Kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, “lợi ích nhóm” trong xây dựng quy hoạch

VOV.VN - “Kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế “xin - cho”, “lợi ích nhóm” trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, dẫn đến tình trạng dự án “treo”.

Tiếp tục chương trình làm việc tại Phiên họp 32, sáng 22/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.

Quy hoạch đô thị và nông thôn cần có tư duy đổi mới

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra càng nhanh thì công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng càng đóng vai trò quan trọng, công tác quy hoạch luôn phải đi trước một bước để hoạch định phát triển đô thị và nông thôn của mỗi địa phương, đảm bảo sự phát triển thống nhất, hợp lý, hiệu quả.

Tính đến tháng 12/2023, tổng số đô thị cả nước là 902 đô thị, bao gồm: 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 35 đô thị loại II, 46 đô thị loại III, 94 đô thị loại IV, 703 đô thị loại V. Tỷ lệ đô thị hóa ước đạt 42,6%.

100% thành phố, thị xã, thị trấn đã có quy hoạch chung được duyệt; quy hoạch phân khu tại đô thị đặc biệt và đô thị loại 1 ước tính khoảng đạt khoảng 79%, tại đô thị còn lại ước tính khoảng 55% so với đất xây dựng đô thị.

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Nghị, đô thị hóa là quá trình tất yếu, là một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững trong thời gian tới. Việc kết hợp hài hòa quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa đô thị và khu vực nông thôn trong tiến trình đô thị hóa là hết sức cần thiết.

“Do đó, công tác quy hoạch đô thị và nông thôn cần có tư duy đổi mới và cần được quy định thống nhất trong cùng một luật để đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, dễ triển khai áp dụng trong thực tiễn”, theo ông Nguyễn Thanh Nghị.

Chính phủ khẳng định, việc ban hành Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn là hết sức cần thiết, nhằm thể chế hóa định hướng lãnh đạo của Đảng đối với công tác quy hoạch đô thị, nông thôn; công tác quy hoạch có tư duy đổi mới và tầm nhìn chiến lược, phát huy được tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của địa phương, của tỉnh, của vùng.

Luật được ban hành sẽ làm công cụ pháp lý có hiệu lực, hiệu quả cao, đồng bộ, thống nhất, điều chỉnh toàn diện các hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế; đồng thời thống nhất quy định pháp luật về quy hoạch tại khu vực đô thị và nông thôn trong một bộ luật, tạo thuận lợi trong tổ chức triển khai thực hiện và quản lý hiệu quả.

Xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, “lợi ích nhóm”

Thẩm tra sơ bộ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí sự cần thiết ban hành luật này. Việc hợp nhất các quy định về quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn vào một luật là phù hợp, hướng tới bảo đảm thống nhất về định hướng chung trong kiểm soát, quản lý, phát triển đô thị và nông thôn, phát triển hài hòa và gắn kết giữa không gian đô thị và nông thôn, bổ trợ cho sự phát triển chung của địa phương, vùng và cả nước.  

Về định hướng nội dung xây dựng luật, Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh sự bảo đảm quy hoạch đô thị phải có tầm nhìn phù hợp, có tính chiến lược, tôn trọng quy luật thị trường và nguyên tắc phát triển bền vững.

“Quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị phải đi trước một bước và tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị; gắn với mô hình phát triển đô thị, thể hiện được đặc thù của những mô hình đô thị mới”, theo ông Vũ Hồng Thanh.

Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị làm rõ mối quan hệ giữa các loại quy hoạch trong hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn, mối quan hệ của các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn với các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia và các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành.

Phân định rõ vị trí, vai trò của các loại quy hoạch, các cấp độ quy hoạch, bảo đảm sự liên kết, khớp nối, tránh chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn về nội dung giữa các quy hoạch, gây lãng phí nguồn lực, khó khăn cho công tác quản lý, tạo rào cản đối với các hoạt động kinh tế - xã hội của người dân và doanh nghiệp;

“Kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế “xin - cho”, “lợi ích nhóm” trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, dẫn đến tình trạng dự án “treo”, chậm triển khai thực hiện trên thực tế”, ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh.

Cùng với đó rà soát các quy định cụ thể về nội dung các loại quy hoạch, các cấp độ quy định theo hướng: đối với quy hoạch chung cần bảo đảm tính “động”, mở, định hướng, thay vì “cứng nhắc”, bó hẹp không gian phát triển của đô thị và nông thôn; đối với quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cần bảo đảm tính cụ thể, hợp lý, khả thi, thuận lợi cho quá trình tổ chức thực hiện...

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất giảm mức phạt tù với người chưa thành niên
Đề xuất giảm mức phạt tù với người chưa thành niên

VOV.VN - Để đề cao tính nhân văn nhưng vẫn bảo đảm nghiêm minh của chính sách hình phạt, dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định giảm mức hình phạt tù với người chưa thành niên theo từng trường hợp cụ thể.

Đề xuất giảm mức phạt tù với người chưa thành niên

Đề xuất giảm mức phạt tù với người chưa thành niên

VOV.VN - Để đề cao tính nhân văn nhưng vẫn bảo đảm nghiêm minh của chính sách hình phạt, dự thảo Luật Tư pháp người chưa thành niên quy định giảm mức hình phạt tù với người chưa thành niên theo từng trường hợp cụ thể.

Chủ tịch Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù bảo tồn di sản văn hoá quý hiếm
Chủ tịch Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù bảo tồn di sản văn hoá quý hiếm

VOV.VN - Nhấn mạnh phải coi di sản văn hóa là nguồn lực để bảo tồn, phát huy, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặt vấn đề nên chăng cần nghiên cứu bổ sung cơ chế chính sách đặc thù bảo tồn di sản văn hóa quý hiếm của dân tộc.

Chủ tịch Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù bảo tồn di sản văn hoá quý hiếm

Chủ tịch Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù bảo tồn di sản văn hoá quý hiếm

VOV.VN - Nhấn mạnh phải coi di sản văn hóa là nguồn lực để bảo tồn, phát huy, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đặt vấn đề nên chăng cần nghiên cứu bổ sung cơ chế chính sách đặc thù bảo tồn di sản văn hóa quý hiếm của dân tộc.

Quốc hội dự kiến họp 26 ngày trong 2 đợt tại Kỳ họp thứ 7
Quốc hội dự kiến họp 26 ngày trong 2 đợt tại Kỳ họp thứ 7

VOV.VN - Chiều 17/4, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Quốc hội dự kiến họp 26 ngày trong 2 đợt tại Kỳ họp thứ 7

Quốc hội dự kiến họp 26 ngày trong 2 đợt tại Kỳ họp thứ 7

VOV.VN - Chiều 17/4, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.