Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Cần chuyển cai nghiện sang tự nguyện

VOV.VN -Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ cho ngành LĐ-TB-XH trong năm 2015 phải đổi mới toàn bộ công tác cai nghiện.

Hôm nay (22/1) tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB-XH) tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác lao động, người có công và xã hội năm 2015. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tới dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thanh Hòa cho biết  trong năm 2014, ngành LĐ-TB-XH giải quyết việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động, đạt 100% kế hoạch, tăng 3,6% so với năm 2013; xuất khẩu lao động khoảng 106.000 người, đạt 120,68% kế hoạch. Lần đầu tiên số lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài đạt trên 100.000 người, góp phần quan trọng đạt mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.

Bên cạnh đó, cơ chế, chính sách về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp tiếp tục được hoàn thiện; mạng lưới dạy nghề tiếp tục được phát triển theo hướng xã hội hóa, trên 30% người lao động sau học nghề đã tìm được việc làm mới hoặc đã thành lập doanh nghiệp, tổ hợp tác sau học nghề. Tổ chức thành công kỳ thi tay nghề ASEAN lần thứ 10 tại Việt Nam; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 1,8-2%, hoàn thiện chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao; thực hiện chi trả kịp thời, đầy đủ chế độ trợ cấp ưu đãi người có công; 100% trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế; triển khai các hoạt động cai nghiện ma túy bám sát các nhiệm vụ, giải pháp đề ra…

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thanh Hòa cũng nêu những hạn chế, tồn tại trong năm qua như: kết nối cung – cầu trên thị trường lao động vẫn diễn ra tình trạng mất cân đối cục bộ ở từng địa phương; nhiều doanh nghiệp vẫn vi phạm quy định của pháp luật về quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động; tuyển sinh dạy nghề trình độ cao đẳng, trung cấp không đạt yêu cầu; kết quả giảm nghèo chưa vững chắc; mức độ và tính chất của các vụ bạo lực trẻ em gia tăng; tệ nạn ma túy chưa được ngăn chặn hiệu quả, tỷ lệ tái nghiện cao…

Năm 2015, Bộ LĐ-TB-XH sẽ tập trung công tác xây dựng thể chế, đảm bảo hoàn thành kế hoạch theo Chương trình công tác năm 2015 của Chính phủ và các nhiệm vụ được phân công; đề xuất xây dựng và sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động, người có công và xã hội phù hợp với Hiến pháp mới năm 2013, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước.  

Đại biểu các địa phương phát biểu trực tuyến tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, Bộ LĐ-TB-XH đã từng bước hoàn thiện được hệ thống văn bản, cơ chế chính sách về an sinh xã hội, người có công, điều quan trọng là làm sao để đưa những chính sách đó đi vào cụ thể đời sống xã hội.

Phó Thủ tướng đề nghị trong năm 2015 và những năm tiếp theo, Bộ LĐ-TB-XH cần làm tốt một số vấn đề trọng tâm, trong đó vấn đề lao động cần tập trung vào việc đạo tạo nghề và thị trường lao động, có biện pháp rà soát, đổi mới công tác đào tạo nghề ở các trường nghề, vì thực tế cho thấy các trường tư thu hút được nhiều học viên và đạo đạt chất lượng hơn trường công. Phải gắn đào tạo nghề với nâng cao chất lượng tay nghề, đáp ứng được với yêu cầu của xã hội, thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế.

Liên quan đến vấn đề ma túy, mại dâm, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao nhiệm vụ cho ngành LĐ-TB-XH trong năm 2015 phải đánh giá lại hiệu quả công tác cai nghiện của các trung tâm trên toàn quốc; cần đổi mới toàn bộ công tác cai nghiện, từ bắt buộc chuyển sang tự nguyện, xã hội hóa để giảm chi phí và căng thẳng cho xã hội, theo đúng tinh thần pháp luật và Hiến pháp về quyền con người.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, vấn đề người có công cần được ngành Lao động tiếp tục đẩy mạnh, vì đây là vấn đề đạo lý của dân tộc. Ngành cần làm với tấm lòng và gắn liền với các chương trình giảm nghèo và bảo trợ xã hội khác, một mặt tôn vinh, ghi nhận những người có công với cách mạng, đồng thời hỗ trợ cho tất cả các nạn nhân chiến tranh, tai nạn xã hội để sao cho xã hội ngày càng gắn kết chặt chẽ, có sự chia sẻ, đồng cảm trong cộng đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lao động người dân tộc đã tiếp cận thị trường có yêu cầu cao
Lao động người dân tộc đã tiếp cận thị trường có yêu cầu cao

VOV.VN -Năm 2014, các địa phương trong toàn vùng Tây Bắc đã tuyển sinh, đào tạo nghề cho hơn 243.000 người, trong đó hơn 13.000 người thuộc hộ nghèo.

Lao động người dân tộc đã tiếp cận thị trường có yêu cầu cao

Lao động người dân tộc đã tiếp cận thị trường có yêu cầu cao

VOV.VN -Năm 2014, các địa phương trong toàn vùng Tây Bắc đã tuyển sinh, đào tạo nghề cho hơn 243.000 người, trong đó hơn 13.000 người thuộc hộ nghèo.

Giải Nhất báo chí lao động việc làm lần 2 có giá trị 40 triệu đồng
Giải Nhất báo chí lao động việc làm lần 2 có giá trị 40 triệu đồng

VOV.VN -Giải thưởng nhằm vinh danh các nhà báo có cống hiến quan trọng trong lĩnh vực lao động – việc làm.

Giải Nhất báo chí lao động việc làm lần 2 có giá trị 40 triệu đồng

Giải Nhất báo chí lao động việc làm lần 2 có giá trị 40 triệu đồng

VOV.VN -Giải thưởng nhằm vinh danh các nhà báo có cống hiến quan trọng trong lĩnh vực lao động – việc làm.

Góp ý bổ sung Dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động
Góp ý bổ sung Dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động

VOV.VN-Nhiều ý kiến cho rằng, Luật cần coi việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động là trách nhiệm của mọi cấp chính quyền, tổ chức, cá nhân.

Góp ý bổ sung Dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động

Góp ý bổ sung Dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động

VOV.VN-Nhiều ý kiến cho rằng, Luật cần coi việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động là trách nhiệm của mọi cấp chính quyền, tổ chức, cá nhân.