Từ lời dạy của Bác đến đạo đức nghề nghiệp nhà báo VOV

(VOV)-Những người làm báo ở VOV cần thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: viết cái gì? viết cho ai ? viết như thế nào?

Sáng 21/3, Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tổ chức hội thảo “Từ lời dạy của Bác đến đạo đức nghề nghiệp”, với sự tham gia của gần 100 cán bộ chủ chốt và đại diện các đảng ủy trực thuộc khu vực phía Bắc.

Trong tổng số 36 tham luận của các cơ sở đảng trực thuộc gửi tới Đảng bộ Đài TNVN, 7 tham luận được chọn trình bày tại Hội thảo đề cập các nội dung như: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức công vụ”; “Sự trung thực trong đạo đức báo chí nói chung và người làm báo phát thanh nói riêng”; “Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo”; “Vài cảm nhận từ lời dạy của Bác tới chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp báo chí”; “Từ lời dạy của Bác đến chuẩn mực đạo đức nhà báo”; “Từ nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức người làm báo”; “Hàng triệu người đang nghe hay không ai nghe bạn?”...

Các bản tham luận đã phân tích tư tưởng, đạo đức, tác phong làm báo của Bác Hồ; nêu những biểu hiện vi phạm đạo đức của một số người làm báo hiện nay và những lỗi có thể gặp trong tác nghiệp của nhà báo; vấn đề đạo đức của người làm báo trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện hiện nay; kinh nghiệm tiếp xúc, thu thập tài liệu và viết tin, bài về đề tài dân tộc thiểu số…

Qua các tham luận, nhiều ý kiến đề xuất, cần tiếp tục chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng bộ quy tắc đạo đức, ứng xử riêng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng đơn vị; phát huy vai trò của chi hội nhà báo và hội viên ở cơ sở. Bên cạnh đó bản thân mỗi nhà báo cần tự học hỏi “học ở trường, học ở sách báo, học ở nhân dân” theo phong cách làm báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tổng kết hội thảo, sau khi nêu bật những giá trị to lớn về đạo đức và phong cách làm báo của Bác Hồ, Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Nguyễn Đăng Tiến nêu rõ: Những tham luận tại hội thảo đều bổ ích, thiết thực cho những người làm báo nói chung. Từ kết quả của hội thảo có thể tổ chức thêm các cuộc tọa đàm, hội thảo với các cơ quan báo chí khác và trong Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương về cùng chủ đề. Sắp tới sẽ lựa chọn những tham luận hay để tuyền truyền trên các loại hình báo chí và đăng tải trong tập “Nội san nghiệp vụ” của Đài.

Ông Nguyễn Đăng Tiến đề nghị: Những người làm báo ở VOV cần thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: viết cái gì?, viết cho ai nghe?, viết như thế nào? Điều đó đòi hỏi từng đơn vị, từng cán bộ, phóng viên, nhân viên của Đài phải thường xuyên tự soi rọi, đánh giá việc làm cụ thể của mình để phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mỗi đơn vị cần nghiên cứu xây dựng những bộ tiêu chuẩn, tiêu chí đạo đức nghề nghiệp, tiến tới xây dựng “Văn hóa VOV” mang thương hiệu riêng.

Trước khi diễn ra nội dung hội thảo, thay mặt Đảng bộ và lãnh đạo Đài VOV, Tổng Giám đốc Nguyễn Đăng Tiến đã trao “Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng” cho nhà thơ, nhà báo Trần Đăng Khoa, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài VOV./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phan Quang: Nghề báo nghiệp văn
Phan Quang: Nghề báo nghiệp văn

Có ba điều bất hủ của một đời người: lập đức, lập công, lập ngôn, thì Phan Quang - nhà báo, nhà văn bắt đầu sự nghiệp văn chương, báo chí của mình bằng lập đức, từ chữ đức, chữ tâm

Phan Quang: Nghề báo nghiệp văn

Phan Quang: Nghề báo nghiệp văn

Có ba điều bất hủ của một đời người: lập đức, lập công, lập ngôn, thì Phan Quang - nhà báo, nhà văn bắt đầu sự nghiệp văn chương, báo chí của mình bằng lập đức, từ chữ đức, chữ tâm

Thắp sáng ước mơ nghề báo
Thắp sáng ước mơ nghề báo

Hai nhà báo kỳ cựu Hữu Thọ và Đỗ Doãn Hoàng chia sẻ kinh nghiệm nghề báo và truyền lửa cho các thế hệ nhà báo tương lai.  

Thắp sáng ước mơ nghề báo

Thắp sáng ước mơ nghề báo

Hai nhà báo kỳ cựu Hữu Thọ và Đỗ Doãn Hoàng chia sẻ kinh nghiệm nghề báo và truyền lửa cho các thế hệ nhà báo tương lai.  

20 năm nơi vườn ươm nghề báo
20 năm nơi vườn ươm nghề báo

Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đào tạo 4 chuyên môn: Báo viết - Báo ảnh, Phát thanh – Truyền hình, Biên tập – xuất bản và Văn hóa truyền thông

20 năm nơi vườn ươm nghề báo

20 năm nơi vườn ươm nghề báo

Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đào tạo 4 chuyên môn: Báo viết - Báo ảnh, Phát thanh – Truyền hình, Biên tập – xuất bản và Văn hóa truyền thông

Nghề báo và ký ức Trường Sa
Nghề báo và ký ức Trường Sa

Trong cảm nhận của tôi, khi được tác nghiệp tại quần đảo Trường Sa là niềm vinh dự và hạnh phúc lớn nhất trong đời

Nghề báo và ký ức Trường Sa

Nghề báo và ký ức Trường Sa

Trong cảm nhận của tôi, khi được tác nghiệp tại quần đảo Trường Sa là niềm vinh dự và hạnh phúc lớn nhất trong đời

Blog Ngô: Chuyện vui nghề báo nói
Blog Ngô: Chuyện vui nghề báo nói

Nói về “tai nạn” thì đọc trực tiếp “dính” nhiều nhất! Mình chỉ hóng hớt vài chuyện.

Blog Ngô: Chuyện vui nghề báo nói

Blog Ngô: Chuyện vui nghề báo nói

Nói về “tai nạn” thì đọc trực tiếp “dính” nhiều nhất! Mình chỉ hóng hớt vài chuyện.

Nghĩ về nghề báo
Nghĩ về nghề báo

Rất nhiều nhà báo hưu trí không làm cộng tác viên, nhưng vẫn viết báo. Họ viết là để tồn tại. Với họ, nhà báo không có hưu!

Nghĩ về nghề báo

Nghĩ về nghề báo

Rất nhiều nhà báo hưu trí không làm cộng tác viên, nhưng vẫn viết báo. Họ viết là để tồn tại. Với họ, nhà báo không có hưu!