Giải quyết kiến nghị cử tri: Đã hứa thì phải xử lý nhanh hơn, quyết liệt hơn

VOV.VN - Đánh giá cao kết quả giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri thời gian qua, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần đôn đóc, xử lý kịp thời hơn nữa, nhất là khắc phục hạn chế được chỉ ra qua nhiều kỳ họp.

Vấn đề này được nêu ra tại phiên họp 27, sáng 11/10, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác dân nguyện tháng 9 của Quốc hội và tham gia ý kiến vào báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và người dân gửi đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Xử lý kiến nghị nhanh hơn, quyết liệt hơn

Điều hành phiên thảo luận về công tác dân nguyện, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5 đến nay đạt 89,5%, thấp hơn kỳ họp thứ 4, do đó cần phân tích nguyên nhân.

Ông cũng lưu ý nhiều vấn đề hứa nhưng chưa làm hoặc làm không đến nơi. Đơn cử như việc hạn chế tình trạng lợi dụng mạng xã hội để đưa tin xấu, độc; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia và địa phương; thanh quyết toán nguồn kinh phí khám, chữa bệnh còn thiếu tại các đơn vị khám, chữa bệnh công lập từ năm 2019 đến nay; quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030 và tầm nhìn 2045, hỗ trợ sau dịch tả lợn châu Phi…

“Các khuyết điểm này cứ nêu đi nêu lại, báo cáo tháng cũng nêu, báo cáo năm cũng nêu, báo cáo gửi đến kỳ họp Quốc hội cũng nêu. Hứa sửa nhưng rất chậm, không rõ lộ trình và không biết bao giờ sửa cho xong. Đây là một thực tế mà qua giám sát các nội dung chúng tôi thấy như thế và khi sửa thì có khi cái mới lại mắc hơn cái cũ” – ông Trần Quang Phương thẳng thắn chỉ rõ.

Góp ý vào báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho rằng, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có nỗ lực, cố gắng rất lớn trong công tác giải quyết trả lời kiến nghị cử tri. Dù tỷ lệ giải quyết mới được 89,5% nhưng xét về mặt số lượng đã giải quyết, trả lời đạt khối lượng rất lớn (2.331/2.605 kiến nghị); trình ban hành sửa đổi, bổ sung 26 văn bản; triển khai thực hiện một số giải pháp trong quản lý, điều hành, kịp thời hỗ trợ người dân nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, ổn định cuộc sống…

Chính phủ, các bộ đã tổ chức nhiều đợt thanh tra, kiểm tra để xử lý vi phạm. Tính riêng ngành thanh tra đã triển khai hơn 4.000 cuộc thanh tra hành chính, hơn 94.000 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và cũng phát hiện số lượng vi phạm rất lớn, thu hồi cho Nhà nước về tiền và đất.

“Kết quả như vậy cũng có thể có đánh giá phù hợp để ghi nhận sự nỗ lực, cố gắng của Chính phủ, các cơ quan Chính phủ. Qua công tác thẩm tra thấy rằng vấn đề này rất phức tạp, rất khó, ý kiến kiến nghị cử tri thì rất nhiều và có kiến nghị liên quan trách nhiệm nhiều bộ, ngành, cũng có những ý kiến cụ thể, cho nên kết quả đạt được cần phải ghi nhận” – ông Hoàng Thanh Tùng nêu ý kiến.

Bên cạnh đó, với các kiến nghị còn tồn đọng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị làm rõ lý do, trách nhiệm và cần có lộ trình xem xét, giải quyết, trả lời; đề ra biện pháp, giải pháp để sớm hoàn thành việc xử lý.

Đồng quan điểm, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm nêu, có những vấn đề cần giải quyết cụ thể vì tác động trực tiếp đến đời sống người dân, song nhiều khi theo trình tự lại kéo dài. “Có công trình, dự án để đến 8 năm, 10 năm mới có thể điều chỉnh, xử lý dẫn đến sự chờ đợi và tác động tâm lý của người dân”

Trên cơ sở các ý kiến, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị Chính phủ đã cố gắng thì cần tiếp tục cố gắng hơn để tập trung giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri và đơn, thư khiếu nại, tố cáo một cách có hiệu quả, quyết liệt hơn. Nhất là xung quanh thủ tục xin ý kiến của các bộ, ngành cần có phương pháp, cách làm thế nào đúng quy định pháp luật nhưng nhanh hơn và đơn giản hơn.

Báo cáo Quốc hội nhiều vấn đề nổi lên được cử tri quan tâm

Cũng trong sáng 11/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tham gia ý kiến vào báo cáo của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và người dân gửi đến kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho rằng, báo cáo cuối năm cần đánh giá việc các cơ quan đã thực hiện kiến nghị như thế nào, kể cả về công tác dân nguyện của Thường vụ Quốc hội và kiến nghị của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, qua đó mới thể hiện được vai trò, chất lượng và “sức nặng” của các báo cáo.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga thì đề nghị đi sâu hơn nữa phần kiến nghị về lĩnh vực an ninh trật tự, tội phạm. Qua tiếp xúc cử tri và theo dõi dư luận, bà nêu 3 vấn đề cần đề cập rõ hơn và có biện pháp ngăn chặn, xử lý: tình trạng bắt cóc trẻ em để đòi tiền chuộc diễn ra gần đây gây bức xúc trong cử tri và gây lo lắng trong nhân dân; tình trạng lừa đảo trên mạng; ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử và bóng cười gây tác hại trong giới trẻ.

Cho rằng báo cáo kiến nghị cử tri cần thể hiện đúng “tiếng nói, tâm tư, tình cảm, mong muốn của người dân”, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường phản ánh, qua tiếp xúc cử tri còn nhiều vấn đề, như hàng giả, hàng kém chất lượng, phân bón, thuốc trừ sâu; khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, việc làm…

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nêu vấn đề học phí phổ thông tăng lên 300.000 đồng/tháng; thu nhập của giáo viên mầm non thấp nên nếu không có giải pháp thì rất khó giữ chân họ. Đây là vấn đề “được cử tri nói nhiều” nên cần được cơ quan chức năng quan tâm, xem xét.

Kết luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị các cơ quan của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tiếp thu và phối hợp với các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó có Ban Dân nguyện để bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo, gửi xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thành viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam bằng văn bản một lần nữa, trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tích lũy hơn 500.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương
Tích lũy hơn 500.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương

VOV.VN - Cử tri và nhân dân đánh giá cao giải ngân vốn đầu tư công tuy chưa đạt kế hoạch nhưng tăng 5%, tương đương 110 ngàn tỷ đồng, đã hoàn thành hơn 650 km đường cao tốc; tích lũy đủ tài chính (hơn 500.000 tỷ đồng) để thực hiện cải cách tiền lương.

Tích lũy hơn 500.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương

Tích lũy hơn 500.000 tỷ đồng để cải cách tiền lương

VOV.VN - Cử tri và nhân dân đánh giá cao giải ngân vốn đầu tư công tuy chưa đạt kế hoạch nhưng tăng 5%, tương đương 110 ngàn tỷ đồng, đã hoàn thành hơn 650 km đường cao tốc; tích lũy đủ tài chính (hơn 500.000 tỷ đồng) để thực hiện cải cách tiền lương.

Cử tri lo lắng về tình trạng mưa lũ, bắt cóc trẻ em để tống tiền
Cử tri lo lắng về tình trạng mưa lũ, bắt cóc trẻ em để tống tiền

VOV.VN - Cử tri và nhân dân lo lắng về tình trạng mưa lũ tại một số địa phương gây thiệt hại lớn về người và tài sản; tình trạng bạo hành trẻ em, bắt cóc trẻ em để tống tiền liên tiếp xảy ra, gây bức xúc, hoang mang trong xã hội.

Cử tri lo lắng về tình trạng mưa lũ, bắt cóc trẻ em để tống tiền

Cử tri lo lắng về tình trạng mưa lũ, bắt cóc trẻ em để tống tiền

VOV.VN - Cử tri và nhân dân lo lắng về tình trạng mưa lũ tại một số địa phương gây thiệt hại lớn về người và tài sản; tình trạng bạo hành trẻ em, bắt cóc trẻ em để tống tiền liên tiếp xảy ra, gây bức xúc, hoang mang trong xã hội.

Phương pháp định giá đất: Làm thế nào để tránh vướng mắc và rủi ro?
Phương pháp định giá đất: Làm thế nào để tránh vướng mắc và rủi ro?

VOV.VN - Cơ quan chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho rằng, đối với mỗi phương pháp định giá đất cần có quy định rõ về nội hàm và trường hợp áp dụng, tránh vướng mắc, gây rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện.

Phương pháp định giá đất: Làm thế nào để tránh vướng mắc và rủi ro?

Phương pháp định giá đất: Làm thế nào để tránh vướng mắc và rủi ro?

VOV.VN - Cơ quan chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Đất đai (sửa đổi) cho rằng, đối với mỗi phương pháp định giá đất cần có quy định rõ về nội hàm và trường hợp áp dụng, tránh vướng mắc, gây rủi ro trong quá trình tổ chức thực hiện.

Cơ chế nào để Hà Nội thực sự thu hút được nhân tài?
Cơ chế nào để Hà Nội thực sự thu hút được nhân tài?

VOV.VN - Bên cạnh ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút nhân tài một cách thụ động, Hà Nội cũng cần quan tâm, có biện pháp chủ động tìm kiếm các nhân tài, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài để bảo đảm đáp ứng nhu cầu của địa phương.

Cơ chế nào để Hà Nội thực sự thu hút được nhân tài?

Cơ chế nào để Hà Nội thực sự thu hút được nhân tài?

VOV.VN - Bên cạnh ban hành các chính sách ưu đãi, thu hút nhân tài một cách thụ động, Hà Nội cũng cần quan tâm, có biện pháp chủ động tìm kiếm các nhân tài, đào tạo, bồi dưỡng nhân tài để bảo đảm đáp ứng nhu cầu của địa phương.