Học sinh tránh xa bạo lực sau chuyên đề kỹ năng phòng chống bạo lực học đường

Để trang bị cho học sinh các kiến thức về bạo lực học đường, kỹ năng phòng chống bạo lực học đường, Trường Tiểu học và Trường THCS xã Hải Giang, Nam Định vừa tổ chức hoạt động trải nghiệm chuyên đề “Kỹ năng phòng chống bạo lực học đường”.

Tham dự hoạt động trải nghiệm chuyên đề có Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội PGS.TS Nguyễn Thị Hương; Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại Học Quốc gia Hà Nội PGS.TS Trần Thành Nam; Chủ tịch Công đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội Thạc sĩ Nguyễn Thị Thảo; Phó trưởng phòng GD-ĐT Hải Hậu Nguyễn Thị Mây.

PGS.TS Trần Thành Nam - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại Học Quốc gia Hà Nội và Thạc sĩ Nguyễn Thị Thảo - Chủ tịch Công đoàn Đại học Quốc gia Hà Nội (MC Thảo Vân) đã chia sẻ, trao đổi và tương tác với các thầy cô giáo và các em học sinh của 2 nhà trường những kiến thức về bạo lực học đường, những con số thống kê về tình trạng bạo lực học đường ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, những ảnh hưởng và những hậu quả tiêu cực của bạo lực học đường gây ra.

Theo PGS.TS Trần Thành Nam, hiện nay, bạo lực học đường là vấn đề nóng bỏng, gây nhức nhối trong xã hội. Đó có thể là những lời nói hoặc hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp đạo lí, xúc phạm nhân phẩm, thân thể người khác gây nên những tổn thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học.

Bạo lực học đường có thể xuất phát từ những mâu thuẫn, xích mích nhỏ nhưng do các nguyên nhân như cư xử với nhau bằng bạo lực, sử dụng những từ ngữ, lời lẽ không hay trong gia đình, các hình ảnh bạo lực trong phim ảnh, các trò chơi,… dẫn đến sự kích động, thiếu kiềm chế của các em.

Các kiến thức được PGS.TS Trần Thành Nam chia sẻ đã giúp trang bị cho các em học sinh những kỹ năng để có thể tự phòng chống bạo lực học đường. Đồng thời, giúp các em nhận dạng được các hành vi bạo lực học đường, những hậu quả của bạo lực học đường gây ra và kỹ năng phòng chống bạo lực học đường.

Cùng tham gia Chuyên đề, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thảo (MC Thảo Vân) đã giao lưu với các em học sinh, gợi mở các em chia sẻ những hiểu biết về bạo lực học đường, cũng như giải đáp thắc mắc của học sinh về bạo lực học đường. Các em học sinh Trường Tiểu học và Trường THCS xã Hải Giang đã mạnh dạn nêu ra câu hỏi của mình và lần lượt được các chuyên gia giải đáp.

Nhà giáo Nguyễn Thị Mây, Phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện Hải Hậu chia sẻ, phòng chống bạo lực học đường là công cuộc đòi hỏi sự đồng lòng và nỗ lực từ tất cả các bên liên quan. Qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm của hai nhà trường đã góp phần tạo sự chuyển biến tích cực cho học sinh, trang bị kiến thức, giúp học sinh trở thành những người tự tin, thông thái và chủ động trong việc đối mặt với bạo lực học đường.

Tại chuyên đề, thông qua việc tham gia hoạt động trải nghiệm, được các chuyên gia tư vấn, hướng dẫn và giải đáp những câu hỏi về bạo lực học đường, các thầy cô giáo và các em học sinh đã được trang bị đầy đủ hơn cách phòng chống bạo lực học đường.

Nhiều học sinh bày tỏ bản thân đã ý thức được tác hại của bạo lực học đường, ý thức được cần tôn trọng nhân phẩm, thân thể của bạn bè cũng như người khác, chấp hành tốt nội quy trường lớp, tránh xa bạo lực, nói không với bạo lực.

Các em cũng cho biết nếu thấy hiện tượng bạo lực, sẽ kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lý.

“Với những kiến thức đã được các nhà trường thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn, với các kỹ năng mà chuyên gia trang bị, các thầy cô giáo và học sinh của hai nhà trường sẽ quyết tâm thực hiện tốt các nội dung học tập và rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống, phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ của năm học 2023-2024”, nhà giáo Nguyễn Thị Mây nói.

Cũng trong buổi trải nghiệm, 20 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn cố gắng vươn lên học tốt của Trường Tiểu học và Trường THCS xã Hải Giang đã được nhận quà từ nhà tài trợ.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bình quân 50 cơ sở giáo dục lại xảy ra một vụ bạo lực học đường
Bình quân 50 cơ sở giáo dục lại xảy ra một vụ bạo lực học đường

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ GD-ĐT cho biết, các diễn biến của bạo lực học đường đang khá phức tạp. Theo con số thống kê, thì bình quân khoảng 50 cơ sở giáo dục lại xảy ra một vụ bạo lực học đường.

Bình quân 50 cơ sở giáo dục lại xảy ra một vụ bạo lực học đường

Bình quân 50 cơ sở giáo dục lại xảy ra một vụ bạo lực học đường

VOV.VN - Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ GD-ĐT cho biết, các diễn biến của bạo lực học đường đang khá phức tạp. Theo con số thống kê, thì bình quân khoảng 50 cơ sở giáo dục lại xảy ra một vụ bạo lực học đường.

Ngăn chặn bạo lực học đường: Cần tăng cường nhận thức pháp luật cho học sinh
Ngăn chặn bạo lực học đường: Cần tăng cường nhận thức pháp luật cho học sinh

VOV.VN - Bạo lực học đường vẫn là một vấn đề nan giải, thậm chí có chiều hướng diễn biến phức tạp gần đây. Bên cạnh giải quyết hậu quả, ngăn chặn bạo lực trong môi trường giáo dục là yêu cầu rất cấp thiết.

Ngăn chặn bạo lực học đường: Cần tăng cường nhận thức pháp luật cho học sinh

Ngăn chặn bạo lực học đường: Cần tăng cường nhận thức pháp luật cho học sinh

VOV.VN - Bạo lực học đường vẫn là một vấn đề nan giải, thậm chí có chiều hướng diễn biến phức tạp gần đây. Bên cạnh giải quyết hậu quả, ngăn chặn bạo lực trong môi trường giáo dục là yêu cầu rất cấp thiết.

Học sinh cần “sức đề kháng” để ngăn chặn bạo lực học đường
Học sinh cần “sức đề kháng” để ngăn chặn bạo lực học đường

VOV.VN - Giải pháp để ngăn chặn bạo lực học đường là xây dựng cho các em “sức đề kháng”, tự phân biệt được cái tốt cái xấu. Về lâu dài, phải xây dựng văn hóa học đường cho học sinh.

Học sinh cần “sức đề kháng” để ngăn chặn bạo lực học đường

Học sinh cần “sức đề kháng” để ngăn chặn bạo lực học đường

VOV.VN - Giải pháp để ngăn chặn bạo lực học đường là xây dựng cho các em “sức đề kháng”, tự phân biệt được cái tốt cái xấu. Về lâu dài, phải xây dựng văn hóa học đường cho học sinh.

Bạo lực học đường: Nỗi ám ảnh bao giờ chấm dứt?
Bạo lực học đường: Nỗi ám ảnh bao giờ chấm dứt?

VOV.VN - Trường học là môi trường giáo dục, thế nhưng sự tồn tại của bạo lực học đường đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít học sinh, là mối lo ngại của rất nhiều gia đình và để lại những hệ lụy khó lường. Làm sao để không còn bạo lực học đường là câu hỏi và là nỗi trăn trở của toàn xã hội.

Bạo lực học đường: Nỗi ám ảnh bao giờ chấm dứt?

Bạo lực học đường: Nỗi ám ảnh bao giờ chấm dứt?

VOV.VN - Trường học là môi trường giáo dục, thế nhưng sự tồn tại của bạo lực học đường đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít học sinh, là mối lo ngại của rất nhiều gia đình và để lại những hệ lụy khó lường. Làm sao để không còn bạo lực học đường là câu hỏi và là nỗi trăn trở của toàn xã hội.

Bạo lực học đường và nguy cơ phạm tội trong thanh thiếu niên
Bạo lực học đường và nguy cơ phạm tội trong thanh thiếu niên

VOV.VN - Học sinh xích mích, cãi nhau, đánh nhau là chuyện thường tình của cái tuổi còn nông nổi. Nhưng điều đáng nói là tính chất và mức độ của các vụ bạo lực học đường ngày càng nghiêm trọng. Đây chính là mầm mống dẫn tới tội phạm ở trẻ vị thành niên.

Bạo lực học đường và nguy cơ phạm tội trong thanh thiếu niên

Bạo lực học đường và nguy cơ phạm tội trong thanh thiếu niên

VOV.VN - Học sinh xích mích, cãi nhau, đánh nhau là chuyện thường tình của cái tuổi còn nông nổi. Nhưng điều đáng nói là tính chất và mức độ của các vụ bạo lực học đường ngày càng nghiêm trọng. Đây chính là mầm mống dẫn tới tội phạm ở trẻ vị thành niên.