Thế giới 7 ngày: Nhóm lên hy vọng tìm lại hòa bình cho Syria

VOV.VN - Việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết về hòa bình tại Syria được xem là một bước chuyển quan trọng nhằm lập lại hòa bình sau gần 5 nội chiến.

Ngoại trưởng Nga Lavrov (trái) và người đồng cấp Mỹ Kerry tại cuộc họp thông qua nghị quyết về hòa bình tại Syria. Ảnh AP

1. Ngày 18/12, với đại đa số phiếu tán thành, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết về hòa bình tại Syria do Mỹ đệ trình.

Nội dung đáng chú ý của Nghị quyết về hòa bình tại Syria là việc khẳng định người dân Syria là người quyết định tương lai của nước này; kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các cuộc tấn công nhằm vào dân thường; kêu gọi thành lập một Chính phủ chuyển tiếp và tổ chức các cuộc bầu cử dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc.

Nghị quyết cũng kêu gọi Liên Hợp Quốc bảo trợ cho tiến trình đối thoại giữa đại diện Chính phủ Syria và các nhóm đối lập dự kiến diễn ra vào đầu năm tới.    

Phát biểu sau khi Nghị quyết được thông qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã ca ngợi “sự thống nhất chưa từng có tiền lệ của Hội đồng Bảo an” vốn từng chia rẽ sâu sắc về một giải pháp chính trị cho tình hình Syria và gọi Nghị quyết này là “một dấu mốc cực kỳ quan trọng”.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cũng cho rằng, “Nghị quyết vừa được thông qua đánh dấu một bước tiến quan trọng mà chúng ta phải đạt được”.

Theo các nhà quan sát, việc thông qua Nghị quyết này là một bước chuyển quan trọng nhằm tiến tới việc đối thoại để lập lại hòa bình cho Syria vốn bị tàn phá nặng nề do nội chiến kéo dài gần 5 năm qua. Tuy nhiên, tiến trình này có thể còn kéo dài do những bất đồng giữa các bên liên quan đặc biệt là giữa phương Tây với Nga và Syria, trong đó có tương lai của Tổng thống Syria al-Assad.

Các chiến binh thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng. (Ảnh: Getty).

2. Liên quan tới cuộc chiến chống khủng bố, đặc biệt là cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), đã có những động thái mới quyết liệt hơn từ cộng đồng quốc tế nhằm chặn đứng sự bành trướng của tổ chức khủng bố này.

Chiều 17/12 (theo giờ Mỹ), Bộ trưởng Tài chính của 15 quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết chặn đứng nguồn thu của IS.

Việc thông qua nghị quyết chặn đứng nguồn thu được cho là một biện pháp trước mắt làm suy yếu Tổ chức Nhà nước Hồi giáo.

Nghị quyết do Nga và Mỹ đồng bảo trợ này là bản cập nhật của nghị quyết cũ để đưa thêm nhóm Nhà nước Hồi giáo vào ngang hàng với al- Qaeda và Taliban trong danh sách những mối đe dọa khủng bố nghiêm trọng đối với thế giới.

Nghị quyết yêu cầu các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc  có những hành động quyết liệt để ngăn chặn nhóm Nhà nước Hồi giáo  có được thu nhập nhờ bán dầu, bán đồ cổ, bắt cóc để đòi tiền chuộc và các hoạt động tội phạm khác.

Nghị quyết cũng yêu cầu các quốc gia phải tăng cường chia sẻ thông tin tình báo về những mối đe dọa khủng bố và phát triển các tiêu chuẩn chung để có thể truy lùng hiệu quả hơn các hoạt động tài trợ khủng bố.

Giới chức Mỹ ước tính IS thu về khoảng 500 triệu USD hàng năm nhờ bán dầu từ những giếng dầu mà chúng kiểm soát tại Iraq và Syria.

Cuộc họp báo thường niên của Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Sputnik

3. Đúng 12h trưa 17/12 (theo giờ Moscow), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc họp báo lớn thường niên với sự tham dự của 1.390 phóng viên trong nước và nước ngoài.

Tại cuộc họp báo này, ông Putin đã trả lời các câu hỏi xoay quanh các chủ đề về tình hình kinh tế - xã hội của nước Nga, tình hình quốc tế và chính sách của Nga trong khắc phục khủng hoảng kinh tế cũng như chính sách đối ngoại trong bối cảnh hiện nay.

Tổng thống Putin thừa nhận kinh tế Nga đang ở thời điểm tột đỉnh của cuộc khủng hoảng và cần có những điều chỉnh về ngân sách năm 2016 để phù hợp với sự sụt giảm mạnh của giá dầu như hiện nay.

Ông Putin cũng cho rằng, năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp của Nga 5,6% là nhờ những nỗ lực của Chính phủ trong khắc phục khủng hoảng; khẳng định, giảm nợ nước ngoài của Liên bang Nga là một khía cạnh tích cực của biện pháp trừng phạt phương Tây chống lại Nga.

Liên quan đến điểm nóng Trung Đông và cuộc chiến chống khủng bố tại Syria, cụ thể là chiến dịch không kích lực lượng Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS, Tổng thống Putin đã trả lời nhiều câu hỏi của phóng viên và khẳng định không thể có biện pháp nào ổn định lại tình hình Syria ngoài giải pháp chính trị và kế hoạch của Nga trong vấn đề này cũng đồng thuận với Mỹ.

“Kịch bản cho việc giải quyết vấn đề Syria bằng giải pháp thông qua Hội đồng Bảo an LHQ mà Mỹ đề xuất là phù hợp và tôi mong là Chính quyền Syria sẽ chấp nhận giải pháp này. Nước Nga không tiến hành chiến tranh ở Syria, chiến dịch không kích là riêng và không tác động xấu đến ngân sách Quốc gia. Nga cũng không nhất thiết phải xây dựng căn cứ quân sự của mình tại Syria”, ông Putin nói.

Hộp đen của chiếc máy bay cường kích Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ hôm 24/11. Ảnh: Sputnik

4. Liên quan đến những căng thẳng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ xuất phát từ việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay chiến đấu của Nga hôm 24/11 tại khu vực biên giới với Syria, ngày 18/12, Phó Chỉ huy lực lượng không quân Nga Sergei Dronov cho biết, Nga đã mời 14 nước cử chuyên gia đến giám định hộp đen của chiếc Su-24 bị bắn hạ. 

Chiếc hộp đen này do lực lượng phối hợp của Nga và Syria lấy được từ hiện trường vụ rơi máy bay ở khu vực phía Bắc thuộc kiểm soát của quân nổi dậy Syria. Tuy nhiên, chỉ có chuyên gia Anh và Trung Quốc đồng ý giám định các dữ liệu trong hộp đen này.

Phía Nga cho rằng, dữ liệu từ hộp đen của chiếc Su-14 có thể chứng minh máy bay ném bom của nước này chưa bao giờ vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kỳ.

Phó Chỉ huy lực lượng không quân Nga Sergei Dronov cho biết, các dữ liệu này sẽ được công bố vào ngày 22/12 tới.

Trước đó, tại cuộc họp báo thường niên ngày 17/12, Tổng thống Nga Putin đã nói rằng, Ankara đã thực hiện một hành động thù địch khi bắn rơi cường kích Su-24 của Nga, rồi sau đó tìm cách ẩn nấp phía sau NATO.

Tổng thống Obama tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng. Ảnh: Reuters

5. Tại cuộc họp báo cuối cùng trong năm 2015 được tổ chức đêm 18/12, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề cập đến một loạt vấn đề nóng cả trong nước và trên toàn thế giới.

Tổng thống Obama cho rằng, nền kinh tế Mỹ đã đón nhận những bước tiến ổn định, vững chắc, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống chỉ còn khoảng 5%, tăng trưởng việc làm ấn tượng với 13,7 triệu việc làm mới, số người được hưởng các chương trình chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng và quan trọng nhất là thu nhập tiền lương tăng nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác kể từ khi quá trình phục hồi kinh tế bắt đầu.

Trả lời các câu câu hỏi về hoạt động đối ngoại của Mỹ, Tổng thống Obama cho biết: Năm 2015, Chính phủ Mỹ đã có một năm “bận rộn” và đã đạt được thỏa thuận hạt nhân mang tính đột phá với Iran, tái thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba sau hơn nửa thế kỷ, hoàn tất quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có ý nghĩa lịch sử.

Ông Obama khẳng định, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương là hiệp định thương mại vì người lao động và thân thiện với môi trường nhất trong lịch sử và thỏa thuận sẽ loại bỏ gần như tất cả các rào cản đối với hàng hóa Mỹ.

Đề cập tới một trong những vấn đề nóng nhất trong năm qua là cuộc chiến chống khủng bố, Tổng thống Obama thừa nhận rằng nước Mỹ đang đối mặt với những khó khăn trong cuộc chiến chống khủng bố nói chung và IS tại Syria và Iraq nói riêng, song cam đoan rằng Mỹ có thể đánh bại tổ chức khủng bố này.

Chủ tịch Cuba Raul Castro (trái) và Tổng thống Mỹ Barack Obama bắt tau nhau trong cuộc gặp ở Hội nghị Thượng đỉnh châu Mỹ tại Panama hồi đầu tháng 11. Ảnh AP

6. Ngày 17/12 đánh dấu tròn 1 năm Mỹ và Cuba nhất trí bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa 2 nước (17/12/2014-17/12/2015).

Phát biểu ngày 18/12, Chủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố sẽ tiếp tục cải thiện quan hệ với Mỹ dù quan hệ song phương trong một số lĩnh vực vẫn chưa đạt được tiến triển nào.

Chủ tịch Raul Castro nhắc lại lời kêu gọi 2 nước tiếp tục thúc đẩy tiến trình bình thường hóa quan hệ này: “Chính phủ Cuba sẵn sàn tiếp tục thúc đẩy xây dựng quan hệ với Mỹ, dựa trên sự tôn trọng chủ quyền, độc lập và lợi ích của đất nước và người dân 2 bên, vốn được nuôi dưỡng bởi sự kết nối lịch sử, văn hóa và gia đình giữa Cuba và Mỹ..."

Chủ tịch Raul Castro cũng đề cập các lĩnh vực mà Cuba và Mỹ không có bước tiến nào sau 1 năm tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao, bao gồm việc Mỹ vẫn duy trì bao vây thương mại với Cuba, vấn đề Vịnh Guantanamo hay chính sách nhập cư…

Đúng vào dịp kỷ niệm tròn 1 năm bình thường hóa quan hệ, Cuba và Mỹ đã nhất trí nối lại các chuyến bay thương mại. 

Thỏa thuận này cho phép các hãng hàng không Mỹ thực hiện 110 chuyến bay khứ hồi hàng ngày tới Cuba, bao gồm 20 chuyến bay đến thủ đô Havana. Đây được coi là thỏa thuận thương mại song phương lớn nhất kể từ khi lãnh đạo Mỹ và Cuba tuyên bố sẽ nối lại quan hệ ngoại giao vào ngày 17/12/2014. 

Thỏa thuận vừa đạt được sẽ tạo ra một cơ chế thuận lợi hơn cho hành khách, bao gồm khả năng đặt vé trực tiếp trên mạng cũng như không phải mất tới hơn 4 giờ làm thủ tục lên máy bay cùng những quy định khắt khe về hành lý như hiện nay.

Chú thích ảnh

7. Một máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay vào phạm vi 12 hải lý quanh một hòn đảo do Trung Quốc bồi đắp trái phép tại Biển Đông. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết đây là hành động “không chủ ý” và đang tiến hành xem xét.

Các quan chức quốc phòng Mỹ vừa xác nhận một máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ tuần trước đã bay vào phạm vi chỉ cách 2 hải lý quanh hòn đảo mà Trung Quốc xây dựng trái phép tại bãi Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, Bill Urban cho biết chuyến bay hôm 10/12 vừa qua được hiện theo nhiệm vụ thường lệ và việc một trong những chiếc B-52 tham gia bay vào trong khu vực 12 hải lý là “nằm ngoài kế hoạch”.

Trong tuần này, quan hệ Trung Quốc và Mỹ lại có thêm diễn biến căng thẳng mới sau khi Mỹ quyết định bán gói vũ khí mới trị giá 1,83 tỷ USD cho Đài Loan.

Ngay lập tức, Trung Quốc đã triệu Đại biện lâm thời Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc đến để phản đối, tuyên bố sẽ trừng phạt đối với các doanh nghiệp Mỹ tham gia thương vụ bán vũ khí nói trên.

Chiều tối 16/12, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trịnh Trạch Quang đã triệu Đại biện lâm thời Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc đến để phản đối, cho rằng việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan là “vi phạm nghiêm trọng” nguyên tắc 3 tuyên bố chung trước đây giữa Trung Quốc và Mỹ, gây “tổn hại nghiêm trọng” đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc. 

Người phát ngôn Nhà trắng David McKeeby cho biết, ngày 16/12 (theo giờ Washington), Chính phủ Mỹ đã thông báo cho Quốc hội nước này về quyết định bán gói vũ khí trị giá 1,83 tỷ USD cho Đài Loan.

Trong gói vũ khí lần này bao gồm ít nhất 2 tàu hộ vệ tên lửa, các loại tên lửa chống tăng, xe bọc thép và nhiều vũ khí hiện đại khác. Đây là lần đầu tiên trong 4 năm qua Mỹ tiếp tục quyết định bán vũ khí cho Đài Loan với số lượng lớn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

B-52 Mỹ bay vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo trên Biển Đông
B-52 Mỹ bay vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo trên Biển Đông

VOV.VN - Một máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay vào phạm vi 12 hải lý quanh một hòn đảo do Trung Quốc bồi đắp trái phép tại Biển Đông.

B-52 Mỹ bay vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo trên Biển Đông

B-52 Mỹ bay vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo trên Biển Đông

VOV.VN - Một máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã bay vào phạm vi 12 hải lý quanh một hòn đảo do Trung Quốc bồi đắp trái phép tại Biển Đông.

Phương Tây chia rẽ với Nga, Syria về tương lai của Tổng thống Assad
Phương Tây chia rẽ với Nga, Syria về tương lai của Tổng thống Assad

VOV.VN- Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 18/12 thông qua nghị quyết về hòa bình tại Syria nhưng lại không hề đề cập đến Tổng thống Bashar al- Assad.

Phương Tây chia rẽ với Nga, Syria về tương lai của Tổng thống Assad

Phương Tây chia rẽ với Nga, Syria về tương lai của Tổng thống Assad

VOV.VN- Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 18/12 thông qua nghị quyết về hòa bình tại Syria nhưng lại không hề đề cập đến Tổng thống Bashar al- Assad.

Nga- Mỹ “nhìn nhận rất giống nhau” trong vấn đề Syria
Nga- Mỹ “nhìn nhận rất giống nhau” trong vấn đề Syria

VOV.VN- Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định Nga và Mỹ đã thống nhất được rất nhiều điểm mấu chốt trong vấn đề Syria.

Nga- Mỹ “nhìn nhận rất giống nhau” trong vấn đề Syria

Nga- Mỹ “nhìn nhận rất giống nhau” trong vấn đề Syria

VOV.VN- Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định Nga và Mỹ đã thống nhất được rất nhiều điểm mấu chốt trong vấn đề Syria.

Tròn 1 năm Mỹ-Cuba cải thiện quan hệ: Lệnh cấm vận vẫn phủ bóng
Tròn 1 năm Mỹ-Cuba cải thiện quan hệ: Lệnh cấm vận vẫn phủ bóng

VOV.VN- Ngày 17/12 đánh dấu tròn một năm kể từ khi Mỹ và Cuba có những tuyên bố lịch sử khi thông báo sẽ chấm dứt nhiều thập kỉ thù địch.

Tròn 1 năm Mỹ-Cuba cải thiện quan hệ: Lệnh cấm vận vẫn phủ bóng

Tròn 1 năm Mỹ-Cuba cải thiện quan hệ: Lệnh cấm vận vẫn phủ bóng

VOV.VN- Ngày 17/12 đánh dấu tròn một năm kể từ khi Mỹ và Cuba có những tuyên bố lịch sử khi thông báo sẽ chấm dứt nhiều thập kỉ thù địch.

Nga bắt đầu mở hộp đen điều tra vụ Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ
Nga bắt đầu mở hộp đen điều tra vụ Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ

VOV.VN - Quan chức Nga ngày 18/12 đã mời các nhà ngoại giao Anh, Trung Quốc và Ấn Độ chứng kiến việc mở chiếc hộp đen của chiếc Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.

Nga bắt đầu mở hộp đen điều tra vụ Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ

Nga bắt đầu mở hộp đen điều tra vụ Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ

VOV.VN - Quan chức Nga ngày 18/12 đã mời các nhà ngoại giao Anh, Trung Quốc và Ấn Độ chứng kiến việc mở chiếc hộp đen của chiếc Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.

Cuba sẵn sàng cải thiện quan hệ song phương với Mỹ
Cuba sẵn sàng cải thiện quan hệ song phương với Mỹ

VOV.VN- Chủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố sẽ tiếp tục cải thiện quan hệ với Mỹ dù quan hệ song phương trong một số lĩnh vực vẫn chưa đạt được tiến triển nào.

Cuba sẵn sàng cải thiện quan hệ song phương với Mỹ

Cuba sẵn sàng cải thiện quan hệ song phương với Mỹ

VOV.VN- Chủ tịch Cuba Raul Castro tuyên bố sẽ tiếp tục cải thiện quan hệ với Mỹ dù quan hệ song phương trong một số lĩnh vực vẫn chưa đạt được tiến triển nào.