Nhiều mong muốn của công nhân Bình Dương gửi đến đại biểu Quốc hội

VOV.VN - Hôm nay (10/5), Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương có buổi tiếp xúc với hơn 300 cử tri là công nhân lao động, đoàn viên công đoàn trên địa bàn tỉnh. Buổi tiếp xúc diễn ra sôi nổi, người lao động có nhiều ý kiến về các vấn đề liên quan đến đời sống, việc làm, quyền lợi.

 

Tâm tư về tuổi nghỉ hưu và nhà ở xã hội

Tại buổi tiếp xúc cử tri với đại biểu Quốc hội, nhiều công nhân lao động đã nêu ý kiến về các vấn đề liên quan đến Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) và Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Trong đó, công nhân đặc biệt quan tâm đến vấn đề cho phép hoán đổi thời gian đóng BHXH với thời gian nghỉ hưu trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi). Bởi theo công nhân, nếu người lao động đóng BHXH đủ 30 năm (nữ) hoặc 35 năm (nam) nhưng chưa đến tuổi nghỉ hưu mà sức khỏe không đảm bảo, họ có thể hoán đổi thời gian đóng BHXH để nghỉ hưu sớm. Việc này sẽ giúp người lao động tránh bị trừ 2% lương hưu mỗi năm nếu nghỉ hưu sớm.

Bà Hoàng Thị Hằng, công nhân Công ty TNHH Shyang Hung Cheng, TP. Thuận An, tỉnh Bình Dương chia sẻ: "Đối với tuổi dưới 50, tôi thấy bình thường, nhưng trên 50 tuổi thì trực tiếp sản xuất rất khó khăn vì sức khỏe không đảm bảo, sự nhanh nhẹn, linh hoạt không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Mà nếu không làm được thì phải nghỉ việc, lúc đó không có công ăn việc làm thì cũng ảnh hưởng đến đời sống người lao động".

Ngoài ra, nhiều công nhân cũng bày tỏ mong muốn được sở hữu nhà ở xã hội. Họ cho biết đã sống và làm việc tại Bình Dương nhiều năm nhưng gặp khó khăn trong việc tiếp cận nhà ở xã hội do thủ tục mua nhà rườm rà và chính sách hỗ trợ vay vốn chưa phù hợp.

Chị Phạm Thị Tuyết, công nhân Công ty giày da Thông dụng, TP. Thuận An, chia sẻ: "Tôi mong muốn việc làm thủ tục nhà ở xã hội được dễ dàng. Mong các cấp lãnh đạo hỗ trợ, quan tâm cho vay vốn, như vậy công nhân mới có khả năng mua nhà chứ tự mình không đủ khả năng".

Nhiều công nhân khác đã thẳng thắn trao đổi về những bất cập của Luật BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần, tình trạng "tín dụng đen" trong công nhân…

Kiến nghị tăng biên chế cán bộ công đoàn

Tại buổi tiếp xúc với đại biểu Quốc hội, bà Nguyễn Kim Loan, Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, cũng nêu ra một số kiến nghị quan trọng liên quan đến quyền lợi của công nhân, người lao động.

Cụ thể, cần xem xét vấn đề hoán đổi thời gian nghỉ hưu cho công nhân trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi); tăng số lần khám định kỳ cho thai phụ lên ít nhất 10 lần trong Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi); quy định cụ thể thời gian làm việc cho cán bộ công đoàn trong Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Bà Loan cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của tổ chức công đoàn trong việc bảo vệ quyền lợi của công nhân, người lao động. Tuy nhiên, hiện nay tổ chức công đoàn đang thiếu nguồn lực tài chính và nhân lực, dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Bà Loan đề nghị, cần xem xét việc tăng biên chế theo số lượng đoàn viên công đoàn, công nhân lao động. Hiện nay, ở Bình Dương có gần 850.000 đoàn viên công đoàn trong số 1,2 triệu lao động nhưng biên chế cho cán bộ công đoàn chỉ 97 người: "Hiện một cán bộ công đoàn Bình Dương làm gấp 4,5 lần so với các tỉnh thành khác, sẽ rất mệt, dẫn đến không làm nổi sẽ nghỉ việc. Vai trò của tổ chức công đoàn trong bối cảnh này rất khó khăn mà đủ nguồn lực tài chính, con người mới trụ, mới vững, mới có thể thực hiện tốt nhiệm vụ cấp ủy giao, yêu cầu đặt ra đối với tổ chức công đoàn trong tình hình mới".

Đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương đã ghi nhận đầy đủ những ý kiến, kiến nghị của công nhân và sẽ tổng hợp, báo cáo lên các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.

Đoàn cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương thường xuyên ghi nhận ý kiến của người dân, công nhân để gửi cho đại biểu tổng hợp, chứ không cần chờ đến các buổi tiếp xúc. Đối với những vấn đề thuộc cấp tỉnh, cấp huyện giải quyết, đoàn sẽ chuyển để giải quyết ngay. Đối với các vấn đề vượt thẩm quyền, đoàn sẽ ghi nhận để có những kiến nghị sát thực tế tại các kỳ họp của Quốc hội.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều vấn đề quan trọng tại Phiên họp 33
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều vấn đề quan trọng tại Phiên họp 33

VOV.VN - Trong các ngày từ 13-15/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nhiều vấn đề quan trọng như Quy hoạch không gian biển quốc gia, cơ chế đặc thù phát triển Đà Nẵng và Nghệ An, chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều vấn đề quan trọng tại Phiên họp 33

Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét nhiều vấn đề quan trọng tại Phiên họp 33

VOV.VN - Trong các ngày từ 13-15/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về nhiều vấn đề quan trọng như Quy hoạch không gian biển quốc gia, cơ chế đặc thù phát triển Đà Nẵng và Nghệ An, chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội...

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định phân công ông Trần Thanh Mẫn – Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội

VOV.VN - Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định phân công ông Trần Thanh Mẫn – Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội.

Ngày mai, Quốc hội họp bất thường về công tác nhân sự
Ngày mai, Quốc hội họp bất thường về công tác nhân sự

VOV.VN - Ngày mai (2/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự

Ngày mai, Quốc hội họp bất thường về công tác nhân sự

Ngày mai, Quốc hội họp bất thường về công tác nhân sự

VOV.VN - Ngày mai (2/5), Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV để xem xét nội dung về công tác nhân sự