Nhiều học sinh không thích đại học có là tín hiệu vui?

VOV.VN -Trên 30% học sinh thi THPT chỉ để xét tốt nghiệp là tín hiệu mừng, vì nhận thức của học sinh và gia đình đã sát với tín hiệu thị trường lao động.

Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam, quý 2/2016, do Bộ LĐTBXH vừa công bố cho thấy, thất nghiệp đang tăng cả về số lượng và tỷ lệ. Trong số những người bị thất nghiệp, có 418.200 người có chuyên môn kỹ thuật; các nhóm có số người thất nghiệp nhiều nhất là nhóm “trình độ đại học trở lên” (191.300 người), “cao đẳng chuyên nghiệp” (94.300 người) và “trung cấp chuyên nghiệp” (59.100 người).

Về tỷ lệ, thất nghiệp cao nhất rơi vào nhóm “cao đẳng chuyên nghiệp” (6,6%), “đại học trở lên” (4%) và “cao đẳng nghề” (3,66%).

Số liệu cũng cho thấy, số lượng lao động Việt Nam được qua đào tạo hiện mới chiếm 20%, thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực, tuy nhiên đây lại là nhóm thất nghiệp nhiều nhất. Nghịch lý ở đây là gì?

Vẫn điệp khúc “thừa thầy, thiếu thợ”

Ông Đào Quang Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Lao động Xã hội (Bộ LĐTBXH) phân tích, hiện chúng ta đang thừa ở nhóm thị trường lao động không cần. Đặc biệt ở một số chuyên ngành như quản trị kinh doanh, kinh tế, các ngành về khoa học và hội và nhân văn… nhiều sinh viên không tìm được việc làm và tỷ lệ thất nghiệp cao rơi vào nhóm này.

Đông đảo sinh viên tham gia một Ngày hội việc làm tại TP HCM (Ảnh: Mỹ Dung)

Trong khi đó, thị trường lao động đang cần và thiếu hụt nhóm lao động chuyên môn kỹ thuật có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Đó là kỹ sư trong các nhà máy, các ngành về kỹ thuật, công nghệ, công nhân kỹ thuật bậc cao, công nhân lành nghề.

Cũng theo ông Đào Quang Vinh, để xảy ra nghịch lý “đã ít lao động được đào tạo, lại còn thất nghiệp” là do tồn tại “độ vênh” giữa đào tạo và nhu cầu tuyển dụng trên thị trường. Thực tế cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp đang rất khó tìm, tuyển được các lao động thích hợp.

“Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp của người có trình độ đại học, cao đẳng là cao, nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo của ta lại thấp và chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Điều này không mâu thuẫn, mà trên thị trường đang có độ vênh giữa cung lao động qua đào tạo, lao động kỹ thuật đối với cầu về đối tượng lao động này. Điều này cần phải điều chỉnh trong thời gian tới” – ông Đào Quang Vinh nói.

Ông Đào Quang Vinh
Vậy làm thế nào để cử nhân dễ dàng kiếm việc? Viện trưởng Viện Khoa học Lao động Xã hội tư vấn thêm: “Từ chỗ thất nghiệp đến kiếm được việc làm, người lao động phải theo dõi rất sát về thị trường lao động, xem hiện nay trên thị trường đang cần gì và soi lại năng lực của mình. Không có con đường nào khác, các bạn cần hoàn thiện lại những kiến thức, kỹ năng, yêu cầu thị trường lao động đang cần.

Bên cạnh đó, một trong những điểm yếu của người lao động, sinh viên trong thời kỳ hội nhập đó là trình độ tiếng Anh. Người lao động cần trang bị, chủ động về ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, bởi trong môi trường hội nhập, muốn di chuyển sang thị trường lao động khác, hoặc làm với doanh nghiệp nước ngoài, không có con đường nào khác làm là chủ được tiếng Anh”.

Trong quý 2, số người có nhu cầu tìm việc làm là 56.800 người, tăng 12,2% so với quý 1/2016. Nhóm có bằng trung cấp có nhu cầu tìm việc làm nhiều nhất (chiếm 30,9%), tiếp theo là nhóm có trình độ cao đẳng (chiếm 19,2%) và đại học trở lên (chiếm 16,8%). Nhóm nghề “kế toán – kiểm toán” có số lượng người tìm việc nhiều nhất (chiếm 16,9%); tiếp đó là “quản trị kinh doanh” (10,4%) và “nhân sự” (10%).

30% học sinh “không thích” đại học là tín hiệu vui

Trước thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, năm nay có tới trên 30% học sinh thi THPT Quốc gia chỉ để xét tốt nghiệp, ông Đào Quang Vinh cho rằng đây là tín hiệu mừng, vì nhận thức của học sinh và gia đình đã sát với “tín hiệu thị trường lao động”.

Các chuyên gia nhận định, không phải tất cả học sinh tốt nghiệp phổ thông đều có năng lực vào đại học, bởi trình độ, khả năng, sở trường của từng em là khác nhau. Đặc biệt 1 – 2 năm trởi lại đây, câu chuyện về “cử nhân thất nghiệp” đã khiến học sinh cũng như của gia đình bắt đầu thấy rõ việc lựa chọn tương lai nghề nghiệp sát nhu cầu thực tiễn hơn. Nhiều học sinh, gia đình đã xác định con em mình không tiếp tục học đại học thì thì rẽ sang ngả khác, như đi học nghề, để có thể có công việc tốt hơn.

“Trong tương lai, xu thế này sẽ tiếp tục, thậm chí số học sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp tăng nhiều hơn, xét tuyển đại học sẽ còn giảm nữa và sự phân luồng để học nghề, học ngành nghề phù hợp với thị trường lao động sẽ được phản ánh tốt hơn” – ông Vinh nhận định.

Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp cũng nhấn mạnh: “Đây là điều đáng mừng, ít nhất cũng làm thay đổi nhận thức của xã hội. Nhưng 30% học sinh thi chỉ để xét tốt nghiệp đã đủ chưa? Thái Lan mong muốn đến năm 2020, 50% học sinh của họ chuyển sang học nghề. Chúng tôi mong muốn có sự chuyển biến tích cực hơn trong thái độ lựa chọn nghề nghiệp, ngành nghề học để sau này có được việc làm, có ích cho chính người lao động”.

Ông Doãn Mậu Diệp cũng thừa nhận, mục tiêu tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo với hiệu quả sử dụng vẫn chưa đạt yêu cầu. Hiện chúng ta vẫn xây dựng kế hoạch tuyển sinh dự trên tiêu chí số lượng giảng viên, tiến sĩ, giáo sư trong khoa; diện tích của trường… mà chưa chú trọng vào tín hiệu của thị trường. Điều này cần phải thay đổi và các Bộ, ngành đang vào cuộc, trong đó có Bộ LĐTBXH và Bộ GD-ĐT./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghịch lý cử nhân thất nghiệp, doanh nghiệp thiếu nhân lực
Nghịch lý cử nhân thất nghiệp, doanh nghiệp thiếu nhân lực

VOV.VN -Hiện tồn tại nghịch lý số lượng cử nhân thất nghiệp càng tăng trong khi doanh nghiệp thiếu lao động?

Nghịch lý cử nhân thất nghiệp, doanh nghiệp thiếu nhân lực

Nghịch lý cử nhân thất nghiệp, doanh nghiệp thiếu nhân lực

VOV.VN -Hiện tồn tại nghịch lý số lượng cử nhân thất nghiệp càng tăng trong khi doanh nghiệp thiếu lao động?

Cử nhân đại học, thạc sĩ tiếp tục thuộc nhóm thất nghiệp cao nhất
Cử nhân đại học, thạc sĩ tiếp tục thuộc nhóm thất nghiệp cao nhất

VOV.VN -Trong quý 2/2016, thất nghiệp tăng cả về số lượng và tỷ lệ. Người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp, đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất.

Cử nhân đại học, thạc sĩ tiếp tục thuộc nhóm thất nghiệp cao nhất

Cử nhân đại học, thạc sĩ tiếp tục thuộc nhóm thất nghiệp cao nhất

VOV.VN -Trong quý 2/2016, thất nghiệp tăng cả về số lượng và tỷ lệ. Người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp, đại học trở lên có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất.

Lối mở nào cho tình trạng cử nhân thất nghiệp ở Tây Bắc
Lối mở nào cho tình trạng cử nhân thất nghiệp ở Tây Bắc

VOV.VN - Đối với các tỉnh Tây Bắc để giải quyết tốt bài toán lãng phí nguồn nhân lực, nhất thiết phải làm tốt công tác dự báo thị trường lao động, việc làm.

Lối mở nào cho tình trạng cử nhân thất nghiệp ở Tây Bắc

Lối mở nào cho tình trạng cử nhân thất nghiệp ở Tây Bắc

VOV.VN - Đối với các tỉnh Tây Bắc để giải quyết tốt bài toán lãng phí nguồn nhân lực, nhất thiết phải làm tốt công tác dự báo thị trường lao động, việc làm.