Giáo dục Nhật Bản: Có được dạy thêm và học thêm?

VOV.VN - Nhật Bản là nước luôn có những chính sách nhằm cải cách nền giáo dục một cách toàn diện, coi trọng thể chất và tinh thần linh hoạt học thêm.

Giáo dục Nhật Bản có những nét khác biệt so với Việt Nam. Nếu ở Việt Nam thực hiện theo mô hình 5-4-3-4 (nghĩa là 5 năm tiểu học, 4 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học và 4 năm đại học) thì ở Nhật Bản là 6-3-3-4. Học sinh tiểu học bắt đầu đi học từ lúc 7 tuổi thay vì 6 tuổi như Việt Nam và năm học mới bắt đầu từ tháng tư hàng năm (học sinh sẽ được nghỉ Hè, nghỉ Đông và nghỉ Xuân).
Học sinh tham gia vào Hội khỏe của trường

Nhật Bản là nước luôn có những chính sách nhằm cải cách nền giáo dục một cách toàn diện. Mỗi thời kỳ đều gắn giáo dục với trách nhiệm của đất nước.

Tại sao lại như vậy? Tiến sĩ Trần Thanh Liên (Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản) cho rằng, bởi lẽ như vậy bởi vị Thiên hoàng cho rằng, việc làm đầu tiên để cuộc cải cách đạt được hiệu quả là phải giáo dục cho nhân dân, họ sẽ thức thời mà giúp vua giúp nước trong công cuộc đưa Nhật Bản trở thành một đất nước giàu mạnh. Năm 1872, học chế được Bộ Giáo dục ban bố, bắt đầu một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử nền giáo dục Nhật. Triều đình cũng cho du học sinh sang các nước phương Tây (phần lớn là Anh, Đức, Mỹ), học về hệ thống chính trị, quân sự và kinh tế ở những nước này. Sau khi về cố quốc, những học sinh giỏi nhất trong số đó sẽ tham gia vào việc giúp vua dựng nước. Những điều mới lạ mà các du học sinh được từ nước ngoài sẽ được Thiên hoàng và các cố vấn phân tích, chọn lọc, áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Năm 1889, triều đình Minh Trị ban bố sắc lệnh giáo dục. 

Theo sắc lệnh giáo dục, nền giáo dục mới nhằm đem lại những giá trị tinh thần tiến bộ. Bên cạnh đó, cũng trong sắc lệnh này, triều đình khuyến khích nhân dân không được quên nền tảng Nho giáo xưa, tuyên dương tinh thần thượng võ cổ truyền vốn có của người Nhật, nhưng cũng học hỏi văn hoá các nước phương Tây. Dưới thời Minh Trị, có lẽ không có một tầng lớp nhân dân nào, thậm chí phụ nữ, không được học hành. Không những giáo dục lý luận, triều đình còn chú trọng tới giáo dục kỹ thuật thực nghiệm, giáo dục về cả dân sự lẫn quân sự.

Nhờ có những chính sách đúng đắn của Thiên hoàng Minh Trị, Nhật Bản trở thành một xã hội có nến giáo dục tốt, với ý muốn đầy tham vọng: "học tập phương Tây, đuổi kịp phương Tây, vượt phương Tây". Dưới triều vua Minh Trị, người ta thực hiện việc giáo dục trên khắp Nhật Bản, ở mọi nơi có những trường mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học, hay những cơ sở phục vụ việc giáo dục được khai trương. Thiếu nhi - chủ yếu là những đứa bé từ 6 đến 14 tuổi - đều bị bắt buộc phải học tập. Đối với cấp học của họ, triều đình không ngần ngại chịu trách nhiệm chi trả các khoản chi phí.

Quan tâm tới giáo dục thể chất, nhân cách sống

Song song với việc đào tạo tri thức và đạo đức. Nhật Bản đặc biệt quan tâm tới giáo dục thể chất để thế hệ mầm non tương lai có thể phát triển toàn diện.

Ngay từ bậc tiểu học thì học sinh Nhật Bản đã được giáo dục thể chất một cách rất kỹ lưỡng. Sau giờ học, các em dù là học sinh lớp 1, thường được phân công thành từng nhóm để trực nhật. Các em sẽ tự lau bàn, lau sàn lớp học, tham gia vệ sinh toàn trường vào ngày qui định. Hàng ngày đều có một tiết thể dục. Dù trời nắng hay tuyết rơi (trừ những ngày mưa bão, tuyết rơi nhiều), các em đều phải mặc bộ thể thao ra sân tập.

Trẻ em Nhật Bản rất thích hoạt động ngoại khóa

Điều này giúp các em học sinh rèn luyện thân thể, hướng tới nâng cao thể chất, tính tự lập ngay từ nhỏ, hay nói cách khác ngay từ khi có ý niệm về cuộc sống.

Trẻ nhỏ Nhật Bản được khuyến khích vận động trong giờ vui chơi chứ không ngồi tại lớp học. Những giờ nghỉ giải lao giữa các tiết học kéo dài 10 phút tuy nhiên cũng có nhiều trường cho nghỉ đến 20 phút.

Những ngày giá lạnh, các em học sinh vẫn được tham gia nhiều hoạt động để rèn luyện thân thể, tăng cường sức đề kháng với môi trường. Các thầy cô giáo thể dục ở Nhật luôn tổ chức nhiều hoạt động, trò chơi vận động và theo sát các học sinh.

Phương pháp giáo dục đan xen trong lớp và ngoài thực tế giúp trẻ không có cảm giác nhàm chán trong giờ học đồng thời giúp trẻ năng động và ham học hỏi hơn.

Kết quả là học sinh Nhật rất thích tham gia các hoạt động ngoại khóa. Đây thực sự là chính sách giáo dục rất tốt, giúp trẻ em được rèn luyện sức khỏe ngay từ khi còn bé để sau này có sức khỏe làm việc, cống hiến cho đất nước.
Nếu ghé thăm những trường tiểu học hay trung học ở Nhật các bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh đôi bóng đá mini tại một trường tiểu học ở đất nước mặt trời mọc, học sinh ở đây rất chăm chỉ. Nền giáo dục Nhật Bản hướng tới giáo dục thể chất thông qua các trò chơi giúp các em nhỏ phát triển toàn diện cả về sức khỏe lẫn trí tuệ.

Cả thầy cô lẫn học sinh đều say mê tham gia một lớp dạy nhảy sau giờ học chính khóa. Điều này giúp học sinh và thầy cô gần gũi hơn, tạo khả năng chia sẻ và kết nối giữa học sinh và giáo viên. Học sinh cũng sẽ có tinh thần học tập và biết phấn đấu hơn, giáo viên cũng nắm bắt được tâm lý của từng học sinh để có cách dạy bảo tốt hơn.

Thông qua các hoạt động này, người Nhật luôn muốn nâng cao tinh thần đồng đội và làm việc nhóm, tinh thần làm việc hết mình vì một tập thể hơn là một cá nhân.

Hun đúc tinh thần tự lập, tính tập thể từ mầm non

Ở Nhật Bản, mầm non không phải là lò luyện thiên tài hay trí thông minh, cũng không phải là nơi để nhồi nhét học chữ học số sớm. Trẻ em đến trường chủ yếu để vui chơi, trải nghiệm và sống trong tập thể.

Các nhà giáo dục Nhật Bản cho rằng để trẻ có thể tiếp thu kiến thức tốt, ở giai đoạn đầu đời trẻ cần một cơ thể khỏe mạnh, sinh hoạt đúng giờ giấc, tâm hồn phong phú, ham học hỏi. Việc chơi với chữ số, chữ cái, làm quen với ngoại ngữ, rèn luyện phẩn xạ của bộ não, rèn luyện vận động tinh cũng là hoạt động quan trọng được lồng ghép trong các trò chơi… nhưng không phải là mục đích chính của trường mẫu giáo.

Những năm 80 của thế kỷ XX, kinh tế Nhật Bản đạt được những thành tựu làm cả thế giới kinh ngạc. Cùng với việc nghiên cứu phát triển kinh tế và chính trị, giáo dục trở thành điểm nóng không thể bỏ qua. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở khắp nơi trên đất nước Nhật Bản, người ta đua nhau bàn tới một vấn đề - đó là "đầu tư giáo dục". 

Những đứa bé Nhật ngay từ thơ bé đã được rèn luyện tính chịu đựng trước khó khăn và phải tự lập chủ động trong mọi biến cố có thể xảy ra. Tính tự lực và tự giác luôn được những ông bố bà mẹ Nhật Bản đưa vào phương pháp giáo dục con cái của mình. Qua những bài rèn luyện thể chất này, ở Nhật rất ít trẻ em mắc bệnh về đường hô hấp như sổ mũi, viêm họng... do thay đổi thời tiết. Ở Nhật, trẻ con luôn phải mặc quần soóc vào mùa đông, lạnh không hề hấn gì với chúng. Quan điểm của bậc phụ huynh là: “Lý do chúng tôi đưa bọn trẻ tới trường mầm non là để chúng ốm mà!”.

Đối với các bậc phu huynh Nhật Bản, ngay từ khi trẻ em từ 2-3 tuổi đã phải bước vào giai đoạn tự lập. Một trong những cách thức này như sau: “Trẻ 2 tuổi muốn hoạt động, luôn luôn có nhu cầu vận động chân tay, cơ thể. Nếu đè nén ý muốn này trẻ em sẽ bị ức chế. Còn nếu biết phát huy ý muốn này, trẻ sẽ trở thành người có khả năng vận động rất tốt.

Vì vậy hãy để trẻ đi bộ thật tốt khi được 2 tuổi. Đi bộ coi như bài rèn luyện hàng ngày, cũng là cách để trẻ có đầu óc thông minh hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ đi bộ trên đường bằng phẳng thì chưa hoàn hảo. Phải cho trẻ đi cả đường dốc, gập ghềnh, cầu một thanh, treo bậc thang lên xuống, trẻo bậc, nhảy bậc…”

Hiện nay các bậc phụ huynh Nhật Bản cho rằng: “Chỉ trong vui chơi con người mới có khả năng tìm được niềm vui cũng như hứng thú. Khi vui chơi, con người ta không bị câu thúc bởi các lễ nghi hoặc chịu tác động bởi những thói quen tập quán, vì thế người ta đạt được tinh thần vô cùng tự do. Vui chơi tuy chưa thể gọi là một hành vi nhiều tính sáng tạo nhưng lại mang tính thể nghiệm lớn. Đối với con trẻ, chính vui chơi là môi trường đem lại nhiều sự học hành hơn cả”.

Phong cách sống trong tập thể được vun sới thêm ở bậc tiểu học và trung học. Ngoài việc học tập các môn học theo chương trình của bộ giáo dục Nhật, các em được khuyến khích gia nhập một hoặc hai câu lạc bộ(CLB) gồm các CLB thể dục thể thao như bơi lội, bóng chày, bóng đá, thể dục thẩm mỹ, quyền Anh, Karate, Nhu đạo… và các CLB khác như CLB nói tiếng Anh, tiếng Pháp, CLB cờ tướng Nhật, cờ vây, CLB khiêu vũ, CLB tranh biện... Các CLB thể thao này là lò luyện các tuyển thủ quốc gia ở Nhật.

Ngay từ những năm ở trường mầm non, trẻ em Nhật Bản đã bắt đầu học tập phong cách sống tập thể, biết tôn trọng kỷ luật và pháp luật. Việc tham gia các CLB ngay từ hồi mầm non đã giúp người Nhật làm việc có hiệu quả cao hơn vì họ đã quen đặt quyền lợi của tập thể lên trên quyền lợi riêng tư, sẵn sàng hợp tác với đồng liêu, y như họ đã hợp tác với đồng đội trong sinh hoạt CLB xưa kia. Và tinh thần đồng đội này đã được hun đúc ngay từ bé và từ những việc nhỏ nhặt nhất.

Học thêm (Juku)

Juku đầu tiên ở nước này được thành lập trong thời kỳ Edo (1603-1868) như là một nơi dạy các môn kinh viện, võ thuật và mỹ thuật cho người lớn. Phải đến sau những năm 30 của thế kỷ 20, juku được tái hiện như là phần bổ sung cho các trường học thông thường. Số lượng các juku tăng nhanh trong những thập kỷ tiếp theo, song phải đến thập kỷ 70, juku mới thực sự trở nên phổ biến. Khi nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh, nhiều người có thể chi tiêu nhiều hơn cho giáo dục con cái theo học tại juku với mức học phí lên tới 800.000 yen/năm.

Những năm 80-90 của thế kỷ trước, học thêm cũng đã từng là áp lực của học sinh Nhật Bản để có thể vào những trường học tốt. Do vậy, không ít những học sinh, phụ huynh đã bị bệnh tinh thần hoặc tự sát do quá áp lực.

Trước tình trạng đó, học thêm ở Nhật được cải cách, đồng thời coi trọng việc giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề nhằm hướng học sinh lựa chọn việc học, nghề nghiệp tương lai phù hợp với năng lực của mình.

Học thêm ở Nhật Bản tập trung vào lứa tuổi tiểu học, trung học cơ sở với mục đích hỗ trợ bổ sung kiến thức và hướng dẫn cách học. Hình thức học thêm không được tổ chức tại các trường công lập, dân lập mà được tổ chức cho các trường học dự bị hoạt động kinh doanh trong việc dạy học các môn học theo yêu cầu bao gồm tiếng Anh được gọi là Juku.

Hiện tại trên toàn Nhật Bản có khoảng hơn 55.000 địa điểm tổ chức dạy thêm, trung bình 1000 học sinh tiểu học, trung học cơ sở và trung học có 4,1 cơ sở có thể học thêm. Trong đó, tỉnh có nhiều địa điểm học thêm nhất là tỉnh Wakaya với 5,85 điểm dạy thêm/1000 học sinh, sau là tỉnh Fukushima, Ehime , Hyogo…tỉnh có tỷ lệ thấp nhất là Iwate với 2,5 địa điểm dạy thêm/1000 học sinh. Theo phân bố vùng, khu vực Tây Nhật Bản có nhiều học sinh học thêm nhất và ít nhất là khu vực Đông Bắc Nhật Bản.

Nhập học vào các Juku không cần bất cứ một kiểm tra hay sát hạch nào mà chỉ cần đăng ký là được học. Học sinh theo học sẽ được giảng dạy theo yêu cầu của học sinh và phụ huynh.

Tại Nhật Bản, có khoảng 20 chuỗi Juku lớn trong hệ thống các trường dự bị ở Nhật Bản, trong đó, Kumon là cơ sở lớn nhất với gần 2 triệu học sinh trên toàn quốc. Cơ sở lớn thứ hai là Eikoh, có gần 1 triệu học sinh. Trên thị trường giáo dục Nhật Bản, ngoài những trường hàng đầu này, còn có hàng ngàn trường juku cỡ trung bình và nhỏ ở các địa phương và các trường nhỏ hơn với hơn chục giáo viên.  

Học thêm ở Nhật Bản là hoàn toàn tự nguyện, không bắt buộc. Hiện tại, một phần các phụ huynh Nhật Bản cho rằng trường công không đủ để các con em họ phát triển, nên họ cho các em học thêm sau giờ học tại Juku. Tại các Juku thời gian có thể qui định từ 2h30 chiều-20h. Theo đó, các em có thể đến học bất cứ lúc nào trong khung giờ đó, tùy theo giờ kết thúc trên lớp hoặc hoạt động của mình. Giờ học cũng không cố định là 1 tiếng hay 2 tiếng mà phải kết thúc phần kiến thức mà thầy, cô qui định cho buổi học hôm đó.  Em nào kết thúc sớm có thể về sớm. Một cô giáo tiểu học chẳng hạn có thể cùng lúc dạy cho nhiều học sinh với những trình độ khác nhau.

Tuy nhiên, học thêm ở các Juku khá cao. Một học sinh tiểu học học hai buổi một tuần phải đóng khoảng 130 USD/tháng. Đây chỉ là mức trung bình bởi có những nơi thu cao hơn. Do vậy, Juku là một hình thức kinh doanh manh lại lợi nhuận rất cao. Trung bình một năm, một học sinh tiểu học có thể chi phí vài ngàn USD cho việc học thêm.

Bên cạnh học thêm những môn chính như Toán, tiếng Nhật…các em cũng tham gia các khóa học thêm về bóng chày, bóng đá, âm nhạc, vẽ…làm cho áp lực cũng tăng lên. Nhưng các em và phụ huynh học sinh lại thấy hài lòng.

Tuy nhiên chất lượng tại các cơ sở dạy thêm vẫn là mối quan tâm lớn của các nhà giáo dục Nhật Bản. Bởi lẽ Bộ giáo dục Nhật Bản lại không tham gia trực tiếp quản lý nhân viên và hệ thống sách giáo khoa của các cơ sở này. Một giáo viên dạy nhiều học sinh trình độ khác nhau, nội dung học không thống nhất…vẫn là điều mà Nhật Bản đang tích cực tìm ra giải pháp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Năm 2015 - năm “bội thu” du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản
Năm 2015 - năm “bội thu” du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản

VOV.VN - Trong 2015, có khoảng 42.000 du học sinh Việt Nam nhập học mới tại Nhật Bản. Đây là con số kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây.

Năm 2015 - năm “bội thu” du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản

Năm 2015 - năm “bội thu” du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản

VOV.VN - Trong 2015, có khoảng 42.000 du học sinh Việt Nam nhập học mới tại Nhật Bản. Đây là con số kỷ lục trong vòng 5 năm trở lại đây.

Học sinh Việt Nam học thêm vẫn chưa là gì so với các nước?
Học sinh Việt Nam học thêm vẫn chưa là gì so với các nước?

Trước những tranh luận về cấm dạy thêm, học thêm, nhiều phụ huynh đã có những ý kiến khác nhau. Nhiều người cho rằng, học sinh Việt Nam học thêm vẫn còn ít.

Học sinh Việt Nam học thêm vẫn chưa là gì so với các nước?

Học sinh Việt Nam học thêm vẫn chưa là gì so với các nước?

Trước những tranh luận về cấm dạy thêm, học thêm, nhiều phụ huynh đã có những ý kiến khác nhau. Nhiều người cho rằng, học sinh Việt Nam học thêm vẫn còn ít.

Quản lý dạy thêm, học thêm cần thêm sự quyết liệt
Quản lý dạy thêm, học thêm cần thêm sự quyết liệt

VOV.VN - Điều dư luận băn khoăn là làm thế nào để quản lý tốt việc dạy, thêm học thêm khi mà nhu cầu học thêm hiện nay là khá lớn.

Quản lý dạy thêm, học thêm cần thêm sự quyết liệt

Quản lý dạy thêm, học thêm cần thêm sự quyết liệt

VOV.VN - Điều dư luận băn khoăn là làm thế nào để quản lý tốt việc dạy, thêm học thêm khi mà nhu cầu học thêm hiện nay là khá lớn.

Bỏ dạy thêm, học thêm: Khó thực hiện được?
Bỏ dạy thêm, học thêm: Khó thực hiện được?

VOV.VN - Nhiều phụ huynh đã bảy tỏ ý kiến cho rằng, việc bỏ học thêm, dạy thêm là rất khó thực hiện triệt để bởi nhiều lý do.

Bỏ dạy thêm, học thêm: Khó thực hiện được?

Bỏ dạy thêm, học thêm: Khó thực hiện được?

VOV.VN - Nhiều phụ huynh đã bảy tỏ ý kiến cho rằng, việc bỏ học thêm, dạy thêm là rất khó thực hiện triệt để bởi nhiều lý do.