Một giọng đọc theo phong cách Mạc-Tư-Khoa

VOV.VN - Một phóng viên có giọng đọc “theo phong cách Mạc-tư-khoa” đó là nhà báo Trần Trọng Truỷ (nguyên Trưởng ban Ban biên tập Bạn nghe Đài).

Nhà báo Trần Trọng Truỷ (nguyên Trưởng ban Ban biên tập Bạn nghe Đài) mất vì tai nạn giao thông, đến nay cũng đã hơn hai chục năm. 

Trong ký ức đồng nghiệp cùng thời với ông, bạn bè cùng trang lứa, vẫn lưu giữ những ấn tượng tốt đẹp về ông, một phóng viên có giọng đọc “theo phong cách Mạc-tư-khoa”…

Đó là vì ông có thời làm phát thanh viên tiếng Việt cho Đài phát thanh Quốc tế Moscow (Liên Xô). Một giọng đọc trần ấm, sâu lắng. Ông vốn người Đông Anh (Hà Nội), lại tốt nghiệp chuyên ngành Ngôn ngữ học (khoá 12) khoa Ngữ Văn, Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Nhà báo Trần Trọng Truỷ (đứng thứ 2 từ phải sang) cùng các đồng nghiệp ở phòng Thời sự Đài TNVN.

Năm 1971, ra trường, ông về làm phóng viên ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Giọng đọc của ông hình thành từ hai yếu tố: giọng Hà Nội bẩm sinh và sự rèn luyện của một phóng viên có kiến thức về ngôn ngữ.  Thời ấy, được đọc trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, nhất  là” đọc thẳng”, một điều khiến nhiều phóng viên ao ước vì không phải ai cũng có chất giọng tốt, và được lãnh đạo Đài tin tưởng.

Tôi học sau ông 2 năm, cùng chuyên ngành Ngôn ngữ.  Hồi đó, qua một đợt đắp đê sông Hồng ở Phú Cường (Ba Vì – Hà Nội), không hiểu sao lớp tôi với lớp ông lại rất thân nhau. Tôi biết ông từ đấy. Một người to con, mặt hơi thô một chút nhưng rất đàn ông, có vẻ hơi”cục tính”, nhưng cũng ham văn nghệ.

Ông giải thích: tên “Truỷ” là do ông thân sinh đặt. Nhà ông mấy anh em đều mang tên một nốt nhạc trong cung bậc ngũ âm. Trần Trọng Truỷ,  cái tên ấy dường như đúng với tính cách của ông.  Bình thường, ông là người vui tính, nhưng cũng có lúc không được”mát tính “lắm.

Nhưng nói là nói vậy thôi chứ ông là người nhiệt tình trong việc giúp đỡ nghiệp vụ cho cánh nhà báo trẻ. Bắt đẩu là việc luyện giọng đọc đến việc hướng dẫn làm tin, đi cơ sở viết phóng sự, làm tương thuật tại chỗ…

Những năm 1970-1980, đa số lớp phóng viên trưởng thành của Đài Tiếng nói Việt Nam đều có sư chăm sóc như vậy với các đàn em của mình.”Cầm tay chỉ việc” chứ có giáo trình giao án gì đâu.

Nhà báo Trần Trọng Truỷ làm việc ở Phòng Thời sự đúng vào thời kỳ trước và sau Đại  hội 6 của Đảng. Ông cùng đồng nghiệp của mình tích cực tham gia cổ vũ cho công cuộc đổi mới, đặc biệt là đấu tranh chống tiêu cực. Các bạn đồng nghiệp ở Thông tấn xã Việt Nam thời ấy (đặc biệt là tờ báo “Tuần tin tức”) hẳn đến nay vẫn còn nhớ sự phối hợp nhịp nhàng giữa chương trình phát thanh Thời sự của Đài với Thông tấn xã Việt Nam.

Nhiều tin bài chống tiêu cực của Thông tấn xã Việt Nam được phát sớm trên buổi Thời sự của Đài qua các giọng đọc của các nhà báo Kim Cúc, Trần Trọng Truỷ…Cũng trong thời gian này, nhà báo Trần Trọng Truỷ còn được Đài cử làm phóng viên chuyên trách, đi cùng Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. 

Đây có thể được coi là “sự kiện” của Đài, mở đường cho việc sau này Đài cử phóng viên tháp tùng các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước ta. Phương tiện làm báo phát thanh hồi ấy cũng rất nghèo nàn. Kinh nghiệm đi với lãnh đạo cấp cao của nhà báo Trần Trọng Truỷ  là vốn quý để các phóng viên khác áp dụng.

Nhà báo Trần Trọng Truỷ trưởng thành vào đúng thời kỳ đất nước đang chuyển mình và Đài Tiếng nói Việt Nam không còn có thể bằng lòng với phong cách làm việc theo ngày như trước, cũng như không còn bằng lòng với việc phát lại tin Thông tấn xã.

Cùng với các đồng nghiệp của mình, nhà báo Trần Trọng Truỷ góp phần tạo ra phong cách làm việc mới, không chịu để chương trình phát lại” tin nguội”, tin Thông tấn xã, trong đó có việc tận dụng những tín hiệu vệ tinh lấy từ các chương trình truyền hình của Liên Xô.

Các chương trình tường thuật Olympic Moscow 1980, sự kiện Phạm Tuân bay vào vũ trụ, mít tinh kỷ niệm Cách mạng tháng 10 trên Quảng trường Đỏ…mà Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện thời ấy, có đóng góp của nhà báo Trần Trọng Truỷ, một ngừơi am hiểu tiếng Nga nhất ở chương trình Thời sự khi đó.

Trong thời kỳ Đài Tiếng nói Việt Nam có nhiều sự phát triển, nhà báo Trần Trọng Truỷ được cử làm Giám đốc Cơ quan thường trú tại khu vực miền Trung. Hết nhiệm kỳ, trở về Hà Nội ông phải xa Chương trình Thời sự để chuyển sang lĩnh vực khác. Ông mất trong một tai nạn giao thông đúng vào lúc đang còn sung sức, để lại sư tiếc thương trong bạn bè, đồng nghiệp.

Nhiều năm sau, nhờ sự cố gắng của Ban thi đua-khen thưởng Đài, ông đươc Chủ tịch nước truy tặng Huân chương Lao động hạng III. Mọi người vẫn nhớ tới ông - một phóng viên” có chất giọng Mạc-Tư-Khoa”./.                                  

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội Luật gia Việt Nam lên tiếng vụ nhà báo VOV bị hành hung
Hội Luật gia Việt Nam lên tiếng vụ nhà báo VOV bị hành hung

Hội Luật gia Việt Nam đề các cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra, làm rõ vụ việc và xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm.

Hội Luật gia Việt Nam lên tiếng vụ nhà báo VOV bị hành hung

Hội Luật gia Việt Nam lên tiếng vụ nhà báo VOV bị hành hung

Hội Luật gia Việt Nam đề các cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra, làm rõ vụ việc và xử lý nghiêm minh các đối tượng vi phạm.

Nhà báo VOV với nhiệm vụ “chống diễn biến hòa bình”
Nhà báo VOV với nhiệm vụ “chống diễn biến hòa bình”

VOV.VN - Các nhà báo cần hiểu rõ những thủ đoạn mới của các thế lực thù địch

Nhà báo VOV với nhiệm vụ “chống diễn biến hòa bình”

Nhà báo VOV với nhiệm vụ “chống diễn biến hòa bình”

VOV.VN - Các nhà báo cần hiểu rõ những thủ đoạn mới của các thế lực thù địch

Nguyên TGĐ VOV Nguyễn Đăng Tiến: Tự hào được công tác tại Đài TNVN
Nguyên TGĐ VOV Nguyễn Đăng Tiến: Tự hào được công tác tại Đài TNVN

VOV.VN - Nguyên Tổng Giám đốc Nguyễn Đăng Tiến bày tỏ niềm tự hào về những năm tháng được công tác tại Đài TNVN.

Nguyên TGĐ VOV Nguyễn Đăng Tiến: Tự hào được công tác tại Đài TNVN

Nguyên TGĐ VOV Nguyễn Đăng Tiến: Tự hào được công tác tại Đài TNVN

VOV.VN - Nguyên Tổng Giám đốc Nguyễn Đăng Tiến bày tỏ niềm tự hào về những năm tháng được công tác tại Đài TNVN.

Tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với VOV
Tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với VOV

VOV.VN -Tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là người rất quan tâm tới Đài Tiếng nói Việt Nam.

Tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với VOV

Tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với VOV

VOV.VN -Tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là người rất quan tâm tới Đài Tiếng nói Việt Nam.

Khởi tranh giải bóng đá VOV kỷ niệm 85 năm thành lập Đoàn
Khởi tranh giải bóng đá VOV kỷ niệm 85 năm thành lập Đoàn

VOV.VN - Trong loạt trận ra quân, đội liên quân báo điện tử VOV.VN – Trung tâm âm thanh đã giành tấm vé đầu tiên vào bán kết.

Khởi tranh giải bóng đá VOV kỷ niệm 85 năm thành lập Đoàn

Khởi tranh giải bóng đá VOV kỷ niệm 85 năm thành lập Đoàn

VOV.VN - Trong loạt trận ra quân, đội liên quân báo điện tử VOV.VN – Trung tâm âm thanh đã giành tấm vé đầu tiên vào bán kết.

Chuyện “lửa nghề” của hai nữ nhà báo VOV
Chuyện “lửa nghề” của hai nữ nhà báo VOV

VOV.VN -Họ là những người luôn mang trong mình “lửa nghề”, dành trọn vẹn tâm huyết với làn sóng Tiếng nói Việt Nam.

Chuyện “lửa nghề” của hai nữ nhà báo VOV

Chuyện “lửa nghề” của hai nữ nhà báo VOV

VOV.VN -Họ là những người luôn mang trong mình “lửa nghề”, dành trọn vẹn tâm huyết với làn sóng Tiếng nói Việt Nam.

Tổng Giám đốc VOV Nguyễn Thế Kỷ: Đề cao sự trung thực, liêm chính...
Tổng Giám đốc VOV Nguyễn Thế Kỷ: Đề cao sự trung thực, liêm chính...

VOV.VN - Phát biểu nhậm chức, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Kỷ đề cao sự trung thực, liêm chính, đoàn kết, minh bạch, công bằng, dũng cảm, sáng tạo..

Tổng Giám đốc VOV Nguyễn Thế Kỷ: Đề cao sự trung thực, liêm chính...

Tổng Giám đốc VOV Nguyễn Thế Kỷ: Đề cao sự trung thực, liêm chính...

VOV.VN - Phát biểu nhậm chức, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Kỷ đề cao sự trung thực, liêm chính, đoàn kết, minh bạch, công bằng, dũng cảm, sáng tạo..

Từ lời dạy của Bác đến đạo đức nghề nghiệp nhà báo VOV
Từ lời dạy của Bác đến đạo đức nghề nghiệp nhà báo VOV

(VOV)-Những người làm báo ở VOV cần thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: viết cái gì? viết cho ai ? viết như thế nào?

Từ lời dạy của Bác đến đạo đức nghề nghiệp nhà báo VOV

Từ lời dạy của Bác đến đạo đức nghề nghiệp nhà báo VOV

(VOV)-Những người làm báo ở VOV cần thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: viết cái gì? viết cho ai ? viết như thế nào?