Tình khúc Thanh Tùng mang nỗi niềm riêng tư của tình yêu đôi lứa

VOV.VN - Giới nhạc biết đến Thanh Tùng là nhạc trưởng, nhạc sĩ phối khí có nhiều sáng tạo cho khí nhạc, nhạc nhẹ.

Tôi biết nhạc sĩ Thanh Tùng từ năm 1971 khi anh tốt nghiệp nhạc viện quốc gia Bình Nhưỡng (Triều Tiên), về công tác tại Đoàn ca nhạc của Đài Phát thanh Giải Phóng (CP90).

Hồi đó Đài Giải Phóng ở tại số 56 phố Quán Sứ, cạnh Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) số 58 cùng phố. Chúng tôi hay sang chơi và thân nhau từ đó. Mặc dù Đoàn ca nhạc Giải Phóng có đủ các nghệ sĩ hát dân ca, nhưng anh lại sang nhờ tôi hát 3 bài “Lý Ngựa ô” của Huế, của Nam Trung bộ và của Nam bộ để anh tự thu thanh bằng máy ghi âm nhỏ xíu mang từ Triều Tiên về. Sau đó không lâu Thanh Tùng hoàn thành xong bản nhạc “Lý Ngựa ô” (Nam bộ) anh viết theo phong cách nhạc nhẹ, một loại nhạc hồi đó chưa thịnh hành. Thời gian này anh còn soạn lại bản nhạc “Rồng Chiêng”, rồi “Con kênh xanh xanh”, “Cánh chim báo tin vui”… cũng theo phong cách ấy. Anh còn nhờ cả hai dàn nhạc của Đài TNVN và Đài Giải Phóng do anh chỉ huy để thu thanh các tác phẩm và lưu vào kho băng tư liệu của Đài.

Nhạc sĩ Thanh Tùng.

Giới  nhạc biết đến Thanh Tùng là nhạc trưởng, nhạc sĩ phối khí có nhiều sáng tạo cho khí nhạc, nhạc nhẹ. Ông là người đầu tiên thành công khi phong trào nhạc nhẹ được công nhận phát triển ở nước ta.

Sau những bài phối khí, khí nhạc viết cho nhạc nhẹ. Thanh Tùng đã thể hiện một loạt tình khúc nhạc nhẹ. Bài hát đầu tiên anh viết là “Cây Sầu riêng trổ bông” trong vở Cải lương cùng tên. Với giọng hát Ngọc Tân ca khúc này đã đứng độc lập và được hoan nghênh mỗi lần anh biểu diễn. Sau đó là bài hát “Đến đây cùng Trị An” do đội ca khúc chính trị của Công ty xây dựng hát. Bài hát lạ, nhiều người không biết rõ tác giả. Phải đến bài “Hát với chú ve con” phát trên Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1982, giới trẻ mới biết tới Thanh Tùng với sự hâm mộ những điều mới lạ trong ca khúc nhạc nhẹ.

Tiếp theo là những bài hát hay được nhiều người yêu thích. Tình khúc của Thanh Tùng, nét nhạc mở đầu ở đoạn một thường là lời tâm tình, kể lể và phóng túng. Ví như trong các bài "Chuyện tình của biển”, “Ngôi sao cô đơn”, “Lời tỏ tình mùa xuân”, “Hoa tím ngoài sân”, ”Phố biển”, “Mưa ngâu”, ”Lối cũ ta về”, ”Giọt nắng bên thềm”... có thể nhận ra nét nhạc ấy trong những câu như:

“Em đừng ngồi buồn”

Và đừng nói những lời giận hờn...”

 

“Ngày xưa biển không có cát như bây giờ”

Ngày xưa biển không có sóng vỗ bờ...”.

Sau những cảm xúc tự nhiên ấy là nét nhạc đi lên như phát hiện mới lạ, rồi tiến đến khẳng định một ý tưởng. Âm nhạc vụt sáng, vút cao:

“Tôi mong em mong em hãy mang cho đời tình yêu của em”...

“Rồi một ngày em đến biển hát em nghe

Bài hát có đôi câu chuyện buồn...”

Tình khúc Thanh Tùng mang những nỗi niềm riêng tư của tình yêu đôi lứa trong cuộc sống đời thường, nhưng vẫn mang một ý tưởng chung về cuộc sống tốt đẹp. Phát triển ý tưởng đó, âm nhạc ở đoạn hai cuốn lên nhấn mạnh, khẳng định như tuyên ngôn, kêu gọi hoặc quyết đoán trong từng nét nhạc.

“Em ơi nghe chăng mùa xuân

Như con tim yêu thương nồng say”

“Vì cuộc đời mà em hãy hát

Hát tiếng yêu thương cho mọi người”

Những tình khúc Thanh Tùng viết từ năm 1981 đến năm 1992 hầu hết cấu trúc trên thang 7 âm, kết cấu câu, đoạn gần với ca khúc cổ điển. Nếu tập hợp khoảng 20 bài lại, nghe ca khúc của anh giống như xem một họa sĩ chuyên vẽ một loại tranh bằng một “tông” màu. Âm nhạc trong các tình khúc của Thanh Tùng là tiếng ca vui, tin yêu cuộc đời, lạc quan, trong sáng. Nhưng xét về hình thức, người nghe  thấy được trong hướng tìm âm giai mới cho mỗi tình khúc của tác giả. Thanh Tùng đã chứng minh anh đang tìm hướng đi mới trong sự phát triển đa bút pháp để không lặp lại mình. Âm nhạc cũng như  thơ, hãy tìm cho mỗi bài một cách thể hiện riêng, một hình thức cấu trúc mới tạo cho người nghe có ấn tượng sâu sắc, tinh tế đến từng nốt nhạc.

Thanh Tùng chú ý khắc họa cảm xúc bằng hình tượng giai điệu với lời ca giàu hình ảnh, trau chuốt. Phần lời ca giàu tính hội họa trong cách quan sát sự vật, có màu sắc: “Hoa tím rơi đầy sân”, “tung bay tà áo tung bay, áng mây trắng đầu ngọn gió...” Lời ca trong những tình khúc Thanh Tùng nói tới buồn và vui. Thực tế buồn chỉ là cái cớ, niềm vui mới là cái thần âm nhạc của tác giả. Đó là ý tưởng sáng tác ngay trong “Hát với chú ve con”, hay “Giọt sương trên mi mắt”:

“Đừng mang cho lời ca những nỗi ưu phiền

Đừng mang cho tình yêu những tiếng ca buồn”

“Có những lúc em cười thật buồn

Sao em không khóc cho lòng nhẹ nhàng hơn...”

Những tình khúc Thanh Tùng đầm ấm, ngọt ngào hướng tới cái đẹp hoàn mỹ đầy tình yêu thương, tin tưởng ở cuộc đời. Bằng nhịp điệu sôi động, với ngôn ngữ âm nhạc mới, tình khúc của Thanh Tùng là những đóng góp quý giá cho nền ca nhạc Việt Nam hiện đại.

Nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Nhà hát ca múa nhạc nhẹ Việt Nam, tôi đã có mặt một trong ba đêm (15,16,17/4/2011), tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Nhà hát ca múa nhạc nhẹ Việt Nam đã thực hiện chương trình biểu diễn ca khúc Thanh Tùng mang tên Lối cũ ta về. Các thế hệ ca sĩ từ ngày thành lập nhà hát đã cùng nhau vui vẻ hát các tác phẩm của người nhạc sĩ viết nhạc nhẹ khá tiêu biểu của Việt Nam này. Từ Ái Vân, Thanh Lam, Hồng Thanh; đến Tuấn Hưng, Hồng Nhung, Hồ Quỳnh Hương… đã để lại nhiều ấn tượng đẹp, mặc dù nhạc sĩ Thanh Tùng vắng mặt vì sức khỏe.

Không rõ ca khúc “Chuyện cổ Nghi Tàm” có phải là bài hát cuối cùng của Thanh Tùng viết về Hà Nội hay chưa, nhưng những câu trong đó như: Ngày xưa có một ngôi làng, bên bờ hồ Tây, tên là Nghi Tàm..., Tuổi xanh dành cho đất nước, tuổi hồng dành cho nhau... ngày nay có một con đường, con đường thênh thang, tên là Nghi Tàm...” hình như đã báo trước rằng Hà Nội là nơi ông theo cha mẹ tập kết ra Bắc và lớn lên khi mới 5 tuổi, cũng là nơi ông sống cuối đời và trút hơi thở cuối cùng./.

Nhạc sĩ Thanh Tùng (họ Nguyễn) người con của Nha Trang, Khánh Hòa (1948 – 2016) không còn nữa, nhưng những âm điệu các ca khúc của ông vẫn sống mãi trong lòng thính giả Đài TNVN và trở thành những bài ca đi cùng năm tháng. Vĩnh biệt bạn thân yêu.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nghe lại ca khúc nổi tiếng "Giọt nắng bên thềm" nhạc sĩ Thanh Tùng
Nghe lại ca khúc nổi tiếng "Giọt nắng bên thềm" nhạc sĩ Thanh Tùng

VOV.VN - "Giọt nắng bên thềm" lấy cảm hứng từ không gian êm đềm, thơ mộng tại căn biệt thự quận 1, TP. Hồ Chí Minh - nơi nhạc sĩ đã từng sinh sống.

Nghe lại ca khúc nổi tiếng "Giọt nắng bên thềm" nhạc sĩ Thanh Tùng

Nghe lại ca khúc nổi tiếng "Giọt nắng bên thềm" nhạc sĩ Thanh Tùng

VOV.VN - "Giọt nắng bên thềm" lấy cảm hứng từ không gian êm đềm, thơ mộng tại căn biệt thự quận 1, TP. Hồ Chí Minh - nơi nhạc sĩ đã từng sinh sống.

Nhạc sĩ Thanh Tùng: “Dù xa bốn biển, anh sẽ đi tìm...bóng dáng em“
Nhạc sĩ Thanh Tùng: “Dù xa bốn biển, anh sẽ đi tìm...bóng dáng em“

Nhạc sĩ Thanh Tùng như đã hoàn tất tâm nguyện của mình, tìm bóng dáng người vợ đã khuất giống lời ca khúc “Hoa cúc vàng”.

Nhạc sĩ Thanh Tùng: “Dù xa bốn biển, anh sẽ đi tìm...bóng dáng em“

Nhạc sĩ Thanh Tùng: “Dù xa bốn biển, anh sẽ đi tìm...bóng dáng em“

Nhạc sĩ Thanh Tùng như đã hoàn tất tâm nguyện của mình, tìm bóng dáng người vợ đã khuất giống lời ca khúc “Hoa cúc vàng”.

Ca sĩ Hồng Nhung: “Thanh Tùng đã được giải thoát khỏi nỗi cô đơn“
Ca sĩ Hồng Nhung: “Thanh Tùng đã được giải thoát khỏi nỗi cô đơn“

Đang lưu diễn tại Mỹ, hay tin nhạc sĩ Thanh Tùng qua đời, nữ ca sĩ kể những ký ức về người đàn ông tài hoa mà cô có cơ hội gắn bó một thời gian.

Ca sĩ Hồng Nhung: “Thanh Tùng đã được giải thoát khỏi nỗi cô đơn“

Ca sĩ Hồng Nhung: “Thanh Tùng đã được giải thoát khỏi nỗi cô đơn“

Đang lưu diễn tại Mỹ, hay tin nhạc sĩ Thanh Tùng qua đời, nữ ca sĩ kể những ký ức về người đàn ông tài hoa mà cô có cơ hội gắn bó một thời gian.

Hồ Quỳnh Hương, Thanh Lam, Tùng Dương tiếc thương nhạc sĩ Thanh Tùng
Hồ Quỳnh Hương, Thanh Lam, Tùng Dương tiếc thương nhạc sĩ Thanh Tùng

VOV.VN - Trước sự ra đi của nhạc sĩ Thanh Tùng, Thanh Lam, Tùng Dương, Hồ Quỳnh Hương và nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác đã bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.

Hồ Quỳnh Hương, Thanh Lam, Tùng Dương tiếc thương nhạc sĩ Thanh Tùng

Hồ Quỳnh Hương, Thanh Lam, Tùng Dương tiếc thương nhạc sĩ Thanh Tùng

VOV.VN - Trước sự ra đi của nhạc sĩ Thanh Tùng, Thanh Lam, Tùng Dương, Hồ Quỳnh Hương và nhiều nghệ sĩ nổi tiếng khác đã bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.

Những ca khúc bất hủ của cố nhạc sĩ Thanh Tùng
Những ca khúc bất hủ của cố nhạc sĩ Thanh Tùng

VOV.VN -Nghe lại những ca khúc của nhạc sĩ Thanh Tùng được nhiều thế hệ khán thính giả yêu mến như: Giọt nắng bên thềm, Hoa tím ngoài sân, Một mình...

Những ca khúc bất hủ của cố nhạc sĩ Thanh Tùng

Những ca khúc bất hủ của cố nhạc sĩ Thanh Tùng

VOV.VN -Nghe lại những ca khúc của nhạc sĩ Thanh Tùng được nhiều thế hệ khán thính giả yêu mến như: Giọt nắng bên thềm, Hoa tím ngoài sân, Một mình...

Nhạc sĩ Thanh Tùng qua đời ở tuổi 68
Nhạc sĩ Thanh Tùng qua đời ở tuổi 68

VOV.VN - Nhạc sĩ Thanh Tùng – tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như “Hát với chú ve con”, “Giọt nắng bên thềm”… qua đời vào rạng sáng nay (15/3) tại Hà Nội.

Nhạc sĩ Thanh Tùng qua đời ở tuổi 68

Nhạc sĩ Thanh Tùng qua đời ở tuổi 68

VOV.VN - Nhạc sĩ Thanh Tùng – tác giả của nhiều ca khúc nổi tiếng như “Hát với chú ve con”, “Giọt nắng bên thềm”… qua đời vào rạng sáng nay (15/3) tại Hà Nội.

Ông Nguyễn Thanh Tùng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Định
Ông Nguyễn Thanh Tùng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Định

VOV.VN - Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình định đã bầu ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Bí thư Tỉnh ủy.

Ông Nguyễn Thanh Tùng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Định

Ông Nguyễn Thanh Tùng được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Định

VOV.VN - Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình định đã bầu ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Bí thư Tỉnh ủy.