Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Không còn hải sản không an toàn

VOV.VN - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình không còn hải sản không an toàn.

Sáng nay (15/12), Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ cùng các Bộ ngành Trung ương đã kiểm tra thực tế việc hỗ trợ bồi thường thiệt hại ổn định cuộc sống cho nhân dân và giải quyết các lô hàng hải sản thu mua tạm trữ đang tồn kho trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình không còn hải sản không an toàn.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng kiểm tra kho đông lạnh của Doanh nghiệp An Bình.

Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã kiểm tra thực tế tại các kho đông lạnh của Công ty TNHH xuất nhập khẩu thủy sản Phước Sang ở xã Đức Trạch, Công ty TNHH XNK thủy sản An Bình, xã Thanh Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Tại đây, Tổ công tác xem xét thực tế hàng tồn kho đang được bảo quản tại các kho lạnh. Đây là số hàng các doanh nghiệp thu mua dự trữ từ trước khi xảy ra sự cố môi trường biển nhưng không tiêu thụ được. Hầu hết, hàng hải sản đều được bảo quản tốt tại kho đủ quy chuẩn âm 20 độ C, hàng hóa còn tươi ngon, đảm bảo an toàn nhưng do tâm lý của người tiêu dùng nên không tiêu thụ được.

Ông Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế khẳng định hàng hóa các doanh nghiệp tạm trữ ở tỉnh Quảng Bình đều được kiểm định và đảm bảo tiêu dùng.

Ông Nguyễn Hùng Long cho biết: "Sau khi ngành nông nghiệp phân lô, Bộ Y tế đến lấy tất cả các lô. Lô nào không đảm bảo an toàn sẽ thông báo với tỉnh để tiêu hủy. Còn lô còn lại đã làm kiểm nghiệm chắc chắn phải đảm bảo an toàn, đảm bảo ăn được. Thực tế vào kiểm tra, những lô đó cho thấy còn rất tươi, đảm bảo ăn được không có vấn đề gì".

Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết, Bộ đã phối hợp với các bộ ngành liên quan đưa ra các cơ chế hỗ trợ cho các loại hải sản đã tiêu hủy và hải sản an toàn, thực hiện nhiều giải pháp tiêu thụ hải sản.
"Hiện nay chúng tôi đã phối hợp với các doanh nghiệp lớn về phân phối như SaiGon Cop, Metro, BigC và các sở công thương trên địa bàn toàn quốc để giúp cho việc tiêu thụ các sản phẩm đã được cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn", Ông Đỗ Thắng Hải nói.

Tại tỉnh Quảng Bình có 33 kho đông lạnh của các doanh nghiệp tạm trữ hơn 3000 tấn hải sản. Đến nay, tỉnh Quảng Bình đã kiểm định tiêu hủy hết toàn bộ 600 tấn hải sản không đảm bảo chất lượng. 2.400 tấn hải sản còn lại đang tạm trữ đều được kiểm định và là hải sản an toàn. Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ cho biết, Tổ công tác đặc biệt quan tâm việc giải quyết hàng hải sản tồn đọng trên địa bàn 2 tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, từng bước giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp thu mua hải sản, góp phần khôi phục đánh bắt hải sản.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định đến thời điểm này, tỉnh Quảng Bình không còn hải sản không an toàn: "Toàn bộ cá không đảm bảo chất lượng của các kho của chủ doanh nghiệp hiện nay đã được tiêu hủy 100%. Cá còn lại đảm bảo là cá sạch. Chúng ta công bố cho nhân dân biết, cá này là cá an toàn và được tiêu thụ trên thị trường và thị trường chấp nhận để đưa ra tiêu thụ ngay trong dịp Tết này. Thứ hai, trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng, hôm nay các bộ ngành sẽ công bố giá cá mà được hỗ trợ 100% đối với các tiêu hủy và 30% đối với cá đưa ra tiêu thụ để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiêu hủy hơn 600 tấn hải sản không đảm bảo an toàn thực phẩm
Tiêu hủy hơn 600 tấn hải sản không đảm bảo an toàn thực phẩm

VOV.VN - Qua kiểm tra, Sở Y tế tỉnh Quảng Bình phát hiện có hơn 600 tấn hải sản tồn động tại các kho đông lạnh có hàm lượng Cadimi vượt ngưỡng cho phép. 

Tiêu hủy hơn 600 tấn hải sản không đảm bảo an toàn thực phẩm

Tiêu hủy hơn 600 tấn hải sản không đảm bảo an toàn thực phẩm

VOV.VN - Qua kiểm tra, Sở Y tế tỉnh Quảng Bình phát hiện có hơn 600 tấn hải sản tồn động tại các kho đông lạnh có hàm lượng Cadimi vượt ngưỡng cho phép. 

Vụ Formosa: Doanh nghiệp thủy sản đông lạnh trăn trở tiền bồi thường
Vụ Formosa: Doanh nghiệp thủy sản đông lạnh trăn trở tiền bồi thường

VOV.VN - Sau khi giải phóng kho hàng hải sản không bảo đảm an toàn thực phẩm, vấn đề doanh nghiệp đang quan tâm là khi nào nhận được tiền bồi thường.

Vụ Formosa: Doanh nghiệp thủy sản đông lạnh trăn trở tiền bồi thường

Vụ Formosa: Doanh nghiệp thủy sản đông lạnh trăn trở tiền bồi thường

VOV.VN - Sau khi giải phóng kho hàng hải sản không bảo đảm an toàn thực phẩm, vấn đề doanh nghiệp đang quan tâm là khi nào nhận được tiền bồi thường.

Bộ TN&MT yêu cầu tiêu hủy hải sản nhiễm độc đúng quy trình
Bộ TN&MT yêu cầu tiêu hủy hải sản nhiễm độc đúng quy trình

VOV.VN - Bộ TN&MT đề nghị các tỉnh triển khai hỗ trợ, đền bù cho người dân, và niêm phong số lượng hải sản nhiễm độc để phục vụ công tác tiêu hủy.

Bộ TN&MT yêu cầu tiêu hủy hải sản nhiễm độc đúng quy trình

Bộ TN&MT yêu cầu tiêu hủy hải sản nhiễm độc đúng quy trình

VOV.VN - Bộ TN&MT đề nghị các tỉnh triển khai hỗ trợ, đền bù cho người dân, và niêm phong số lượng hải sản nhiễm độc để phục vụ công tác tiêu hủy.