Thổ cẩm Xí Thoại, Phú Yên- Nét đẹp truyền thống làng nghề

VOV.VN - Với mục đích bảo tồn và phát huy các giá trị nghề thủ công truyền thống, quảng bá nét đẹp văn hoá địa phương, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với đơn vị du lịch tỉnh Phú Yên tổ chức, giới thiệu về làng nghề thổ cẩm Xí Thoại, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên tại Trung tâm thông tin Di sản Phố cổ Hà Nội.

Làng nghề dệt thổ cẩm thôn Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân được hình thành từ năm 1945, ban đầu xuất hiện ở các hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dần dần được ưa chuộng và mở rộng buôn bán ở các thôn trên địa bàn xã Xuân Lãnh và các huyện Sơn Hòa, Sông Hinh.

Các họa tiết trong các sản phẩm dệt thổ cẩm của người Bana, thôn Xí Thoại là những hình khối đối xứng mang tính biểu tượng cao, phản ánh quan niệm về vũ trụ, trời - đất, âm - dương lấy thiên nhiên làm hình mẫu.. Những hoa văn trên bề mặt vải thể hiện cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân nơi đây.

Chia sẻ những nét đặc sắc trên trang phục của người Ba Na, chị Sò Thị Chuyển, nghệ nhân làng nghề thổ cẩm Xí Thoại, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên cho biết: “Đặc sắc nhất là đan máy chỉ có một mặt thôi, còn như dệt bằng tay ở Phú Yên có hai mặt, mặt trước, mặt sau rất rõ nét. Trang phục nam và trang phục nữ, hoa văn cũng tương tự nhưng khác nhau là nam chỉ  áo khoác ngắn tay, còn nữ áo dài tay, đặc biệt là trang phục nữ có những phụ kiện, làm từ cây tên Ca liếc, cây này ra hoa, ra trái, già rồi mới lấy hạt, phơi thêm 2-3 nắng nữa mới gắn lên áo. Điểm khác biệt nữa là có một cái mũ quấn lên đầu, có một dây để mình thả tóc rồi quấn lên. Lễ hội là mình phải mặc những trang phục này, dệt xong một bộ này chắc cũng hơn 1 tháng”.

Đến với sự kiện, khách tham quan được thưởng thức tài nghệ dệt thổ cẩm trên khung cửi của các nghệ nhân làng Xí Thoại, được hướng dẫn mặc trang phục của người Ba Na, được tìm hiểu ý nghĩa của hoa văn cũng như các phụ kiện trên trang phục.

Chuyên gia văn hoá Trần Đoàn Lâm chia sẻ: “Trang phục của các dân tộc là một di sản văn hóa phi vật thể và đồng thời giống như một dấu chỉ để định danh dân tộc, nhìn vào đấy người ta biết cái váy của người Bana sẽ khác váy của người H Mông, hay là cái sự kết hợp giữa các phụ kiện đi theo, khăn vấn rồi trang sức bằng bạc, vàng, rồi cả cách mặc quần áo. Thì ở Phú Yên này tôi thấy một sự đặc biệt như vậy”.

Bạn Tạ Văn Quang, quận Ba Đình cho biết: “Hôm nay khá thú vị khi mà khách tham quan có thể mặc trang phục thổ cẩm Xí Thoại của người Bana, cảm thấy rất hay. Được tìm hiểu rõ hơn, không chỉ là mắt thấy mà còn được mặc, cảm nhận, cái cách họ dệt, ý nghĩa các hình họa mỹ thuật ý nghĩa và biểu tượng trên các sợi vải, từ màu sắc cho tới hình ảnh, nó đều giúp cho tôi hiểu rõ hơn về tầm quan trọng trong việc lưu giữ giá trị về thổ cẩm”.

Với gần 80 năm đưa vào hoạt động, làng nghề dệt thổ cẩm đã sản xuất ra nhiều sản phẩm đa dạng kiểu dáng, màu sắc để phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân và phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Triển lãm giới thiệu nghề dệt thổ cẩm Xí Thoại, tỉnh Phú Yên diễn ra từ nay đến hết ngày 15/5 tại Trung tâm thông tin Di sản Phố cổ Hà Nội, số 28 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Luật Di sản văn hóa: Để không còn những “khoảng trống” pháp lý
Luật Di sản văn hóa: Để không còn những “khoảng trống” pháp lý

VOV.VN - Chỉ khi Luật bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội, khi ấy, những vấn đề còn vướng mắc từ thực tiễn đối với câu chuyện di sản văn hóa mới mong được tháo gỡ.

Luật Di sản văn hóa: Để không còn những “khoảng trống” pháp lý

Luật Di sản văn hóa: Để không còn những “khoảng trống” pháp lý

VOV.VN - Chỉ khi Luật bắt kịp sự vận động và biến chuyển của xã hội, khi ấy, những vấn đề còn vướng mắc từ thực tiễn đối với câu chuyện di sản văn hóa mới mong được tháo gỡ.

Giới thiệu gần 100 hiện vật quý nền văn hóa Đông Sơn
Giới thiệu gần 100 hiện vật quý nền văn hóa Đông Sơn

VOV.VN - Nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam, Bảo tàng Hà Nội tổ chức trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" cùng nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa.

Giới thiệu gần 100 hiện vật quý nền văn hóa Đông Sơn

Giới thiệu gần 100 hiện vật quý nền văn hóa Đông Sơn

VOV.VN - Nhân ngày giỗ tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam, Bảo tàng Hà Nội tổ chức trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" cùng nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa.

Đền Nội Bình Đà - di sản độc đáo thờ Quốc tổ Lạc Long Quân
Đền Nội Bình Đà - di sản độc đáo thờ Quốc tổ Lạc Long Quân

VOV.VN - Đền Nội Bình Đà hay còn được gọi là Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân thuộc xã Bình Minh, huyện Thanh Oai (Hà Nội). Lễ hội Bình Đà có nhiều điểm đặc sắc, với các nghi thức tế lễ được lưu truyền qua hàng trăm năm và nay vẫn được các thế hệ người dân Bình Đà trân trọng lưu truyền đời này qua đời khác.

Đền Nội Bình Đà - di sản độc đáo thờ Quốc tổ Lạc Long Quân

Đền Nội Bình Đà - di sản độc đáo thờ Quốc tổ Lạc Long Quân

VOV.VN - Đền Nội Bình Đà hay còn được gọi là Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân thuộc xã Bình Minh, huyện Thanh Oai (Hà Nội). Lễ hội Bình Đà có nhiều điểm đặc sắc, với các nghi thức tế lễ được lưu truyền qua hàng trăm năm và nay vẫn được các thế hệ người dân Bình Đà trân trọng lưu truyền đời này qua đời khác.