Tình thế của Ukraine sau khi “lá chắn thép” Patriot bị Nga phá hủy

VOV.VN - Theo National Interest, Ukraine đang nỗ lực bảo vệ các hệ thống phòng không bởi chúng đang bị dàn mỏng trên nhiều mặt trận.

Việc gần đây Ukraine tổn thất hệ thống Patriot do Đức cung cấp - vốn được coi là tài sản quan trọng trong chiến lược phòng không của Ukraine "đã cho thấy giao tranh ác liệt đang tiếp diễn và những ám chỉ chiến lược cho năng lực phòng không của Kiev", National Interest đánh giá.

Do tổn thất trên, Lực lượng Không quân Ukraine giờ đây có thể bị kéo căng hơn nữa. Đức cung cấp 2 tổ hợp Patriot đầy đủ cho Không quân Ukraine, cùng 2 bệ phóng dự phòng trong khi Mỹ hỗ trợ 1 khẩu đội pháo.

Hai hệ thống Patriot nằm trong số những phương tiện bị phá hủy bởi cuộc không kích bằng tên lửa đất đối đất siêu thanh Iskander của Nga tại thị trấn Pokrovsk thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng (DPR) vào ngày 9/3, Sputnik trước đó dẫn một nguồn tin an ninh cho hay.

Bộ Quốc phòng Nga cũng chia sẻ đoạn video phá hủy hệ thống tên lửa phòng không S-300, vốn là một phần của đoàn xe quân sự Ukraine được theo dõi tại DPR. Sputnik sau đó đã tiếp cận được đoạn video, trong đó 3 hệ thống tên lửa đã bị phá hủy trong cuộc tấn công bằng tên lửa Iskander.

Mỗi hệ thống phòng không Patriot PAC-2 được cho là có giá khoảng 400 triệu USD và là một trong những hệ thống vũ khí hiện đại nhất Washington đã cung cấp cho Kiev.

Sputnik cho rằng dù các quan chức phương Tây có thừa nhận hay không thì Ukraine chính là "nghĩa địa cho các vũ khí tiên tiến của NATO".

Đây là một thực tế mà những bên ủng hộ Kiev buộc phải tính đến. 3 xe tăng chủ lực M1 Abrams do Mỹ sản xuất đã bị Nga phá hủy chỉ trong 1 tuần với sự hỗ trợ của các UAV cảm tử. Các xe tăng phương Tây đã không thể trở thành nhân tố "thay đổi cuộc chơi" và điều này đã được chứng minh trong cuộc phản công thất bại của Ukraine vào mùa hè năm 2023. Vào lúc đó, khu vực xung đột ở Ukraine được gọi là "nghĩa địa của xe tăng".

Với việc hệ thống Patriot hiện cũng tỏ ra dễ bị tổn thương, hiển nhiên là dù tiên tiến và tốn kém đến đâu, vũ khí được gửi tới Ukraine cũng có thể trở thành những phương tiện bị phá hủy rải rác khắp chiến trường.

Việc xe tăng Abrams đầu tiên được cung cấp cho Ukraine bị phá hủy cho thấy các binh lính Nga quyết tâm phi quân sự hóa Ukraine, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.

"Ngay từ đầu, các binh lính của chúng tôi đã nói rằng những xe tăng này cũng sẽ bốc cháy như các phương tiện khác", ông Peskov nhận định với báo giới.

Điện Kremlin đã nhiều lần cảnh báo về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine và cho rằng điều đó sẽ khiến xung đột kéo dài. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố, bất kỳ hàng hóa nào chứa vũ khí vận chuyển cho Ukraine đều sẽ trở thành mục tiêu hợp pháp cho các cuộc tấn công của Nga.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quân đội Pháp: Máy bay vận tải quân sự của Nga bị bắn hạ bằng tên lửa Patriot
Quân đội Pháp: Máy bay vận tải quân sự của Nga bị bắn hạ bằng tên lửa Patriot

VOV.VN - Hãng thông tấn Mỹ AP dẫn một nguồn tin cho hay, quân đội Pháp kết luận rằng một hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất đã bắn rơi chiếc máy bay vận tải quân sự của Nga chở các tù binh Ukraine.

Quân đội Pháp: Máy bay vận tải quân sự của Nga bị bắn hạ bằng tên lửa Patriot

Quân đội Pháp: Máy bay vận tải quân sự của Nga bị bắn hạ bằng tên lửa Patriot

VOV.VN - Hãng thông tấn Mỹ AP dẫn một nguồn tin cho hay, quân đội Pháp kết luận rằng một hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất đã bắn rơi chiếc máy bay vận tải quân sự của Nga chở các tù binh Ukraine.

Lý do 1.000 tên lửa Patriot sẽ tới châu Âu thay vì Ukraine
Lý do 1.000 tên lửa Patriot sẽ tới châu Âu thay vì Ukraine

VOV.VN - Trong khi Ukraine đang đối mặt với tình trạng thiếu tên lửa cho hệ thống phòng không MIM-104 Patriot, các thành viên châu Âu của NATO ký hợp đồng mua 1.000 tên lửa Patriot để bổ sung kho dự trữ và tăng cường khả năng phòng không.

Lý do 1.000 tên lửa Patriot sẽ tới châu Âu thay vì Ukraine

Lý do 1.000 tên lửa Patriot sẽ tới châu Âu thay vì Ukraine

VOV.VN - Trong khi Ukraine đang đối mặt với tình trạng thiếu tên lửa cho hệ thống phòng không MIM-104 Patriot, các thành viên châu Âu của NATO ký hợp đồng mua 1.000 tên lửa Patriot để bổ sung kho dự trữ và tăng cường khả năng phòng không.

Cách Nga “cài bẫy” khiến Ukraine cạn kiệt kho tên lửa Patriot
Cách Nga “cài bẫy” khiến Ukraine cạn kiệt kho tên lửa Patriot

VOV.VN - Theo giới phân tích, Nga có thể khiến Ukraine phải tiêu hao một số lượng lớn tên lửa Patriot bằng các cuộc tấn công quy mô lớn trong bối cảnh phương Tây cắt giảm viện trợ cho Kiev.

Cách Nga “cài bẫy” khiến Ukraine cạn kiệt kho tên lửa Patriot

Cách Nga “cài bẫy” khiến Ukraine cạn kiệt kho tên lửa Patriot

VOV.VN - Theo giới phân tích, Nga có thể khiến Ukraine phải tiêu hao một số lượng lớn tên lửa Patriot bằng các cuộc tấn công quy mô lớn trong bối cảnh phương Tây cắt giảm viện trợ cho Kiev.

4 thành viên NATO mua chung 1.000 tên lửa Patriot
4 thành viên NATO mua chung 1.000 tên lửa Patriot

VOV.VN - Liên minh quân sự NATO ngày 3/1 cho biết 4 thành viên là Đức, Hà Lan, Romania và Tây Ban Nha vừa ký một hợp đồng mua chung vũ khí trị giá 5,5 tỷ euro để mua 1.000 tên lửa phòng không Patriot và mở rộng hoạt động sản xuất tên lửa tại châu Âu.

4 thành viên NATO mua chung 1.000 tên lửa Patriot

4 thành viên NATO mua chung 1.000 tên lửa Patriot

VOV.VN - Liên minh quân sự NATO ngày 3/1 cho biết 4 thành viên là Đức, Hà Lan, Romania và Tây Ban Nha vừa ký một hợp đồng mua chung vũ khí trị giá 5,5 tỷ euro để mua 1.000 tên lửa phòng không Patriot và mở rộng hoạt động sản xuất tên lửa tại châu Âu.

Nga phản ứng về việc Nhật Bản xuất khẩu tên lửa Patriot sang Mỹ
Nga phản ứng về việc Nhật Bản xuất khẩu tên lửa Patriot sang Mỹ

VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm nay (27/12) đã có những phát ngôn về việc Nhật Bản có kế hoạch xuất khẩu tên lửa đất đối không Patriot (PAC-3) sang Mỹ.

Nga phản ứng về việc Nhật Bản xuất khẩu tên lửa Patriot sang Mỹ

Nga phản ứng về việc Nhật Bản xuất khẩu tên lửa Patriot sang Mỹ

VOV.VN - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm nay (27/12) đã có những phát ngôn về việc Nhật Bản có kế hoạch xuất khẩu tên lửa đất đối không Patriot (PAC-3) sang Mỹ.