở Trung ương và cấp tỉnh là chưa bảo đảm nguyên tắc tự nguyện, tự chủ; có ý kiến đề nghị nên mở rộng hệ thống liên minh đến cấp huyện.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, liên minh hợp tác xã là tổ chức đại diện của hợp tác xã và thực tế đang tồn tại cơ cấu tổ chức, hoạt động của liên minh ở cấp trung ương và cấp tỉnh; điều lệ hoạt động được cơ quan Nhà nước phê duyệt. Đồng thời, thực trạng hoạt động hợp tác xã còn nhiều hạn chế, nên cần Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện để liên minh hợp tác xã hoạt động nhằm phát triển phong trào hợp tác xã ở nước ta đúng với tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 Khóa IX.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉnh lý theo hướng tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, tự chủ của tổ chức đại diện hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, đồng thời ghi nhận vai trò của liên minh hợp tác xã.

Tại Điều 58 của Luật Hợp tác xã (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua quy định rõ: Liên minh hợp tác xã Việt Nam được thành lập ở trung ương; liên minh hợp tác xã cấp tỉnh được thành lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Điều lệ liên minh hợp tác xã Việt Nam được đại hội liên minh hợp tác xã Việt Nam thông qua và do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; điều lệ liên minh hợp tác xã cấp tỉnh được đại hội liên minh hợp tác xã cấp tỉnh thông qua và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chưa cho phép tư nhân thành lập nhà xuất bản
Chưa cho phép tư nhân thành lập nhà xuất bản

(VOV) -Sáng 20/11, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Xuất bản (sửa đổi) với 92,37% ý kiến tán thành.

Chưa cho phép tư nhân thành lập nhà xuất bản

Chưa cho phép tư nhân thành lập nhà xuất bản

(VOV) -Sáng 20/11, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Xuất bản (sửa đổi) với 92,37% ý kiến tán thành.

Giảng viên luật không được hành nghề luật sư
Giảng viên luật không được hành nghề luật sư

(VOV) - Quốc hội đã biểu quyết thông qua nội dung này sáng 20/11 với 62,27% ý kiến đại biểu tán thành.

Giảng viên luật không được hành nghề luật sư

Giảng viên luật không được hành nghề luật sư

(VOV) - Quốc hội đã biểu quyết thông qua nội dung này sáng 20/11 với 62,27% ý kiến đại biểu tán thành.