Quốc gia NATO kêu gọi không còn "lằn ranh đỏ" trong xung đột Nga-Ukraine

VOV.VN - Tại Diễn đàn Chiến lược và Quốc phòng Paris ngày 13/3, Tổng thống Litva Gitanas Nauseda kêu gọi các đồng minh của Ukraine ngừng “vạch lằn ranh đỏ” về những gì họ sẵn sàng làm để hỗ trợ Kiev.

Bình luận của Tổng thống Nauseda được đưa ra như một câu trả lời trực tiếp cho việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố rằng phương Tây không loại trừ khả năng đưa quân tới Ukraine.

Sau đó, nhà lãnh đạo Pháp thừa nhận “không có sự nhất trí nào trong giai đoạn này” về việc phương Tây triển khai quân đội trên thực địa. Ông Macron cũng nhấn mạnh, Pháp không chủ động cân nhắc đến việc đưa quân tới Ukraine.

Tuyên bố của Tổng thống Macron đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ các quan chức thế giới. Một số nhà lãnh đạo tuyên bố họ không có kế hoạch trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột ở Ukraine.

Mặc dù các nước phương Tây cung cấp hàng tỷ USD hỗ trợ quân sự cho Ukraine song họ vẫn do dự hoặc thậm chí bác bỏ thẳng thừng ý tưởng đưa quân tới nước này bởi động thái đó có thể kéo họ vào cuộc đối đầu trực tiếp với Nga.

Đáp lại, Nga lên tiếng cảnh báo rằng, nếu phương Tây đưa quân vào Ukraine, đó sẽ bị coi là một lời tuyên chiến với Nga và có thể kéo theo một cuộc xung đột hạt nhân.

Phát biểu với báo chí ngày 27/2, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, việc quân đội phương Tây tham gia vào cuộc xung đột sẽ dẫn đến “tất yếu” một cuộc đối đầu trực tiếp với Moscow.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng “không có kế hoạch nào cho lực lượng chiến đấu của NATO trên bộ ở Ukraine”.

Tuy nhiên, Tổng thống Nauseda cho biết, ông nghĩ rằng ít nhất phương án này nên được đưa ra để các nhà lãnh đạo xem xét.

“Tôi hoan nghênh ý tưởng cử phái đoàn đến lãnh thổ Ukraine và tôi vẫn tin rằng chúng ta nên thảo luận về ý tưởng này. Tất nhiên, điều tốt nhất là chúng ta nhất trí về sự cần thiết của việc này và đánh giá thật kỹ thông tin tình báo cũng như các thông tin khác mà chúng ta có”, ông Nauseda cho hay.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Bàn tay vô hình” định hình cuộc xung đột Nga - Ukraine
“Bàn tay vô hình” định hình cuộc xung đột Nga - Ukraine

VOV.VN - Các UAV trở thành vũ khí quan trọng với cả hai bên trong cuộc xung đột ở Ukraine nhưng việc thiếu sự phối hợp trong quân đội đã đặt Kiev vào tình thế bất lợi. Đặc biệt, các hệ thống gây nhiễu cũng như tác chiến điện tử, được ví như "bàn tay vô hình", đang góp phần định hình chiến trường.

“Bàn tay vô hình” định hình cuộc xung đột Nga - Ukraine

“Bàn tay vô hình” định hình cuộc xung đột Nga - Ukraine

VOV.VN - Các UAV trở thành vũ khí quan trọng với cả hai bên trong cuộc xung đột ở Ukraine nhưng việc thiếu sự phối hợp trong quân đội đã đặt Kiev vào tình thế bất lợi. Đặc biệt, các hệ thống gây nhiễu cũng như tác chiến điện tử, được ví như "bàn tay vô hình", đang góp phần định hình chiến trường.

Tình thế của Ukraine sau khi “lá chắn thép” Patriot bị Nga phá hủy
Tình thế của Ukraine sau khi “lá chắn thép” Patriot bị Nga phá hủy

VOV.VN - Theo National Interest, Ukraine đang nỗ lực bảo vệ các hệ thống phòng không bởi chúng đang bị dàn mỏng trên nhiều mặt trận.

Tình thế của Ukraine sau khi “lá chắn thép” Patriot bị Nga phá hủy

Tình thế của Ukraine sau khi “lá chắn thép” Patriot bị Nga phá hủy

VOV.VN - Theo National Interest, Ukraine đang nỗ lực bảo vệ các hệ thống phòng không bởi chúng đang bị dàn mỏng trên nhiều mặt trận.

EU tranh cãi về việc gửi quân tới Ukraine
EU tranh cãi về việc gửi quân tới Ukraine

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 12/3 công bố một gói viện trợ quân sự bổ sung trị giá 300 triệu USD cho Ukraine. Trong khi, Liên minh châu Âu cũng rục rịch với ý tưởng đưa binh sĩ tới Ukraine để hỗ trợ quốc gia Đông Âu này. Tuy nhiên, ý tưởng có phần mạo hiểm đang gây những tranh cãi giữa các thành viên trong khối.

EU tranh cãi về việc gửi quân tới Ukraine

EU tranh cãi về việc gửi quân tới Ukraine

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 12/3 công bố một gói viện trợ quân sự bổ sung trị giá 300 triệu USD cho Ukraine. Trong khi, Liên minh châu Âu cũng rục rịch với ý tưởng đưa binh sĩ tới Ukraine để hỗ trợ quốc gia Đông Âu này. Tuy nhiên, ý tưởng có phần mạo hiểm đang gây những tranh cãi giữa các thành viên trong khối.