Bà giáo 15 năm tâm huyết với lớp học tình thương

(VOV) - Năm nay đã bước vào tuổi bát thập nhưng ngày ngày, bà Hồ Hương Nam vẫn tới dạy học cho trẻ em khuyết tật.

Tôi đến thăm lớp học đặc biệt của bà giáo Hồ Hương Nam (253, An Dương, Hà Nội) vào một buổi sáng cuối thu. Điều đầu tiên ấn tượng tôi là những cử chỉ điềm đạm, lời nói dịu dàng, thân mật. Chắc chắn, không chỉ riêng tôi, mà bất kỳ ai khi gặp và tiếp xúc với bà đều sẽ khâm phục và cảm động vì những gì bà đã làm.

Năm nay đã tròn 80 tuổi, lưng đã còng, tóc bạc trắng, những nếp nhăn xô vào nhau trên khuôn mặt phúc hậu đó nhưng trong suốt 15 năm nay, bà Nam vẫn tới dạy chữ cho các em tật nguyền ở lớp học do bà lập ra.

Cô giáo già với lớp học tình thương.

Sau khi về hưu (năm 1979), bà tích cực tham gia các công tác đoàn thể của phường. Trong quá trình tham gia làm công tác dân số “đi từng ngõ, gõ từng nhà” thấy trẻ tật nguyền không được đi học, bà nảy ra ý định mở lớp học tình thương cho các cháu.

Khi đó không ít người bảo bà là “lẩm cẩm”, “vô công rồi nghề”. Nhiều người cho rằng bà tuổi đã cao nên về nghỉ ngơi, không thì về mở lớp dạy thêm cũng được. Nhưng với niềm say mê nghề và muốn cống hiến cho xã hội, bà đã dùng những đồng lương hưu ít ỏi của mình để mở lớp dạy học cho trẻ em khuyết tật.

Đem “con chữ” tới cho trẻ khuyết tật

Năm 1997, lớp học tình thương của bà Nam chính thức khai giảng. Những ngày đầu, bà gặp muôn vàn những khó khăn. Khó khăn nhất là việc không có địa điểm để mở lớp học. Lúc đầu, bà mượn trụ sở tuần tra của phường, sau này trụ sở phá đi để xây nhà văn hóa, bà chuyển sang dạy ở một nhà trẻ nhưng cũng chỉ được mấy tháng. Phải đến năm 2002, sau khi biết được trăn trở đó, cô Trần Thị Vân – hiệu trưởng trường THCS An Dương đã bàn bạc với ban giám hiệu dành một phòng rộng khoảng 12m2 để bà Nam mở lớp. Lớp học vẫn được duy trì cho đến bây giờ.

Khó khăn nữa là việc “tuyển sinh”, vì hầu hết gia đình các em còn mặc cảm, các em còn tự ty không muốn đi học. Có gia đình nói với bà: “Người thường học còn chẳng ăn ai chứ tàn tật thì học làm gì”. Bà phải tới vận động cả tháng trời, thậm chí phải giao hẹn với người nhà “một tháng mà không thấy cháu tiến bộ thì tôi sẽ trả về cho gia đình”. Mặc dù kiên trì đi vận động nhưng thời gian đầu cũng chỉ có hai em đi học, một cháu mắc hội chứng đao, một bị thiểu năng trí tuệ.

Bà giáo dạy chữ cho trẻ khuyết tật.

Từ đó bất kể trời nắng hay mưa, mỗi sáng từ thứ hai tới thứ sáu bà lại tới lớp dạy học cho các em. “Tiếng lành đồn xa”, thời gian sau đó nhiều gia đình đã tin tưởng đưa các em tới lớp để bà Nam dạy.

Tới giờ lớp đã có 15 em thuộc mọi lứa tuổi, có cả trẻ bại liệt, câm điếc, tự kỉ…Chính vì vậy mà trước khi dạy thì bà phải tìm hiểu xem em đó bị bệnh gì, phân loại để có cách dạy phù hợp giúp các em tiếp thu được bài. Bà Nam tâm sự: “Việc tiếp thu các của các cháu còn hạn chế, học một chữ cái nếu cháu nào tiếp thu nhanh cũng phải mất một tháng, lâu thì phải mấy tháng”.

Nhờ sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của bà Nam mà các em đã có rất nhiều tiến bộ như Đỗ Kim Thúy (23 tuổi) ở phường Yên Phụ, mồ côi mẹ từ nhỏ bị liệt nửa người trái hiện giờ đã viết chữ rất đẹp, làm tính nhanh còn được bầu làm lớp trưởng; Lưu Hồng Dương (32 tuổi) ở cụm 8, phường Yên Phụ, bị liệt tứ chi, chân tay co quắp, học ở đây 14 năm và giờ đã đọc thành thạo.

Trăn trở của bà giáo già

15 năm gắn bó với lớp học này, niềm vui của bà là mỗi cái ôm trầm khi vừa bước vào lớp, những lời khen ngợi khi bà mặc áo mới tới lớp, hay những bông hoa nhỏ của các em tặng nhân ngày 20-11 và niềm vui lớn nhất với bà là sự tiến bộ của các em.

Nhưng khi nhắc tới tương lai của lớp học khuôn mặt phúc hậu của bà thoáng buồn. Bà tâm sự: “Tuổi mình nhiều quá rồi. Không may có chuyện gì mà không giúp được các cháu nữa, thì các cháu sẽ ra sao đây”. Bà mong muốn các nhà hảo tâm có thể quan tâm, giúp đỡ các em nhiều hơn để các em có thể vượt qua những mặc cảm để sống vui vẻ.

Bà quan niệm trên cuộc đời mình cần có chữ Tâm. Chữ Tâm theo mình đi suốt cuộc đời từ khi lọt lòng mẹ cho tới khi chết. Chính vì chữ Tâm đó mà bà luôn cố gắng giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, đóng góp nhiều hơn nữa cho xã hội, điều đó cho bà thấy cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội nghệ thuật nhân đạo Hà Nội trông trăng cùng trẻ khuyết tật
Hội nghệ thuật nhân đạo Hà Nội trông trăng cùng trẻ khuyết tật

Hoa hậu Việt Nam 2010 Đặng Thị Ngọc Hân sẽ hát giao lưu cùng trẻ em khuyết tật.

Hội nghệ thuật nhân đạo Hà Nội trông trăng cùng trẻ khuyết tật

Hội nghệ thuật nhân đạo Hà Nội trông trăng cùng trẻ khuyết tật

Hoa hậu Việt Nam 2010 Đặng Thị Ngọc Hân sẽ hát giao lưu cùng trẻ em khuyết tật.

Mẹ của những đứa trẻ khuyết tật
Mẹ của những đứa trẻ khuyết tật

Chưa một lần được làm thiên chức của người mẹ, nhưng chị Cao Thị Phú đã có đến 9 đứa con. Những đứa trẻ tật nguyện mà chị yêu quí, nâng niu như từng đứt ruột sinh ra.

Mẹ của những đứa trẻ khuyết tật

Mẹ của những đứa trẻ khuyết tật

Chưa một lần được làm thiên chức của người mẹ, nhưng chị Cao Thị Phú đã có đến 9 đứa con. Những đứa trẻ tật nguyện mà chị yêu quí, nâng niu như từng đứt ruột sinh ra.

Phẫu thuật nhân đạo cho trẻ khuyết tật
Phẫu thuật nhân đạo cho trẻ khuyết tật

Trẻ có các khuyết tật môi và vòm miệng được miễn phí hoàn toàn trong khám và phẫu thuật.

Phẫu thuật nhân đạo cho trẻ khuyết tật

Phẫu thuật nhân đạo cho trẻ khuyết tật

Trẻ có các khuyết tật môi và vòm miệng được miễn phí hoàn toàn trong khám và phẫu thuật.