Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV

5 trọng tâm,10 nhiệm vụ ưu tiên tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016-2020

VOV.VN - Một trong những trọng tâm tái cơ cấu kinh tế 5 năm tới là phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước, thu hút hợp lý nguốn vốn ngoại.

Chiều 20/10, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng trình bày báo cáo tại Quốc hội chiều 20/10

Thành công của tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011-2015

Về những kết quả của kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2011-2015, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau 5 năm thức hiện, môi trường kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định, thuận lợi. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ giá, lãi suất cơ bản ổn định; tăng trưởng kinh tế từng bước hồi phục; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được đảm bảo.

Việc thực hiện ba trọng tâm tái cơ cấu của nền kinh tế đã đạt được một số kết quả bước đầu. Thể chế đầu tư công từng bước được hoàn thiện thông qua việc ban hành Luật Đầu tư công, sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng; hiệu quả đầu tư bước đầu được cải thiện. tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước từng bước được thực hiện, tập trung trước hết vào cổ phần hóa, cải thiện quản trị doanh nghiệp và hạn chế tình trạng đầu tư ngoài ngành chính của các doanh nghiệp. Thị trường tài chính dần đi vào ổn định, an toàn, thanh khoản được đảm bảo, lãi suất cho vay trung bình giảm.

Tái cơ cấu các ngành kinh tế đã đạt được một số thay đổi về chuyển dịch tỷ trọng các ngành, tái cơ cấu vùng kinh tế được chú trọng thực hiện. Cùng với đó, hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng theo hướng tự do hơn, thuận lợi hơn, kinh tế thị trường hơn, từng bước đa dạng hóa đối tác, đa dạng hóa thị trường và đa dạng hóa sản phẩm.

Ngoài những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, vẫn còn không ít hạn chế trong quá trình thực hiện tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015. Theo đó, mô hình tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn ở mức thấp và chậm được cải thiện; Môi trường vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc: Cân đối lớn của nền kinh tế chưa thật sự bền vững, xử lý nợ xấu chưa thực chất, cân đối ngân sách nhà nước còn hết sức khó khăn, thâm hụt lớn và kéo dài, nợ công tăng nhanh, kiểm soát lạm phát gặp nhiều thách thức...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trên, như: Chậm đổi mới thể chế huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển; Tổ chức thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế còn thiếu hiệu lực và đồng bộ; Tái cơ cấu nền kinh tế chưa gắn kết với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; Năng lực bộ máy hành chính quản lý nhà nước về kinh tế còn hạn chế, không phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập; và vai trò giám sát các tổ chức chính trị - xã hội và người dân đối với tái cơ cấu nền kinh tế còn chưa được phát huy đầy đủ.

Mục tiêu, quan điểm tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, mục tiêu tổng quát của Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 nhằm thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tập trung nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực phát triển, qua đó thay đổi cơ cấu và trình độ của nền kinh tế, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động hơn, có năng suất cao hơn, có năng lực cạnh tranh cao hơn, có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn và đảm bảo tăng trưởng xanh, sạch, bền vững.

Việt Nam quan tâm đến việc phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có năng lượng mặt trời để đảm bảo tăng trưởng xanh, bền vững (Ảnh: Internet)

Theo đó, 3 mục tiêu cụ thể bao gồm: Từng bước để cơ chế thị trường giữ vai trò chủ yếu trong phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phát triển; Hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sở cải thiện, nâng cấp trình độ phát triển các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế; phát triển các ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, từng bước thay thế các ngành công nghệ thấp, giá trị gia tăng thấp để trở thành các ngành kinh tế chủ lực và Từng bước củng cố nội lực của nền kinh tế, chủ động hội nhập quốc tế và củng cố vị thế quốc gia trên trường quốc tế, tận dụng tối đa cơ hội từ hội nhập quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia, an sinh xã hội và trật tự an toàn xã hội.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 được xây dựng trên quan điểm: tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh, phải đảm bảo phát triển kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở có nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc, tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế của xu thế hội nhập, của từng ngành, địa phương và toàn nền kinh tế.

Kế hoạch tái cơ cấu 2016-2020

Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế 2016-2020 đưa ra 5 nội dung tái cơ cấu kinh tế trọng tâm và các nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế cụ thể, trong đó có 10 nhiệm vụ tái cơ cấu ưu tiên. Các nội dung tái cơ cấu trọng tâm bao gồm:

- Nội dung trọng tâm 1: Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trong nước và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Nội dung trọng tâm 2: Tái cơ cấu khu vực kinh tế nhà nước: tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu NSNN và khu vực dịch vụ sự nghiệp công.

- Nội dung trọng tâm 3: Tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là tái cơ cấu các TCTD và thị trường chứng khoán.

- Nội dung trọng tâm 4: Hiện đại hóa công tác quy hoạch,cơ cấu ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, gắn với đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nội dung trọng tâm 5: Tái cơ cấu thị trường các nhân tố sản xuất quan trọng, bao gồm thị trường quyền sử dụng đất, thị trường lao động và thị trường khoa học công nghệ.

Để thực hiện 5 nội dung tái cơ cấu trọng tâm nêu trên, đạt được các chỉ tiêu đề ra, Kế hoạch đề ra nhiều nhiệm vụ tái cơ cấu cụ thể. Trong số đó, có 10 nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế có tính ưu tiên cao, cần được tập trung nguồn lực thực hiện, bao gồm:

- Nhiệm vụ ưu tiên 1: Cải thiện môi trường kinh doanh và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tư nhân ở cả cấp Trung ương và địa phương.

- Nhiệm vụ ưu tiên 2: Kiên quyết cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước một cách thực chất theo lộ trình và kế hoạch đã được phê duyệt.

- Nhiệm vụ ưu tiên 3: Hoàn thiện thể chế quản lý đầu tư công.

- Nhiệm vụ ưu tiên 4: Tái cơ cấu các đơn vị sự nghiệp cung cấp dịch vụ công theo hướng tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và chịu áp lực cạnh tranh thị trường.

- Nhiệm vụ ưu tiên 5: Đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu và và áp dụng tiêu chuẩn Basel II tại các TCTD.

- Nhiệm vụ ưu tiên 6: Mở rộng quy mô, gia tăng số lượng và cải thiện chất lượng nhà đầu tư, các sản phẩm hàng hóa; và nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu và thị trường bảo hiểm.

- Nhiệm vụ ưu tiên 7: Hiện đại hóa công tác quy hoạch và kế hoạch.

- Nhiệm vụ ưu tiên 8: Tập trung phát triển và tái cơ cấu các ngành kinh tế ưu tiên, dựa trên các sáng kiến và dự án đề xuất và thực hiện bởi khu vực doanh nghiệp.

- Nhiệm vụ ưu tiên 9: Khuyến khích mở rộng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc tương đương trở lên, theo các quy định sản xuất xanh, sạch, phát triển hệ thống phân phối hàng nông sản và bảo đảm chất lượng nông sản trên thị trường.

- Nhiệm vụ ưu tiên 10: Bãi bỏ hoặc nới lỏng các quy định đang cản trở tập trung, tích tụ đất nông nghiệp, tiến tới hoàn thiện khung khổ pháp luật thúc đẩy thị trường đất đai hoạt động hiệu quả./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát
Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát

VOV.VN-Theo Chủ tịch Quốc hội, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát; an sinh xã hội và các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm.

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát

VOV.VN-Theo Chủ tịch Quốc hội, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát; an sinh xã hội và các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm.

Thủ tướng: Tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt 6,3 - 6,5%
Thủ tướng: Tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt 6,3 - 6,5%

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, điều hành linh hoạt các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng.

Thủ tướng: Tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt 6,3 - 6,5%

Thủ tướng: Tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt 6,3 - 6,5%

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, điều hành linh hoạt các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng.

Khai mạc Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIV
Khai mạc Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIV

VOV.VN - Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV khai mạc vào 9h sáng nay (20/10) tại Nhà Quốc hội và đang được tường thuật trực tiếp trên VOV1.

Khai mạc Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIV

Khai mạc Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá XIV

VOV.VN - Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV khai mạc vào 9h sáng nay (20/10) tại Nhà Quốc hội và đang được tường thuật trực tiếp trên VOV1.

Cử tri đặt nhiều kỳ vọng vào Chính phủ kiến tạo, liêm chính
Cử tri đặt nhiều kỳ vọng vào Chính phủ kiến tạo, liêm chính

VOV.VN -Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2017 của Chính phủ cùng với tâm huyết, hành động của người đứng đầu Chính phủ trong thời gian qua đã tạo thêm niềm tin cho cử tri cả nước.

Cử tri đặt nhiều kỳ vọng vào Chính phủ kiến tạo, liêm chính

Cử tri đặt nhiều kỳ vọng vào Chính phủ kiến tạo, liêm chính

VOV.VN -Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2017 của Chính phủ cùng với tâm huyết, hành động của người đứng đầu Chính phủ trong thời gian qua đã tạo thêm niềm tin cho cử tri cả nước.