Đảo Phú Quý đang “gồng mình" khi lượng khách tăng nhanh

VOV.VN - Lượng du khách tăng quá nhanh trong thời gian gần đây đặt ra không ít thách thức cho đảo Phú Quý (Bình Thuận), nhất là hạ tầng về điện, nước và xử lý rác thải... Người dân địa phương đua nhau làm du lịch, mở homestay không theo quy hoạch, khiến cảnh quan bị phá vỡ.

Homestay “mọc như nấm” tại Phú Quý?

Hàng ngày, tàu cao tốc ở cảng Phan Thiết tuần tự chở theo hàng trăm hành khách ra đảo Phú Quý. Nhất là những ngày lễ, ngày cuối tuần, trên tàu thường không còn ghế trống. Tần suất tàu xuất bến từ Phan Thiết đi Phú Quý và ngược lại cũng tăng từ 8 - 10 chuyến (gấp đôi ngày thường) nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân lẫn du khách.

Bà Thuỳ Dương, đại diện một đơn vị kinh doanh du lịch ở Bình Thuận cho biết, từ năm 2014 đơn vị đã kết nối tour tuyến ra đảo Phú Quý, nhưng khi đó ngoài đảo còn hoang sơ, làm du lịch còn nhiều khó khăn. "Thời đó khách muốn ra đảo chỉ có 2 sự lựa chọn, đó là tàu Quê Hương mất từ 6 - 7 giờ đồng hồ và tàu Hưng Phát mất 5 giờ. Hiện nay được sự quan tâm của chính quyền địa phương, các đơn vị đầu tư về vận tải đường biển đã đưa vào khai thác rút ngắn thời thời gian xuống còn 2 - 2,5 giờ. Từ đó lượng khách đổ về đảo rất đông, mỗi ngày từ 2.000 đến 5.000 người là bình thường, nhu cầu rất cao trong khi phòng nghỉ không đủ".

Với sức hút của nét hoang sơ vùng biển đảo, năm 2023 du lịch Phú Quý đã đón hơn 166.500 lượt khách, trong khi năm trước chỉ đạt 95.300 lượt. Còn 2 tháng đầu năm 2024, đón hơn 16.000 lượt khách, tăng 36% so cùng kỳ.

Nắm bắt được nhu cầu lưu trú ngày càng cao của du khách, thời gian gần đây, hàng loạt homestay tự phát mọc lên quanh đảo. Nếu như năm 2019, toàn huyện đảo chỉ có 9 homestay thì đến năm 2023, con số này tăng lên gấp hơn 10 lần.

Ông Ngô Tấn Lực, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Phú Quý cho biết tính đến năm 2023, toàn đảo có 60 khách sạn, nhà nghỉ, có 97 homestay đáp ứng nhu cầu lưu trú hơn 2.000 khách/ngày. Ông Lực cho biết thêm, người dân đầu tư homestay ồ ạt, mạnh ai nấy làm nên khó kiểm soát. "Mô hình homestay phát triển rất nhiều, tuy nhiên huyện đang băn khoăn về vấn đề này. Người dân đầu tư ồ ạt mà chưa quan tâm đến yếu tố phát triển lâu dài, cứ người nào đầu tư được người khác cũng đầu tư. Huyện cũng đã yêu cầu người dân cần cân nhắc, tính toán thận trọng để đầu tư sao cho phù hợp".

Thách thức hạ tầng

Với lượng du khách đến đảo trung bình 150.000 lượt/năm và con số này dự kiến sẽ tăng trong thời gian tới, cộng với dân số huyện đảo Phú Quý hiện nay khoảng 30.000 người, vấn đề điện, nước sinh hoạt và rác thải… đang trở nên cấp bách, cần được quan tâm giải quyết.

Huyện đảo chưa có hệ thống xử lý nước thải, nước sinh hoạt, sản xuất cung cấp cho người dân đang được khai thác hoàn toàn từ nguồn nước ngầm. Trong khi đó, 2 hồ chứa nước của huyện dù đã được xây dựng nhưng chưa được đấu nối vào hệ thống xử lý nước sinh hoạt. Toàn huyện hiện có 4 đơn vị khai thác, cung cấp nước cho người dân nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu.

Cùng với nước, nhu cầu sử dụng điện vào mùa cao điểm du lịch trên huyện đảo tăng cao đột biến, áp lực lên nguồn cung cấp điện ngày càng lớn. Điện lực Phú Quý quản lý nhà máy điện diesel có tổng công suất lắp đặt là 10 MW cùng với hệ thống điện mặt trời, năm 2023 sản xuất đạt hơn 36,7 triệu kWh, trong đó hơn 30 triệu kWh điện thương phẩm, dự kiến trong năm 2024 và các năm tới sẽ tăng hơn nữa.

Nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng cao của huyện đảo, Tổng Công ty Điện lực miền Nam đã chấp thuận dự án đầu tư mở rộng nguồn với kinh phí 240 tỷ đồng. Ông Phạm Văn Thanh - Giám đốc Điện lực Phú Quý cho biết: "Ngành điện rất quan tâm, Tổng Công ty Điện lực miền Nam đã phê duyệt đề án mở rộng nguồn diesel với công suất tăng thêm 6,4MW, dự kiến hoàn thành năm 2025. Ngoài ra, Điện lực Phú Quý cũng cố gắng thực hiện tốt công tác bảo trì, bảo dưỡng, chuẩn bị nguồn nhiên liệu, vật tư thiết bị dự phòng nhằm đảm bảo vận hành lưới điện an toàn, liên tục đảm bảo cung cấp điện cho địa phương".

Bên cạnh vấn đề điện, nước, Phú Quý cũng đang đối mặt với việc xử lý lượng rác thải ngày càng lớn. Còn nhớ vào tháng 4/2021, người dân huyện đảo vui mừng vì Nhà máy Xử lý rác Phú Quý được đầu tư xây dựng, kỳ vọng giải quyết toàn bộ lượng rác thải ra. Tuy nhiên, sau gần 3 năm đi vào hoạt động, nhà máy không thể hoạt động hết công suất và có nguy cơ phải đóng cửa.

Bà Nguyễn Thị Tố Nữ - Phó Giám đốc Công ty Đa Lộc, chủ dự án Nhà máy Xử lý rác Phú Quý cho biết, công suất của nhà máy xử lý từ 60-70 tấn rác/ngày, trong khi đó đi vào hoạt động chỉ có 22-25 tấn rác/ngày, chưa đạt một nửa công suất. "Trước khi đầu tư, huyện kêu gọi là xử lý luôn đống rác cũ tồn đọng thì mới đủ công suất hoạt động, 3 năm nay công ty lỗ nặng. Nhà máy ngưng hoạt động từ trong Tết tới giờ để bảo trì. Không có diện tích đất để làm, quá ít, đất thì giao rồi nhưng đống rác tồn tại từ 2002 tới giờ. Bên nhà máy cũng xin xử lý đống rác nhưng phía huyện, tỉnh chưa đưa ra được đơn giá".

Điều mà người dân huyện đảo lo lắng là hiện nay, toàn bộ rác thải của Phú Quý được tập kết về nhà máy để chờ xử lý, trong khi đó còn hàng trăm ngàn tấn rác tồn đọng từ năm 2002 đến nay chất thành từng đống cao lộ thiên bên trong Nhà máy Xử lý rác Phú Quý, ảnh hướng lớn đến môi trường.

Hoạt động du lịch tại huyện đảo Phú Quý đang diễn ra sôi động, lượng khách tăng cao. Vì thế các cấp chính quyền cần quan tâm hơn, sớm có giải pháp khắc phục những vấn đề cấp bách về cơ sở hạ tầng, điện, nước, xử lý rác thải..., để Phú Quý luôn là một điểm đến thú vị, hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xây dựng Khu du lịch Cổ Thạch - Bình Thạnh thành điểm đến hấp dẫn của Bình Thuận
Xây dựng Khu du lịch Cổ Thạch - Bình Thạnh thành điểm đến hấp dẫn của Bình Thuận

VOV.VN - Sáng nay (22/3), HĐND tỉnh Bình Thuận (khóa XI) tổ chức kỳ họp thứ 21. Kỳ họp lần này đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó có nghị quyết về Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Cổ Thạch - Bình Thạnh, huyện Tuy Phong.

Xây dựng Khu du lịch Cổ Thạch - Bình Thạnh thành điểm đến hấp dẫn của Bình Thuận

Xây dựng Khu du lịch Cổ Thạch - Bình Thạnh thành điểm đến hấp dẫn của Bình Thuận

VOV.VN - Sáng nay (22/3), HĐND tỉnh Bình Thuận (khóa XI) tổ chức kỳ họp thứ 21. Kỳ họp lần này đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong đó có nghị quyết về Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Cổ Thạch - Bình Thạnh, huyện Tuy Phong.

Sức sống mới cho du lịch cộng đồng Ninh Thuận
Sức sống mới cho du lịch cộng đồng Ninh Thuận

VOV.VN - Gần đây tỉnh Ninh Thuận quan tâm phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại các vùng đông bào dân tộc thiểu số. Các loại hình du lịch này đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân địa phương, giới thiệu và lan tỏa các giá trị văn hóa, đồng thời làm thay đổi rõ rệt bộ mặt nông thôn vùng dân tộc thiểu số Ninh Thuận.

Sức sống mới cho du lịch cộng đồng Ninh Thuận

Sức sống mới cho du lịch cộng đồng Ninh Thuận

VOV.VN - Gần đây tỉnh Ninh Thuận quan tâm phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại các vùng đông bào dân tộc thiểu số. Các loại hình du lịch này đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân địa phương, giới thiệu và lan tỏa các giá trị văn hóa, đồng thời làm thay đổi rõ rệt bộ mặt nông thôn vùng dân tộc thiểu số Ninh Thuận.

Thêm sản phẩm du lịch cho du khách khi đến với Bình Thuận
Thêm sản phẩm du lịch cho du khách khi đến với Bình Thuận

VOV.VN - Sáng nay (29/12), tại xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức toạ đàm “Du lịch cộng đồng nông nghiệp”. Đây là dịp để Bình Thuận quảng bá hình ảnh điểm đến, giới thiệu sản phẩm du lịch mới cũng như tháo gỡ những vướng mắc trong việc triển khai loại hình du lịch cộng đồng nông nghiệp.

Thêm sản phẩm du lịch cho du khách khi đến với Bình Thuận

Thêm sản phẩm du lịch cho du khách khi đến với Bình Thuận

VOV.VN - Sáng nay (29/12), tại xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức toạ đàm “Du lịch cộng đồng nông nghiệp”. Đây là dịp để Bình Thuận quảng bá hình ảnh điểm đến, giới thiệu sản phẩm du lịch mới cũng như tháo gỡ những vướng mắc trong việc triển khai loại hình du lịch cộng đồng nông nghiệp.

Lướt ván diều - sản phẩm du lịch đặc thù riêng của Ninh Thuận
Lướt ván diều - sản phẩm du lịch đặc thù riêng của Ninh Thuận

VOV.VN - Sáng 23/12, tại thôn Mỹ Hoà, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận khai mạc giải “Lướt ván diều Ninh Thuận - Bình Thuận mở rộng năm 2023”. Đây là sự kiện hưởng ứng “Năm Du lịch Quốc gia 2023 - Bình Thuận - Hội tụ xanh” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức.

Lướt ván diều - sản phẩm du lịch đặc thù riêng của Ninh Thuận

Lướt ván diều - sản phẩm du lịch đặc thù riêng của Ninh Thuận

VOV.VN - Sáng 23/12, tại thôn Mỹ Hoà, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận khai mạc giải “Lướt ván diều Ninh Thuận - Bình Thuận mở rộng năm 2023”. Đây là sự kiện hưởng ứng “Năm Du lịch Quốc gia 2023 - Bình Thuận - Hội tụ xanh” do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức.