ĐBQH không muốn đổi tên tòa án, Chánh án nói “sau này con cháu cũng phải làm"

VOV.VN - Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội không tán thành quy định đổi mới TAND cấp tỉnh và TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm. Chánh án Nguyễn Hòa Bình cho rằng, đây là xu hướng tiến bộ, giờ không sửa sẽ lỡ cơ hội.

Đây là một trong những nội dung lớn của dự án luật được đưa ra xin ý kiến đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, ngày 26/3

Tránh "bình mới rượu cũ"

Thường trực Ủy ban Tư pháp cho biết, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội không tán thành quy định đổi mới TAND cấp tỉnh thành TAND phúc thẩm, TAND cấp huyện thành TAND sơ thẩm (52 ý kiến). Trong khi đó 26 ý kiến tán thành dự thảo Luật về đổi mới TAND theo thẩm quyền xét xử.

Trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý, TAND tối cao đề nghị giữ quy định như dự thảo luật về đổi mới tổ chức tòa án. Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra nhận thấy việc đổi tên nhưng nhiệm vụ, quyền hạn không thay đổi, không thống nhất với các cơ quan tư pháp khác ở địa phương. Vì vậy, Thường trực UB Tư pháp đề nghị giữ nguyên quy định như luật hiện hành.

Dự thảo luật được xây dựng 2 phương án để trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến.

Thảo luận nội dung này, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (đoàn Tây Ninh) ủng hộ phương án giữ nguyên như quy định hiện hành. Theo đại biểu, tòa án đang tổ chức theo mô hình 4 cấp, đây là mô hình kết hợp giữa tổ chức theo đơn vị hành chính lãnh thổ và cấp xét xử.

“Phương án đổi tên gọi là hình thức, chỉ đổi tên gọi còn không thay đổi về nội dung và phương thức. Vì vậy, chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo đảm tính độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử”, bà Thúy phân tích.

Nữ đại biểu lưu ý, việc đổi tên gọi sẽ dẫn tới việc không tương thích với tổ chức các cơ quan tư pháp ở địa phương như Cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát…, dẫn tới phải sửa đổi, bổ sung nhiều luật liên quan. Đổi tên gọi Tòa án còn làm phát sinh chi phí tuân thủ như con dấu, biển hiệu, giấy tờ…

Chung quan điểm, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) cho rằng, việc thay đổi này là “không cần thiết”, để tránh tình trạng “bình mới rượu cũ”, hạn chế phát sinh các chi phí.

Đại biểu cho rằng, đổi mới chỉ đơn thuần là đổi tên gọi của TAND cấp tỉnh, cấp huyện hiện nay thành Tòa phúc thẩm, Tòa sơ thẩm. Còn tổ chức bộ máy, cơ cấu trong tòa án vẫn không có sự thay đổi. Trong khi đó hệ thống tòa án hiện nay hoạt động ổn định, hiệu quả và có sự thống nhất giữa các văn bản có liên quan trong hệ thống pháp luật.

Đại biểu Mai Văn Hải (đoàn Thanh Hóa) cho rằng, nội dung trên được trình tại kỳ họp 6 với kỳ vọng tổ chức Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không giới hạn bởi địa giới hành chính. Nhưng nội hàm của vấn đề này dự thảo luật lại không thể hiện được. “Lần này quay lại phương án 1, vẫn giữ nguyên như cũ, tôi rất đồng tình”, ông Hải nêu quan điểm.

"Không sửa bây giờ là lỡ một cơ hội"

Giải trình thêm về vấn đề này, Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình một lần nữa nhấn mạnh, xuyên suốt từ trước đến nay, qua rất nhiều nghị quyết của Đảng đều nói tổ chức tòa án theo thẩm quyền xét xử.

“Luật không quy định tòa án cấp tỉnh làm thế này, cấp huyện làm thế kia mà luật tố tụng quy định tòa án sơ thẩm làm cái này, tòa án phúc thẩm làm cái này. Đồng thời, trong bản án cũng không nói tòa nói tòa án Ba Vì làm cái này, tòa án Hà Nội làm cái kia mà chỉ nói tòa án sơ thẩm làm cái này, phúc thẩm làm cái kia” – ông Nguyễn Hòa Bình nói.

Đối với truyền thống pháp lý, ông Nguyễn Hòa Bình cho hay từ khi thành lập tòa án, Bác Hồ đã lập các tòa án sơ thẩm, phúc thẩm. Còn tham khảo kinh nghiệm quốc tế, không có nước nào tổ chức tòa án cấp tỉnh, huyện mà đây là thẩm quyền, quyền lực quốc gia nên tổ chức theo thẩm quyền xét xử.

Trước ý kiến cho rằng chỉ đổi tên mà không đổi thẩm quyền, Chánh án Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, trong dự luật đã nêu rõ đổi tên và đổi thẩm quyền theo đúng thẩm quyền xét xử. Theo đó, rất nhiều nội dung được bổ sung và thẩm quyền của các tòa đã được ghi rõ.

"Không nên nói chỉ đổi tên không đổi thẩm quyền, mà đã đổi tên và đổi thẩm quyền trong luật. Nhưng việc đổi thẩm quyền còn nhiều hơn nữa khi chúng ta sửa các luật tố tụng và phân cấp của tòa án. Chúng ta đã tiến một bước là phân công cho tòa cấp huyện xử đến mức án 15 năm tù nhưng trong trình độ hiện nay tòa cấp huyện có thể xử đến chung thân, tử hình. Chúng ta sẽ có bước đi hợp lý chứ không thể dừng ở cấp huyện xử 15 năm...", ông Nguyễn Hòa Bình phân tích thêm.

Chánh án TAND tối cao khẳng định, quy định mới đảm bảo nguyên tắc độc lập của tòa án và điều này đúng với Hiến pháp, yêu cầu của Nghị quyết 27, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính.

"Do đó, chúng tôi xin Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho lập 2 phương án để giải trình trước Quốc hội. Tôi đã nói hiện nay chúng ta không làm thì trong tương lai con cháu cũng phải làm. Đây là xu hướng của thế giới. Chúng ta đều biết đây là tiến bộ nhưng lý do này, lý do khác không làm. Nếu không sửa bây giờ là lỡ một cơ hội để đổi mới triệt để hoạt động tòa án” – ông Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

"Tòa xét xử mà cứ ghi âm, ghi hình đưa lên mạng thì rất phức tạp"
"Tòa xét xử mà cứ ghi âm, ghi hình đưa lên mạng thì rất phức tạp"

VOV.VN - Dự thảo Luật Toà án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên toà. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên toà tập trung xét xử, trang nghiêm.

"Tòa xét xử mà cứ ghi âm, ghi hình đưa lên mạng thì rất phức tạp"

"Tòa xét xử mà cứ ghi âm, ghi hình đưa lên mạng thì rất phức tạp"

VOV.VN - Dự thảo Luật Toà án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên toà. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên toà tập trung xét xử, trang nghiêm.

Sửa Luật Thủ đô có giải quyết được ùn tắc, ô nhiễm hay không?
Sửa Luật Thủ đô có giải quyết được ùn tắc, ô nhiễm hay không?

VOV.VN - Cho rằng vấn đề của Thủ đô Hà Nội hiện nay là ô nhiễm môi trường, không khí, ùn tắc giao thông, đại biểu Quốc hội băn khoăn việc sửa luật lần này có giải quyết được vấn đề này hay không?

Sửa Luật Thủ đô có giải quyết được ùn tắc, ô nhiễm hay không?

Sửa Luật Thủ đô có giải quyết được ùn tắc, ô nhiễm hay không?

VOV.VN - Cho rằng vấn đề của Thủ đô Hà Nội hiện nay là ô nhiễm môi trường, không khí, ùn tắc giao thông, đại biểu Quốc hội băn khoăn việc sửa luật lần này có giải quyết được vấn đề này hay không?

Đề xuất cho Hà Nội cơ chế thử nghiệm có kiểm soát: Đột phá nhưng tránh sơ hở
Đề xuất cho Hà Nội cơ chế thử nghiệm có kiểm soát: Đột phá nhưng tránh sơ hở

VOV.VN - Một trong những vấn đề lớn của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) xin ý kiến đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại hội nghị diễn ra sáng 26/3 là cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Điều 25).

Đề xuất cho Hà Nội cơ chế thử nghiệm có kiểm soát: Đột phá nhưng tránh sơ hở

Đề xuất cho Hà Nội cơ chế thử nghiệm có kiểm soát: Đột phá nhưng tránh sơ hở

VOV.VN - Một trong những vấn đề lớn của Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) xin ý kiến đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại hội nghị diễn ra sáng 26/3 là cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (Điều 25).

Chủ tịch Quốc hội: Luật nào chưa chuẩn bị kỹ lưỡng thì để kỳ sau
Chủ tịch Quốc hội: Luật nào chưa chuẩn bị kỹ lưỡng thì để kỳ sau

VOV.VN - Nhấn mạnh công tác lập pháp tại Kỳ họp thứ 7 rất nặng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, nội dung cấp bách thì đưa vào xem xét, vấn đề nào chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng thì để lại kỳ sau.

Chủ tịch Quốc hội: Luật nào chưa chuẩn bị kỹ lưỡng thì để kỳ sau

Chủ tịch Quốc hội: Luật nào chưa chuẩn bị kỹ lưỡng thì để kỳ sau

VOV.VN - Nhấn mạnh công tác lập pháp tại Kỳ họp thứ 7 rất nặng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, nội dung cấp bách thì đưa vào xem xét, vấn đề nào chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng thì để lại kỳ sau.