Nội dung thăm châu Âu của Thủ tướng Nhật trước thềm Hội nghị G7

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản Abe ngày 2/5 đã tới Rome, bắt đầu chuyến thăm một loạt nước châu Âu gồm Italy, Pháp, Bỉ, Đức, Anh và Nga.

Bên cạnh việc thúc đầy các mối quan hệ song phương giữa Nhật Bản với số nước này, chuyến đi nhằm thảo luận về các chủ đề chính sẽ nằm trong chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh các nước công nghiệp phát triển G7 được tổ chức tại Nhật Bản vào cuối tháng 5 tới.

Thủ tướng Abe (giữa) và các quan chức châu Âu.

Tại Italy, ngày 2/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có buổi hội đàm với người đồng cấp Matteo Renzi. Hai bên nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ngày 26 - 27/5 tại Nhật Bản, các nước cần khẳng định hợp tác chặt chẽ trong việc kích thích tài chính nhằm hỗ trợ nền kinh tế thế giới. Thủ tướng Abe cho rằng kinh tế thế giới chứa đựng những nguy cơ khó lường, vì vậy G7 cần tăng cường cải cách cơ cấu và những biện pháp kích thích tài chính linh hoạt. Thủ tướng Abe cũng đề nghị Italy hợp tác trong việc xây dựng “Chương trình hành động”, dự kiến đưa ra tại Hội nghị G7, nhằm thúc đẩy các nước G7 hợp tác chống khủng bố.

Tại Pháp, tối 2/5, Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Francois Hollande nhất trí rằng hai nước cần thực hiện các biện pháp tài chính một cách linh hoạt, tiến hành cải cách cơ cấu nhằm thúc đẩy tăng trưởng và hướng tới sự ổn định của tỷ giá. Hai bên cũng thảo luận những thách thức an ninh trong bối cảnh nguy cơ xảy ra tấn công khủng bố tăng cao, đồng thời cam kết tăng cường mối quan hệ song phương, phối hợp hơn nữa nhằm đối phó với những thách thức về kinh tế và môi trường cũng như chủ nghĩa khủng bố.

Tại Bỉ, ngày 3/5, Thủ tướng Abe đã hội đàm với Thủ tướng Charles Michel. Hai bên nhất trí thiết lập đối thoại song phương về chống khủng bố trong năm 2016. Hai nhà lãnh đạo cũng chia sẻ quan điểm cần duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật pháp. Phát biểu tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp, Thủ tướng Abe tuyên bố Nhật Bản sẽ tăng cường hợp tác với Bỉ và bảo đảm an toàn cho công dân và các công ty của Nhật Bản hoạt động tại Bỉ. Nhật Bản sẽ đoàn kết với Bỉ, các nước châu Âu khác và phần còn lại của thế giới trong cuộc chiến chống khủng bố. Nhân chuyến thăm Bỉ, Thủ tướng Abe đã tham dự Hội thảo thu hút đầu tư tại Brussels, kêu gọi đầu tư vào Nhật Bản.

Thủ tướng Nhật Abe cũng đã gặp Chủ tịch Liên minh vhâu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker ở Brussels. Các nhà lãnh đạo nhất trí đẩy nhanh đàm phán về Hiệp định đối tác Nhật Bản - EU để hai bên có thể đạt thỏa thuận tổng quan về đối tác kinh tế sớm trong năm nay, đồng thời ký kết hiệp định đối tác chiến lược.       

Tại Anh ngày 5/5, Thủ tướng Shinzo Abe đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp David Cameron. Ngoài việc thảo luận về công tác chuẩn bị chương trình cho Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản sắp tới, hai bên bàn về quan hệ song phương, Thủ tướng Shinzo Abe bày tỏ Nhật Bản muốn Anh ở lại EU vì điều đó "có lợi cho châu Âu và thế giới" trong việc xử lý những vấn đề lớn hiện nay như chống khủng bố, người tỵ nạn. Ông lưu ý hiện có 1.000 doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Anh, nổi bật trong lĩnh vực sản xuất xe hơi. "Anh là cửa ngõ đi vào EU". Thủ tướng Anh Camerron nhấn mạnh vào cuối 2014, tổng số đầu tư của Nhật Bản vào Anh khoảng 48 tỷ Euro, một con số rất lớn.

Chặng cuối của chuyến công du, Thủ tướng Shinzo Abe sẽ đến Sochi (Nga) để hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Chuyến thăm Nga ngay trước Hội nghị G7 tạo ấn tượng mạnh rằng Nhật Bản sẵn sàng cải thiện quan hệ với Nga hơn so với các nước khác trong nhóm G7, và Nhật Bản hy vọng tiến một bước tới ký kết Hiệp ước hòa bình với Nga. Thái độ này của Nhật Bản là điều mong muốn đối với chính quyền của Tổng thống Putin, vì Nga hy vọng sẽ cải thiện quan hệ với Mỹ và EU, nguội lạnh từ sau khủng hoảng Ukraine vào năm 2014.

Chuyến thăm các nước chủ chốt châu Âu trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7 của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng thu hút sự quan tâm của giới quan sát khi Nhật Bản muốn đưa vấn đề tự do hàng hải và bảo vệ nguyên trạng Biển Đông (điều đang bị Trung Quốc vi phạm) vào chương trình nghị sự.

Bốn nước G7 châu Âu vốn có thái độ trung lập trước tranh chấp ở Biển Đông, nhưng tại Hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2015 tại Berlin (Đức) và Hội nghị Ngoại trưởng G7 hồi đầu tháng 4 vừa qua tại Tokyo (Nhật Bản), những vấn đề trên đã được đưa vào tuyên bố chung, thể hiện sự điều chỉnh thái độ với một vấn đề quan trọng của thế giới.

Mặc dù không bị nêu đích danh, Trung Quốc đã tỏ thái độ gay gắt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng Abe: Nhật - Nga cần nỗ lực tiến tới một hiệp ước hòa bình
Thủ tướng Abe: Nhật - Nga cần nỗ lực tiến tới một hiệp ước hòa bình

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản cho rằng, nếu không có một cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước thì vấn đề tranh chấp lãnh thổ sẽ tiếp tục bế tắc.

Thủ tướng Abe: Nhật - Nga cần nỗ lực tiến tới một hiệp ước hòa bình

Thủ tướng Abe: Nhật - Nga cần nỗ lực tiến tới một hiệp ước hòa bình

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản cho rằng, nếu không có một cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước thì vấn đề tranh chấp lãnh thổ sẽ tiếp tục bế tắc.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm Iran lần đầu tiên sau gần 40 năm
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm Iran lần đầu tiên sau gần 40 năm

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa thông báo với giới chức Iran về kế hoạch tới thăm Tehran.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm Iran lần đầu tiên sau gần 40 năm

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thăm Iran lần đầu tiên sau gần 40 năm

VOV.VN - Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa thông báo với giới chức Iran về kế hoạch tới thăm Tehran.

Trung Quốc tức giận trước tuyên bố của G7 về Biển Đông và Hoa Đông
Trung Quốc tức giận trước tuyên bố của G7 về Biển Đông và Hoa Đông

VOV.VN - Sau khi Nhóm G7 công kích Trung Quốc có các hành vi khiêu khích trên Biển Đông, Trung Quốc đã tức giận lên tiếng phản bác.

Trung Quốc tức giận trước tuyên bố của G7 về Biển Đông và Hoa Đông

Trung Quốc tức giận trước tuyên bố của G7 về Biển Đông và Hoa Đông

VOV.VN - Sau khi Nhóm G7 công kích Trung Quốc có các hành vi khiêu khích trên Biển Đông, Trung Quốc đã tức giận lên tiếng phản bác.

Financial Times: Ông Abe dự định phục hồi G8 bằng cách đưa Nga trở lại
Financial Times: Ông Abe dự định phục hồi G8 bằng cách đưa Nga trở lại

Theo ông Abe, Nga đóng một vai trò quyết định trong việc đối phó với các cuộc khủng hoảng quốc tế.

Financial Times: Ông Abe dự định phục hồi G8 bằng cách đưa Nga trở lại

Financial Times: Ông Abe dự định phục hồi G8 bằng cách đưa Nga trở lại

Theo ông Abe, Nga đóng một vai trò quyết định trong việc đối phó với các cuộc khủng hoảng quốc tế.

Nhật - Pháp sẽ công bố kế hoạch chống khủng bố tại Hội nghị G7
Nhật - Pháp sẽ công bố kế hoạch chống khủng bố tại Hội nghị G7

VOV.VN - Lãnh đạo Nhật Bản và Pháp cho rằng, kế hoạch là thông điệp rõ ràng của cộng đồng quốc tế đối với cuộc chiến chống khủng bố.

Nhật - Pháp sẽ công bố kế hoạch chống khủng bố tại Hội nghị G7

Nhật - Pháp sẽ công bố kế hoạch chống khủng bố tại Hội nghị G7

VOV.VN - Lãnh đạo Nhật Bản và Pháp cho rằng, kế hoạch là thông điệp rõ ràng của cộng đồng quốc tế đối với cuộc chiến chống khủng bố.