Trung Quốc nói về trừng phạt và gây áp lực với Triều Tiên

VOV.VN - ​Phát biểu sau khi bỏ phiếu trắng một dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an về vấn đề Triều Tiên hôm 28/3, Phó Đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Cảnh Sảng tuyên bố, việc gia tăng các biện pháp trừng phạt, gây áp lực và đối đầu quân sự sẽ không giúp giải quyết vấn đề trên bán đảo Triều Tiên mà chỉ phản tác dụng và khiến mâu thuẫn thêm trầm trọng.

Tuyên bố của ông Cảnh Sảng về câu chuyện trừng phạt Triều Tiên được đưa ra tại cuộc bỏ phiếu dự thảo nghị quyết gia hạn thêm một năm nhiệm vụ Nhóm chuyên gia hỗ trợ Ủy ban phụ trách các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên. Nga đã phủ quyết và Trung Quốc bỏ phiếu trắng đối với dự thảo nghị quyết này. Nếu được thông qua, nhiệm vụ của nhóm chuyên gia sẽ kéo dài đến 30/4/2025.

Theo thông tin trên trang web của Phái đoàn thường trực Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc, ông Cảnh Sảng cho biết sau cuộc bỏ phiếu, nước này ủng hộ việc thực hiện toàn diện và chính xác các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an đối với Triều Tiên, ủng hộ Ủy ban trừng phạt Triều Tiên và Nhóm chuyên gia thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập, khách quan và công bằng trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt việc được ủy quyền.

Ông tuyên bố, Trung Quốc luôn khẳng định các biện pháp trừng phạt không phải là mục đích mà là phương tiện, giúp thúc đẩy phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, các bên tiến hành đối thoại và đàm phán, để đạt được giải pháp chính trị.

Theo ông, hơn 10 năm qua, “các lệnh trừng phạt nghiêm khắc đối với Triều Tiên không góp phần hiện thực hóa các mục tiêu trên, mà thay vào đó làm gia tăng căng thẳng, đối đầu, tác động tiêu cực nghiêm trọng đến tình hình nhân đạo và sinh kế của người dân Triều Tiên”.

Ông cho biết, Trung Quốc đánh giá cao và tích cực ủng hộ đề xuất của Nga về thời hạn trừng phạt Triều Tiên và tiến hành rà soát thường xuyên, cho rằng đề xuất này nhắm đúng điểm trọng yếu, thực tế và khả thi. Nếu được thông qua, đây sẽ là cải tiến lớn đối với cơ chế trừng phạt và giúp tạo động lực phá vỡ thế bế tắc hiện nay. “Đáng tiếc là những ý kiến ​​trên của Nga chưa được tiếp nhận.”

Ông Cảnh Sảng nhấn mạnh, chạy theo liên minh quân sự và đối đầu quân sự sẽ chỉ làm trầm trọng hơn mâu thuẫn và gia tăng căng thẳng, khiến việc đạt được mục tiêu phi hạt nhân hóa và duy trì hòa bình, ổn định trên Bán đảo Triều Tiên càng trở nên khó khăn hơn.

Ông nhắc lại lập trường của Trung Quốc về vấn đề này và kêu gọi các bên có thái độ lý tính và thực tế, kiên trì phương hướng giải quyết chính trị, sớm nối lại tiếp xúc, xây dựng lòng tin, tái khởi động đối thoại và làm nhiều việc có lợi cho hòa bình và ổn định trên Bán đảo Triều Tiên.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phản ứng của Việt Nam về va chạm tàu giữa Trung Quốc và Philippines ở Bãi Cỏ Mây
Phản ứng của Việt Nam về va chạm tàu giữa Trung Quốc và Philippines ở Bãi Cỏ Mây

VOV.VN - Việt Nam kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.

Phản ứng của Việt Nam về va chạm tàu giữa Trung Quốc và Philippines ở Bãi Cỏ Mây

Phản ứng của Việt Nam về va chạm tàu giữa Trung Quốc và Philippines ở Bãi Cỏ Mây

VOV.VN - Việt Nam kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế, thực hiện nghiêm túc Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.

Trung Quốc sẽ giúp Sri Lanka xây dựng các hạ tầng chiến lược
Trung Quốc sẽ giúp Sri Lanka xây dựng các hạ tầng chiến lược

VOV.VN - Trung Quốc - chủ nợ song phương lớn nhất của Sri Lanka sẽ giúp quốc đảo Nam Á này phát triển các cảng nước sâu chiến lược và sân bay tại thủ đô Colombo.

Trung Quốc sẽ giúp Sri Lanka xây dựng các hạ tầng chiến lược

Trung Quốc sẽ giúp Sri Lanka xây dựng các hạ tầng chiến lược

VOV.VN - Trung Quốc - chủ nợ song phương lớn nhất của Sri Lanka sẽ giúp quốc đảo Nam Á này phát triển các cảng nước sâu chiến lược và sân bay tại thủ đô Colombo.

Nga dùng quyền phủ quyết ngăn Liên Hợp Quốc giám sát trừng phạt Triều Tiên
Nga dùng quyền phủ quyết ngăn Liên Hợp Quốc giám sát trừng phạt Triều Tiên

VOV.VN - Hôm 28/3, với tư cách là một thành viên trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Nga đã sử dụng quyền phủ quyết chấm dứt hoạt động giám sát các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.

Nga dùng quyền phủ quyết ngăn Liên Hợp Quốc giám sát trừng phạt Triều Tiên

Nga dùng quyền phủ quyết ngăn Liên Hợp Quốc giám sát trừng phạt Triều Tiên

VOV.VN - Hôm 28/3, với tư cách là một thành viên trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Nga đã sử dụng quyền phủ quyết chấm dứt hoạt động giám sát các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Triều Tiên liên quan đến chương trình hạt nhân của nước này.

Giám đốc tình báo Nga thăm Triều Tiên nhằm đối phó “thế lực thù địch”
Giám đốc tình báo Nga thăm Triều Tiên nhằm đối phó “thế lực thù địch”

VOV.VN - Giám đốc cơ quan tình báo đối ngoại Nga (SVR) Sergei Naryshkin vừa kết thúc chuyến thăm Triều Tiên, nhằm thúc đẩy hợp tác song phương cùng những vấn đề an ninh khu vực.

Giám đốc tình báo Nga thăm Triều Tiên nhằm đối phó “thế lực thù địch”

Giám đốc tình báo Nga thăm Triều Tiên nhằm đối phó “thế lực thù địch”

VOV.VN - Giám đốc cơ quan tình báo đối ngoại Nga (SVR) Sergei Naryshkin vừa kết thúc chuyến thăm Triều Tiên, nhằm thúc đẩy hợp tác song phương cùng những vấn đề an ninh khu vực.

Mỹ áp trừng phạt mới lên Triều Tiên
Mỹ áp trừng phạt mới lên Triều Tiên

VOV.VN - Hôm qua (theo giờ địa phương), Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 6 cá nhân và 2 tổ chức, có trụ sở ở Nga, Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), với cáo buộc đã chuyển tiền cho các chương trình vũ khí của Triều Tiên.

Mỹ áp trừng phạt mới lên Triều Tiên

Mỹ áp trừng phạt mới lên Triều Tiên

VOV.VN - Hôm qua (theo giờ địa phương), Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 6 cá nhân và 2 tổ chức, có trụ sở ở Nga, Trung Quốc và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), với cáo buộc đã chuyển tiền cho các chương trình vũ khí của Triều Tiên.