Cấp ủy thời 4.0

VOV.VN - “Đầu tàu” học hỏi việc áp dụng công nghệ, truyền lửa cho cán bộ, đảng viên và nhân dân học tập, làm theo. Đó là cách mà những bí thư chi bộ, đảng bộ vùng đặc biệt khó khăn ở Sơn La bắt nhịp với cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0; góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh.

Không còn phải gọi điện cho từng người, hay đến tận nhà đảng viên để thông báo lịch họp chi bộ cũng như các công việc cần triển khai, giờ đây, chỉ bằng nhóm Zalo, ông Lò Văn Oai, bí thư chi bộ kiêm trưởng bản Mạt, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, Sơn La đã có thể dễ dàng tập hợp đảng viên.

Ông Oai chia sẻ, dù bản thân không được tiếp cận với công nghệ nhiều như lớp trẻ, song, ông không muốn mình chậm tiến vì “mù” về công nghệ, nên bản thân đã luôn nỗ lực học hỏi để vươn lên bắt nhịp với thời cuộc: “Chưa được qua đào tạo về công nghệ thông tin, nhưng chúng tôi cũng cố gắng mua 1 cái máy tính, 1 cái máy in để học tập dần. Chi bộ chúng tôi đã lập và tập hợp được 31 thành viên trên nhóm Zalo, trừ đảng viên tuổi già sẽ thông báo theo cách khác. Có nhóm Zalo của chi bộ hiện nay, thông báo lịch họp cho đảng viên và một số công việc khác cũng thuận tiện hơn”.

Không khí sinh hoạt của Chi bộ bản Mạt cũng ngày một thay đổi từ khi người đứng đầu cấp ủy nắm được công nghệ. Những nội dung lãnh đạo, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trước đây bế tắc về cách làm, thì nay với vốn kiến thức, kỹ thuật từ Internet, các phương tiện thông tin đại chúng... “đầu tàu” cấp ủy của bản Mạt có thể điều hành thảo luận, cùng đảng viên tìm cách triển khai phù hợp, ban hành nghị quyết cụ thể, sát với thực tiễn ở bản.

Từng khó khăn mọi bề, nay bản Mạt đã “thay da đổi thịt”, bà con biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác, sản xuất hơn 50 ha lúa, 25 ha sắn, 25 ha cây ăn quả; chăn nuôi gần 4.000 con gia súc, gia cầm; thành lập được 2 HTX nông nghiệp... tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của bản nhờ đó giảm mạnh, đến nay chỉ còn 6%.

Chị Lường Thu Hương, đảng viên chi bộ bản Mạt chia sẻ: “Tôi đã áp dụng khoa học kỹ thuật, học hỏi thêm trên mạng cách chăn nuôi trâu bò, trồng trọt để năng suất, thu nhập cao. Là đảng viên tôi cũng phát huy vai trò, tuyên truyền cho bà con cách chăn nuôi hiệu quả cao”.

Sự đổi thay trong nếp nghĩ, cách làm của những người “đầu tàu” cấp ủy cũng khiến cuộc sống của bà con đồng bào dân tộc Mông ở bản Sam Quảng, xã Mường Lèo (Sốp Cộp) đổi khác, bắt nhịp với thời cuộc.

Những câu chuyện hay, cách làm hiệu quả để phát triển kinh tế, xây dựng nếp sống mới văn minh của nhiều địa phương, nhiều dân tộc... được bí thư chi bộ, tập thể cấp ủy cùng các đảng viên của bản tích cực chia sẻ trên trang cá nhân, các hội, nhóm của bản, của xã... Ở đây, bà con vừa có thể tham khảo, học hỏi, vừa có cơ hội giới thiệu nét đẹp, bản sắc của mình.

Ông Giàng A Dệnh, Bí thư chi bộ kiêm trưởng bản Sam Quảng nói: “Xem trên mạng xã hội cũng có nhiều bài hay về đảng viên gương mẫu, gương người tốt việc tốt, tôi chia sẻ đến đảng viên trong chi bộ. Trên truyền hình và các thông tin đại chúng thì cũng đã học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật đưa vào sản xuất; cấp ủy chi bộ cũng đã nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi để đưa vào triển khai cho nhân dân”.

Là cán bộ huyện, được điều động về nhận nhiệm vụ Bí thư đảng uỷ tại xã biên giới đặc biệt khó khăn Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, Sơn La, ông Phan Thanh Lăng mang trong mình nhiều trăn trở, làm sao để tiếp tục “chèo lái”, vận hành “con tàu” với nhiều sứ mệnh: lãnh đạo, chỉ đạo để bảo đảm an ninh, an toàn, ấm no và thay đổi cuộc sống của người dân vùng cao biên giới.

Ông Lăng chia sẻ, Đảng uỷ xã đã vận động các chi bộ mua máy tính, phục vụ hoạt động, công việc chung. Đến nay, 10/17 chi bộ ở xã đã có máy tính; các bí thư chi bộ đều chủ động tìm tòi, học hỏi để ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo điều hành. Bên cạnh đó, Đảng uỷ xã cũng quán triệt tới toàn thể cán bộ, công chức, đảng viên phát huy những mặt tích cực của công nghệ, song vẫn phải đảm bảo đúng quy định của Đảng, Nhà nước hiện nay.

“Tôi đã chỉ đạo cán bộ, công chức khai báo đầy đủ các tài khoản trang mạng xã hội, các nhóm Zalo để làm sao có trách nhiệm trong việc sử dụng và thuận lợi trong quản lý của cấp trên. Tích cực chia sẻ thông tin từ các trang chính thống của báo, đài TW, địa phương; quán triệt không chia sẻ các thông tin chưa được kiểm chứng, thông tin xấu độc, phản cảm… tạo cho dư luận, tư tưởng không tốt, giảm niềm tin với xã hội, với Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, khuyến khích các chi bộ chụp ảnh, video về các hoạt động tích cực của bản, chi bộ, từ những việc nhỏ nhất... theo phương châm là lấy cái đẹp, dẹp cái xấu”, ông Lăng nói.

Sức lan toả của “cái đẹp” cũng đã góp phần không nhỏ trong việc khắc phục những khó khăn trong công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, phát triển kinh tế - xã hội ở xã biên giới Mường Lèo, như: địa bàn xa, dân cư sinh sống thưa thớt, trình độ dân trí không đồng đều, nhận thức hạn chế, dễ bị lợi dụng, mua chuộc, tin theo các đạo lạ không được pháp luật Nhà nước cho phép...

Kết nạp 70 quần chúng ưu tú vào đảng trong nhiệm kỳ này được cho là chỉ tiêu khá cao với một xã vùng III biên giới như Mường Lèo. Vậy mà sau 3 năm, đảng bộ xã đã đạt gần 70% kế hoạch; riêng năm 2023 đã hoàn thành vượt chỉ tiêu kết nạp Đảng, trong đó có chỉ tiêu kết nạp đảng đối với đồng bào theo đạo và đảng viên khối doanh nghiệp, HTX. Tỷ lệ hộ nghèo ở Mường Lèo cũng giảm liên tiếp trong 3 năm gần đây; 100% đơn vị và cả 13/13 bản đều đảm bảo giữ vững quốc phòng – an ninh... Đây là niềm vui, niềm tự hào của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên trước thềm xuân mới nơi rẻo cao biên cương của Tổ quốc.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khánh Hòa: Khi chủ doanh nghiệp tư nhân đi học chính trị
Khánh Hòa: Khi chủ doanh nghiệp tư nhân đi học chính trị

VOV.VN - "Là một chủ doanh nghiệp khi đi học Trung cấp chính trị tôi thấy rất thiết thực. Với bản thân những môn học trước đây đã học trong các trường Đại học, khi đó mình là sinh viên, độ thẩm thấu, độ suy nghĩ chưa tới".

Khánh Hòa: Khi chủ doanh nghiệp tư nhân đi học chính trị

Khánh Hòa: Khi chủ doanh nghiệp tư nhân đi học chính trị

VOV.VN - "Là một chủ doanh nghiệp khi đi học Trung cấp chính trị tôi thấy rất thiết thực. Với bản thân những môn học trước đây đã học trong các trường Đại học, khi đó mình là sinh viên, độ thẩm thấu, độ suy nghĩ chưa tới".

Thể chế nào để cán bộ “không thể, không cần” tham nhũng?
Thể chế nào để cán bộ “không thể, không cần” tham nhũng?

VOV.VN - Thể chế để cán bộ không dám tham nhũng tiêu cực đã khá hoàn chỉnh, vấn đề còn lại là khâu tổ chức thực thi một cách nghiêm minh, hiệu quả. Tuy nhiên, thể chế để "không thể, không cần" tham nhũng có vẻ như còn nhiều việc phải làm.

Thể chế nào để cán bộ “không thể, không cần” tham nhũng?

Thể chế nào để cán bộ “không thể, không cần” tham nhũng?

VOV.VN - Thể chế để cán bộ không dám tham nhũng tiêu cực đã khá hoàn chỉnh, vấn đề còn lại là khâu tổ chức thực thi một cách nghiêm minh, hiệu quả. Tuy nhiên, thể chế để "không thể, không cần" tham nhũng có vẻ như còn nhiều việc phải làm.

Năm 2023, thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng đạt trên 20.000 tỷ đồng
Năm 2023, thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng đạt trên 20.000 tỷ đồng

VOV.VN - Năm 2023, kết quả Thi hành án dân sự đạt cao nhất từ trước đến nay, với hơn 575.000 việc, thu trên 89.000 tỷ đồng trong đó có trên 20.000 tỷ đồng từ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, tăng gần 4.500 tỷ so với năm 2022.

Năm 2023, thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng đạt trên 20.000 tỷ đồng

Năm 2023, thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng đạt trên 20.000 tỷ đồng

VOV.VN - Năm 2023, kết quả Thi hành án dân sự đạt cao nhất từ trước đến nay, với hơn 575.000 việc, thu trên 89.000 tỷ đồng trong đó có trên 20.000 tỷ đồng từ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, tăng gần 4.500 tỷ so với năm 2022.