Tiền lương đóng Bảo hiểm xã hội sẽ được tính lại cho doanh nghiệp?

VOV.VN - Nếu quy định tiền lương đóng BHXH theo Luật mới gây khó khăn cho doanh nghiệp, cần xem xét giảm những khoản phù hợp hoặc giãn lộ trình sau năm 2018.

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày 20/11/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016, với nhiều điểm mới về đối tượng tham gia, cách tính lương hưu, quyền lợi của người lao động… đặc biệt quy định về tiền lương đóng BHXH.

Trả lời phóng viên ngày 13/7, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Minh Huân cho biết, sau 6 tháng triển khai thực hiện, vẫn chưa thể đánh giá được tỷ lệ doanh nghiệp đóng BHXH theo cách mới, nhiều doanh nghiệp vẫn kêu khó khăn. Do đó nếu lộ trình từ 1/1/2018 trở đi, tiền lương đóng BHXH bao gồm mức lương, phụ cấp lương và bổ sung khác, chưa thực hiện được thì phải kéo giãn thời gian.

Xem xét giảm mức đóng BHXH cho doanh nghiệp

PV: Quy định mức đóng BHXH theo luật mới tác động như thế nào tới doanh nghiệp, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Hiện tồn tại nghịch lý là tỷ lệ người hưởng lương hưu cao, nhưng mức lương thấp do mức đóng BHXH trước đó thấp. Chính sách đóng BHXH theo luật mới sẽ tác động tới doanh nghiệp, các hiệp hội. Đúng là tỷ lệ đóng BHXH như vậy đáng phải suy nghĩ bởi họ buộc đóng ở mức cao hơn.

Từ 1/1/2018 trở đi, tiền lương đóng BHXH bao gồm mức lương, phụ cấp lương và bổ sung khác được ghi trong hợp đồng của người lao động

Trước đây, doanh nghiệp nước ngoài đóng dựa vào mức lương tối thiểu, bây giờ đóng thêm lương cấp bậc cộng với phụ cấp, khiến chi phí tăng. Trong khi Chính phủ khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp, thì đây là điều đáng phải suy nghĩ. Do đó cần xem xét khoản nào có thể giảm được, điều này đang phải tính toán.

Chúng ta đang trong quá trình điều chỉnh chính sách để không bị mất cân đối. Nhưng trong ngắn hạn phải thay đổi như tai nạn lao động, bảo hiểm thất nghiệp. Thông thường, những chính sách này với các nước là quy định ngắn hạn trong thời gian 3 năm, 5 năm. Nếu như thu lớn hơn chi thì họ sẽ giảm mức đóng cho doanh nghiệp. Ngược lại, chi lớn hơn thu thì họ phải tăng. Điều này cần linh hoạt vì quỹ bảo hiểm ngắn hạn thường hết năm là kết toán. Cho nên chúng ta phải suy nghĩ để giảm sức ép chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.

Ở đây phải chia ra các doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp khó khăn, phải gồng lên, nhưng đang phải thực hiện. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm chưa thể tổng kết đánh giá. Cần tính độ trễ chính sách đầu năm. Chúng ta nói là 1/1/2016 thực hiện, nhưng có doanh nghiệp đầu năm đã tạm đóng, sau họ mới đưa vào.

Tôi nghĩ trong năm nay sẽ đánh giá cụ thể, khi chúng ta bắt doanh nghiệp đóng trên mức lương cấp bậc. Chắc chắn quỹ sẽ tăng lên, còn để giảm tỷ lệ hưu trí thì tôi nghĩ quỹ của chúng ta phải tính chuyện 15 – 20 năm tới. Theo dự báo của các nhà dân số học, quá trình già hóa dân số của Việt Nam bắt đầu tăng nhanh, tuổi thọ tăng lên, tuổi lao động đang giữ vững cho nên tuổi thời gian nghỉ hưu đang kéo dài ra.

Bên cạnh đó, phải tính toán làm sao để đổi mới cách tính thu nhập cá nhân cho mỗi người, từ đó họ hiểu rõ hơn phần đóng được bao nhiêu. Trung Quốc đã làm việc này, nhưng chúng ta chưa làm được.

Bảo hiểm ngắn hạn như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động là lấy số đông bù số ít, người khỏe bù người ốm đau. Nhưng bảo hiểm hưu trí thì không ai bù cho ai cả, cho nên phải tiến tới tính tổng thu nhập cá nhân để biết được một người trong quãng đời làm việc của mình đóng được bao nhiêu, sẽ hưởng bao nhiêu.

PV: Bộ LĐTBXH và Quốc hội đã có các phiên giám sát về việc đóng BHXH theo luật mới. Theo đánh giá, doanh nghiệp đang thực hiện theo cách đóng mới, cũng như số triển khai nhưng nhưng do thiếu ngân sách, hay khó khăn có tỷ lệ như thế nào, thưa ông?

Thứ trưởng Phạm Minh Huân

Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Đoàn giám sát cũng chỉ đi được một số doanh nghiệp, chủ yếu nghe ý kiến của các hiệp hội, doanh nghiệp, qua đó thấy khá rõ tình hình. Trong một số lĩnh vực như chế biến thủy sản, thời gian qua rất khó khăn. Một số công ty máy móc cũng không có đơn hàng, họ phải nhận gia công lại của các đơn vị khác nên thu nhập cũng rất hạn chế.

 

Chính vì thế, Bộ đã ban hành Thông tư quy định các khoản phụ cấp, trợ cấp phải được phân ra 2 loại. Cái gì gắn ngay với tiền lương đầu vào thì phần đó bắt buộc phải đóng. Những gì gắn với quá trình làm việc, đánh giá theo hiệu quả thì chúng ta phải theo dõi và trước mắt chưa phải đóng. Chính vì thế, mức tăng của các doanh nghiệp nhìn chung là có nhưng chưa phải tăng quá mức, nên nhiều doanh nghiệp vẫn chịu được.

Do đó, điểm này cần theo dõi tiếp đến hết năm nay, xem lộ trình như đề nghị đến năm 2018 phải đóng đủ trên toàn bộ có đạt được hay không. Nếu tình hình doanh nghiệp tiếp tục khó khăn, có thể giãn ra. Tất nhiên mục tiêu là phải tăng đóng, nhưng đặt ra lộ trình có thể năm 2019 – 2020 chẳng hạn.

Tiến tới quản lý sổ BHXH qua mạng

PV: Lộ trình quản lý sổ BHXH online (qua mạng) như đề xuất sẽ triển khai như thế nào?

Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Quản lý sổ là một trong những yếu kém của chúng ta trong quá trình ban hành chính sách và tổ chức thực hiện. Mục tiêu làm sao tạo cho người tham gia thuận lợi nhất, được chia sẻ thông tin tốt nhất. Trước đây chúng ta dùng sổ giấy, chỉ có cơ quan quản lý bảo hiểm biết, người lao động không biết, nếu tiếp cận với thông tin thì vẫn chưa đạt yêu cầu.

Hướng của Chính phủ trong Luật năm 2006 đã ghi rõ, nhưng chúng ta chưa làm được và Luật 2014 tiếp tục nhắc lại và đang phấn đấu đến trước năm 2020 phải chuyển thành sổ điện tử.

Có nghĩa việc quản lý là của cơ quan bảo hiểm, nhưng họ phải chia sẻ thông tin đóng bảo hiểm, chính sách tới người người lao động. Khi có sổ điện tử, mọi việc sẽ rất đơn giản vì mỗi người có một mã số và họ có thể kiểm tra được thông tin đóng như thế nào.

PV: Vấn đề hình sự hóa các vi phạm về quy định BHXH sẽ được tiến hành như thế nào, thưa ông?

Thứ trưởng Phạm Minh Huân: Hiện nay, đúng là nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn thực sự. Tuy nhiên, việc hình sự hóa chỉ là việc “cực chẳng đã”. Quá trình thực hiện sẽ cân nhắc thêm.

Nếu như ý thức của người sử dụng lao động tốt hơn, thì nên giải quyết bằng quan hệ hành chính hơn hình sự.

PV: Xin cảm ơn Thứ trưởng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người lao động nên biết: Các khoản tính và không tính đóng BHXH
Người lao động nên biết: Các khoản tính và không tính đóng BHXH

VOV.VN -Từ 1/1/2016, qui định mới sẽ tăng các khoản thu nhập để tính đóng bảo hiểm xã hội.

Người lao động nên biết: Các khoản tính và không tính đóng BHXH

Người lao động nên biết: Các khoản tính và không tính đóng BHXH

VOV.VN -Từ 1/1/2016, qui định mới sẽ tăng các khoản thu nhập để tính đóng bảo hiểm xã hội.

Sẽ khởi tố hình sự nếu trốn đóng, trục lợi từ BHXH, BHYT
Sẽ khởi tố hình sự nếu trốn đóng, trục lợi từ BHXH, BHYT

VOV.VN - Từ tháng 7/2016, khi Bộ Luật hình sự có hiệu lực, nếu giả mạo hồ sơ, trốn đóng, chậm đóng, trục lợi từ  BHXH, BHYT đều bị khởi tố hình sự.

Sẽ khởi tố hình sự nếu trốn đóng, trục lợi từ BHXH, BHYT

Sẽ khởi tố hình sự nếu trốn đóng, trục lợi từ BHXH, BHYT

VOV.VN - Từ tháng 7/2016, khi Bộ Luật hình sự có hiệu lực, nếu giả mạo hồ sơ, trốn đóng, chậm đóng, trục lợi từ  BHXH, BHYT đều bị khởi tố hình sự.

Lao động đi làm việc ở nước ngoài đóng BHXH bắt buộc như thế nào?
Lao động đi làm việc ở nước ngoài đóng BHXH bắt buộc như thế nào?

VOV.VN -Theo Luật Bảo hiểm xã hội, kể từ ngày 1/1/2016, đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài có hợp đồng là phải đóng BHXH bắt buộc.

Lao động đi làm việc ở nước ngoài đóng BHXH bắt buộc như thế nào?

Lao động đi làm việc ở nước ngoài đóng BHXH bắt buộc như thế nào?

VOV.VN -Theo Luật Bảo hiểm xã hội, kể từ ngày 1/1/2016, đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài có hợp đồng là phải đóng BHXH bắt buộc.