Trẻ bị điện giật, đuối nước: Có lỗi của người lớn

VOV.VN - Trẻ em vốn hiếu động, tò mò, nhưng kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích không có hoặc rất hạn chế nên đã xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc.

Tai nạn thương tích để lại hậu quả như thế nào đối với trẻ? Cách phòng tránh ra sao?

Cách đây 1 tháng, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM đã cứu sống một cháu bé 15 tháng tuổi bị điện giật. Nguyên nhân là do bé đang chập chững đi trong nhà, trong khi người thân không để ý, đã tiến tới chỗ quạt điện rồi cho ngón tay vào ổ điện, bị điện giật bất tỉnh. Khi nhập viện, bé bị tím tái, co gồng toàn thân, lòng bàn tay trái bị phỏng điện cháy xém.

Trang bị đuối nước cho trẻ em để phòng tránh tai nạn đáng tiếc.

Hai tuần gần đây, bệnh viện này cũng tiếp nhận ít nhất 4 ca cấp cứu là tai nạn thương tích xảy ra với trẻ em, trong đó có 2 ca bị ngạt nước, trẻ đều trong tình trạng ngừng thở, tím tái khi được đưa đến bệnh viện. Hiện các nạn nhân đã qua cơn nguy kịch nhưng đang hôn mê. Đáng quan tâm hơn, đó chỉ là một vài ca trong hàng trăm ca tai nạn thương tích ở trẻ em gây nguy hiểm đến tính mạng được đưa đến bệnh viện này mỗi năm.

Tại khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1. Anh Nguyễn Minh Đức, ba của bệnh nhân Nguyễn Đăng Khôi, 8 tuổi đến từ Củ Chi. Bé Khôi nhập viện đã nửa tháng nay trong tình trạng ngưng tim, ngưng thở do bị ngộp nước.

Anh Đức cho biết, do bé chơi cùng với bạn. Hôm đó trước nhà có cái kênh, nhưng nước lớn, chúng đùa nhau kiểu gì lại té xuống. Còn nguyên nhân do mình đi làm mình không biết được. Cháu kia biết bơi nên không bị, chỉ bị cháu của tôi thôi.

Theo bác sỹ tình trạng của cháu giờ tạm ổn định, còn não bị di chứng nặng.

Trẻ không biết bơi nên ngộp nước, trẻ bị ong đốt, bị điện giật hoặc người lớn lái xe không an toàn gây tai nạn cho trẻ… là những nguyên nhân thường thấy. Hằng năm, đặc biệt là vào những tháng hè, khi trẻ được nghỉ học, tỷ lệ bị tai nạn thương tích tăng cao.

Tại TP HCM, trong quý 1 năm 2016, có hơn 6 ngàn 100 trẻ em từ 0 đến 14 tuổi bị tai nạn thương tích, trong đó 17 người đã tử vong. Số trẻ tử vong trên đường tới bệnh viện là 12 người. Sự bất cẩn, thiếu quan tâm và chủ quan của người lớn về nguy cơ xảy ra tai nạn đối với trẻ em là nguyên nhân chủ yếu làm cho tai nạn thương tích ở trẻ em ngày càng gia tăng. 

Bác sỹ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc, kiêm Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM cho rằng, việc ưu tiên hàng đầu là các bậc phụ huynh và cả cộng đồng phải nâng cao ý thức trong việc bảo vệ trẻ khỏi các tai nạn, thương tích. Khi phát hiện những trường hợp tai nạn, thương tích phải nhanh chóng xử lý để cứu trẻ. Đặc biệt là đối với trường hợp đuối nước, trẻ dễ bị ngưng thở nên 4 phút đầu tiên sau khi bé bị ngạt nước là thời gian vàng để sơ cứu, duy trì sự hoạt động của não, tránh di chứng về sau. Gặp trường hợp này, phụ huynh có thể sơ cứu bằng cách ấn nửa dưới xương ức 15 lần, sau đó thổi 2 cái vào miệng trẻ, đồng thới kêu gọi sự trợ giúp để kịp thời đưa trẻ đi cấp cứu.

Bác sỹ Tiến nói: “Khi mà trẻ bị tai nạn thương tích như vậy, sau khi điều trị, cứu được trẻ rồi vấn đề sang chấn tâm lý và vấn đề về di chứng của cháu, phải điều trị rất tích cực, phải mời các chuyên gia tâm lý cũng như phục hồi chức năng để cho các cháu trở lại cuộc sống bình thường”.

Theo Thạc sỹ tâm lý Đào Lê Hoà An, Giám đốc chiến lược- Trung tâm Đào tạo Kỹ năng sống và chăm sóc tinh thần Ý tưởng Việt thì trẻ em đang thiếu nhiều kỹ năng xử lý tình huống, vì vậy dễ bị ảnh hưởng tâm lý khi gặp tai nạn.

Ông Đào Lê Hòa An khuyến cáo: “Phụ huynh cũng nên cho các em có một môi trường để các em vẫy vùng trong đó, trải nghiệm những tình huống trong cuộc sống thông qua những khóa học về kỹ năng sống, các khóa học kỳ quân đội, hoặc các khóa học liên quan đến kỹ năng thực hành xã hội, để các em có những kính nghiệm ứng phó và khả năng trải nghiệm thực tế”. 

Cách cấp cứu trẻ em bị đuối nước

VOV.VN - Có nhiều trường hợp khi phát hiện người đuối nước đã không có biện pháp cứu và sơ cứu khoa học, đúng cách dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc.

Phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ em là trách nhiệm và là mối quan tâm của cả xã hội. Việc bảo vệ trẻ khỏi những rủi ro phụ thuộc rất nhiều vào ý thức vào kiến thức của các bậc ông bà, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và cả cộng đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ GDĐT yêu cầu tăng cường phòng chống đuối nước cho học sinh
Bộ GDĐT yêu cầu tăng cường phòng chống đuối nước cho học sinh

VOV.VN - Tiếp tục triển khai các lớp dạy bơi chính khóa và ngoại khóa nhằm nâng cao kĩ thuật bơi, kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh.

Bộ GDĐT yêu cầu tăng cường phòng chống đuối nước cho học sinh

Bộ GDĐT yêu cầu tăng cường phòng chống đuối nước cho học sinh

VOV.VN - Tiếp tục triển khai các lớp dạy bơi chính khóa và ngoại khóa nhằm nâng cao kĩ thuật bơi, kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh.

Thừa Thiên-Huế: Tăng cường phòng ngừa tai nạn đuối nước cho trẻ em
Thừa Thiên-Huế: Tăng cường phòng ngừa tai nạn đuối nước cho trẻ em

VOV.VN - Hướng dẫn kĩ năng bơi lội, kĩ năng phòng, tránh, ứng phó với các trường hợp tai nạn

Thừa Thiên-Huế: Tăng cường phòng ngừa tai nạn đuối nước cho trẻ em

Thừa Thiên-Huế: Tăng cường phòng ngừa tai nạn đuối nước cho trẻ em

VOV.VN - Hướng dẫn kĩ năng bơi lội, kĩ năng phòng, tránh, ứng phó với các trường hợp tai nạn