Việt Nam - Thái Lan hướng tới phát triển bền vững và an ninh khu vực

VOV.VN -Ngày 12/7, tại Thái Lan, đã diễn ra Hội thảo quốc tế Tăng cường quan hệ Việt Nam –Thái Lan vì Thịnh vượng chung, Phát triển bền vững và An ninh khu vực

Ngày 12/7, tại  Bangkok, Thái Lan, đã diễn ra Hội thảo quốc tế Tăng cường quan hệ Việt Nam – Thái Lan vì Thịnh vượng chung, Phát triển bền vững và An ninh khu vực.
Hội thảo được Viện Nghiên cứu An ninh và Quốc tế, Đại học Chulalongkorn và Viện nghiên cứu ASEAN thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức. Đây là hoạt động trong chuỗi các sự kiện nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam và Thái Lan.
Tham gia hội thảo có các nhà nghiên cứu hàng đầu, các nhà ngoại giao, các nhà hoạch định chính sách, giới truyền thông và báo chí của Việt Nam, Thái Lan và nhiều nước trên thế giới.
Quang cảnh Hội thảo Việt Nam - Thái Lan.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Thái Lan Nguyễn Tất Thành đã có bài phát biểu khai mạc.
Theo đại sứ Nguyễn Tất Thành thì Thái Lan là một trong các quốc gia ASEAN cuối cùng thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam, nhưng lại là nước đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam.
Đại sứ Nguyễn Tất Thành cho biết: “Chúng tôi tin tưởng vào mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, là đối tác thương mại tốt như Thủ tướng của chúng tôi năm ngoái đã ký kết với 3 nguyên tắc cốt yếu trong quan hệ song phương, cụ thể là tôn trọng lẫn nhau, tin cậy lẫn nhau và cùng hưởng lợi ích”.
Đại sứ Nguyễn Tất Thành (phải) phát biểu tại hội thảo.
Các chủ đề được thảo luận tại hội thảo là Quan hệ Việt Nam – Thái Lan: Cơ hội và Thách thức, Các cơ hội đầu tư mới tại Việt Nam, Quan hệ Việt Nam – Thái Lan trong hợp tác ASEAN vì Hòa bình thịnh vượng của khu vực, Các triển vọng mới của quan hệ hợp tác lao động Việt Nam – Thái Lan, Kết nối thay đổi Miền Trung Việt Nam trong khuôn khổ Hành lang Đông – Tây, và Hợp tác Việt Nam – Thái Lan ứng phó biến đổi khí hậu.
Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã nêu ra và thảo luận những quan điểm về hợp tác Tiểu vùng sông Mekong (CLMVT), lập trường của ASEAN về vấn đề Biển Đông sau phán quyết của Tòa án trọng tài quốc tế ở PCA, biến đổi khí hậu và vấn đề các đập thủy điện ở thượng nguồn ảnh hưởng đến vùng châu thổ sông Mekong, triển vọng Hành lang kinh tế Đông – Tây trong tương quan với Hành lang kinh tế phía Nam.
Các đại biểu tham dự của Việt Nam và Thái Lan đều cho rằng quan hệ hai nước đã có lịch sử lâu đời trải rộng trên tất cả các mặt. Ở thời điểm này, hai nước đã trở thành những người bạn tốt trong cộng đồng ASEAN. Giữa hai nước còn có nhiều triển vọng trong hợp tác kinh tế (thương mại, đầu tư), chính trị, kết nối, lao động, ứng phó biến đổi khí hậu và tình trạng ấm lên toàn cầu trong khuôn khổ song phương và khu vực.
Về vấn đề hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và toàn cầu, các đại biểu cho rằng hai nước nên tiếp tục phối hợp cùng các nước khác trong khu vực gìn giữ hòa bình, ổn định và an ninh trên Biển Đông, giải quyết các khác biệt và tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế được các nước công nhận, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS) đồng thời tôn trọng phán quyết của Tòa án Trọng tài quốc tế lập theo Phụ lục VII UNCLOS về Biển Đông.
Việt Nam và Thái Lan cũng nên nỗ lực để giải quyết các vấn đề còn tồn tại giữa hai nước trong các lĩnh vực đánh cá và lao động./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cảnh sát Thái Lan giải thích vụ Hải quân bắn ngư dân Việt Nam
Cảnh sát Thái Lan giải thích vụ Hải quân bắn ngư dân Việt Nam

VOV.VN - Thái Lan cho rằng, phía Hải quân đã bắn cảnh cáo và báo hiệu cho tàu cá của Việt Nam nhưng các tàu lại bỏ chạy khiến hải quân buộc phải nổ súng.

Cảnh sát Thái Lan giải thích vụ Hải quân bắn ngư dân Việt Nam

Cảnh sát Thái Lan giải thích vụ Hải quân bắn ngư dân Việt Nam

VOV.VN - Thái Lan cho rằng, phía Hải quân đã bắn cảnh cáo và báo hiệu cho tàu cá của Việt Nam nhưng các tàu lại bỏ chạy khiến hải quân buộc phải nổ súng.

Thái Lan giải cứu 19 người Myanmar, nạn nhân của bọn buôn người
Thái Lan giải cứu 19 người Myanmar, nạn nhân của bọn buôn người

VOV.VN - Truyền thông Thái Lan đưa tin, lực lượng hải quân nước này vừa cứu sống 16 người Myanmar là nạn nhân của tổ chức buôn người.

Thái Lan giải cứu 19 người Myanmar, nạn nhân của bọn buôn người

Thái Lan giải cứu 19 người Myanmar, nạn nhân của bọn buôn người

VOV.VN - Truyền thông Thái Lan đưa tin, lực lượng hải quân nước này vừa cứu sống 16 người Myanmar là nạn nhân của tổ chức buôn người.

Phần lớn người dân Thái Lan vẫn chưa quyết định về Hiến pháp
Phần lớn người dân Thái Lan vẫn chưa quyết định về Hiến pháp

VOV.VN - Đến nay nhiều người dân Thái Lan vẫn chưa có quyết định sẽ ủng hộ hay phản đối dự thảo Hiến pháp mới.

Phần lớn người dân Thái Lan vẫn chưa quyết định về Hiến pháp

Phần lớn người dân Thái Lan vẫn chưa quyết định về Hiến pháp

VOV.VN - Đến nay nhiều người dân Thái Lan vẫn chưa có quyết định sẽ ủng hộ hay phản đối dự thảo Hiến pháp mới.

Phản ứng của Thái Lan sau phán quyết của Tòa PCA
Phản ứng của Thái Lan sau phán quyết của Tòa PCA

VOV.VN - Thái Lan tin rằng, tình hình ở Biển Đông nên được giải quyết thông qua những nỗ lực có sự phối hợp, dựa trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau.

Phản ứng của Thái Lan sau phán quyết của Tòa PCA

Phản ứng của Thái Lan sau phán quyết của Tòa PCA

VOV.VN - Thái Lan tin rằng, tình hình ở Biển Đông nên được giải quyết thông qua những nỗ lực có sự phối hợp, dựa trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau.

Thành phần chống đối Thái Lan 'bóp méo' dự thảo Hiến pháp
Thành phần chống đối Thái Lan 'bóp méo' dự thảo Hiến pháp

VOV.VN - Ủy ban soạn thảo Hiến pháp (CDC) sẽ yêu cầu chính quyền quân sự Thái Lan điều tra một nhóm chống đối đã chủ ý làm sai lệch dự thảo hiến pháp.

Thành phần chống đối Thái Lan 'bóp méo' dự thảo Hiến pháp

Thành phần chống đối Thái Lan 'bóp méo' dự thảo Hiến pháp

VOV.VN - Ủy ban soạn thảo Hiến pháp (CDC) sẽ yêu cầu chính quyền quân sự Thái Lan điều tra một nhóm chống đối đã chủ ý làm sai lệch dự thảo hiến pháp.