Thế giới 24h: Sau bầu cử ở Iowa, bà Hillary và ông Ted giành lợi thế

VOV.VN - Cuộc bầu cử sơ bộ ở Iowa vừa diễn ra đầy kịch tính với chiến thắng thuộc về ông Ted Cruz (đảng Cộng hòa) và bà Hillary Clinton (đảng Dân chủ).

1. Bầu cử sơ bộ tại bang Iowa, vốn được xem là phát súng lệnh trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng vừa diễn ra đầy kịch tích với thắng lợi thuộc về Thượng nghị sĩ Ted Cruz của đảng Cộng hòa và bà Hillary Clinton của đảng Dân chủ. 

Cuộc bầu cử sơ bộ đầu tiên lựa chọn ứng cử viên Tổng thống của cả hai đảng tại thành phố Des Moines bang Iowa theo hình thức họp kín được bắt đầu từ 19h tối 1/2 theo giờ địa phương. Kết quả bầu cử được các phương tiện truyền thông Mỹ cập nhật từng phút cho thấy sự cạnh tranh gay gắt giữa các ứng cử viên. 

Cựu ngoại trưởng Hillary Clinton - ứng cử viên đảng Dân chủ. (Ảnh: AP).  
Trong nội bộ đảng Cộng hòa, bất ngờ lớn đã xảy ra khi Thượng nghị sĩ Ted Cruz đã vượt lên giành chiến thắng trước đối thủ Donald Trump với lần lượt 28 và 24% ủng hộ. Thượng nghị sĩ Marco Rubio tiếp tục bám sát ở vị trí thứ ba với 23% ủng hộ.

Trong khi đó, cuộc chạy đua nội bộ của đảng Dân chủ chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt giữa hai ứng viên dẫn đầu là cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton và Thượng nghị sĩ bang Vermont, Bernie Sander trong từng phút. 

Theo kết quả trên CNN, bà Clinton dành chiến thắng với 50% số phiếu ủng hộ, chỉ cách biệt 1% so với kết quả 49% số phiếu ủng hộ của ông Sander. Ứng cử viên còn lại của đảng Dân chủ là cựu Thống đốc bang Maryland Martin O’Malley gây thất vọng lớn khi chỉ nhận được từ 0 đến 1% ủng hộ, thấp hơn nhiều so với kết quả thăm dò trước đó. Do vậy, ông O’Malley đã quyết định dừng cuộc chạy đua vào Nhà Trắng tại đây.

Có thể nói, chiến thắng tại bang Iowa được xem là bước chạy đà hoàn hảo cho các ứng cứ viên đứng đầu 2 đảng trước thách thức tại bang New Hampshire vào ngày 9/2 tới. 

2. Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria Staffan de Mistura ngày 1/2 tuyên bố cuộc hòa đàm tại Geneva, Thụy Sĩ về khủng hoảng Syria đã chính thức bắt đầu. Đặc phái viên Liên Hợp Quốc Mistura đã có các cuộc thảo luận đầu tiên với đại diện lực lượng đối lập Syria và dự kiến có cuộc gặp với đại diện chính phủ Syria trong ngày 2/2. 

Cuộc khủng hoảng kéo dài gần 5 năm qua ở Syria vẫn chưa có hồi kết. (Ảnh: emaze).
Tuyên bố này bắt đầu cuộc đàm phán hòa bình Syria được Đặc phái viên Liên Hợp Quốc Mistura đưa ra sau khi ông có cuộc gặp chính thức đầu tiên với các đại diện của Ủy ban đàm phán cấp cao (HNC) – nhóm đối lập chính ở Syria. 

Các cuộc gặp đầu tiên là nhằm lắng nghe ý kiến và mối quan tâm của các bên nhằm chấm dứt cuộc xung đột kéo dài 5 năm qua tại Syria. Sau cuộc gặp với phái đoàn chính phủ, ông Mistura sẽ gặp lại Ủy ban đàm phán cấp cao để thảo luận sâu hơn về những vấn đề đã được nêu ra.

Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ với Ủy ban đàm phán cấp cao, ông Mistura cho biết, cuộc đàm phán sẽ phức tạp và khó khăn, song người dân Syria xứng đáng được thấy những kết quả cụ thể. Tuy không đề cập vòng đàm phán đầu tiên sẽ kéo dài bao lâu, song ông Mistura bày tỏ hy vọng các bên "sẽ đạt được một điều gì đó" trước ngày 11/2. 

3. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 1/2 đã tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu đối với virus Zika đang lây lan dữ dội tại châu Mỹ. 

Giới chuyên gia y tế cho rằng virus Zika có liên quan đến căn bệnh teo não ở trẻ sơ sinh. (ảnh: Reuters).
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Magarett Chan nhấn mạnh sự cần thiết của một phản ứng phối hợp quốc tế đồng thời cho rằng một sự hạn chế về thương mại hay du lịch tại thời điểm này là không cần thiết. 

Tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu được đưa ra sau cuộc họp của một Ủy ban khẩn cấp bao gồm các chuyên gia độc lập sau khi WHO chịu chỉ trích là đã phản ứng quá chậm với diễn biến của dịch bệnh. 

Tuần trước, Tổ chức Y tế Thế giới mới phát đi cảnh báo virus Zika "bùng phát mạnh mẽ" tại các quốc gia châu Mỹ, với số lượng các ca nhiễm bệnh có thể lên tới 4 triệu người trong năm nay. Hiện virus Zika đến nay đã "có mặt" ở hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, phần lớn là ở châu Mỹ.

Brazil là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh Zika. Giới chuyên gia y tế nước này cho rằng virus Zika chính là nguyên nhân gây ra căn bệnh teo não ở trẻ em mới sinh.

4. Tổng thống Pháp Francois Hollande và Chủ tịch Cuba Raul Castro ngày 1/2 có cuộc gặp tại điện Elysee, mở ra một trang mới trong quan hệ 2 nước. 

Lãnh đạo Pháp, Cuba bắt tay trong cuộc gặp tại Havana ngày 11/5/2015. Ảnh: AFP.
 Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Chủ tịch Cuba tới Pháp kể từ năm 1995, được đánh giá sẽ mở ra một trang mới trong mối quan hệ hợp tác Cuba-Pháp nói riêng và Cuba- Liên minh châu Âu nói chung.

Tổng thống Pháp Francois Hollande đón mừng Chủ tịch Cuba Raul Castro tại sân Điện Elysee cùng với cái bắt tay thân mật, cho thấy mối quan hệ hai nước đang ở thời điểm tốt nhất từ trước đến nay theo nhận định của ông Jean-Pierre Bel, Đặc phái viên của Tổng thống Pháp về Cuba. 

Tại cuộc họp báo sau đó, lãnh đạo hai nước cũng cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa... Tổng thống Pháp kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế áp đặt hàng thập kỉ qua nhằm vào Cuba để Cuba có được vị thế đầy đủ của mình.

5. Tổng thống Ukraine ngày 1/2 kêu gọi phương Tây duy trì các biện pháp trừng phạt Nga với lý do Moscow vẫn ủng hộ phe đối lập ở miền Đông nước này. 

Cuộc họp báo chung của Thủ tướng Đức Angela Merkel (phải) và Tổng thống Ukraine Poroshenko. (ảnh: Reuters).
Phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin, Tổng thống Ukraine Poroshenko cáo buộc Nga vẫn đang hỗ trợ lực lượng nổi dậy, đồng thời nhấn mạnh cơ chế trừng phạt Nga cần phải được duy trì cho đến khi Moscow thực thi đầy đủ thỏa thuận hòa bình Minsk. 

Thủ tướng Đức Merkel cũng cho rằng thỏa thuận hòa bình cho miền Đông Ukraine vẫn còn thiếu sự tuân thủ đầy đủ của các bên, đặc biệt là vai trò của Nga. Vì thế, Liên minh châu Âu đến nay chưa tính đến việc có nên dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga hay không.

Trong chuyến thăm Đức, Tổng thống Ukraine và Thủ tướng nước chủ nhà còn thảo luận về việc Berlin sẽ mở rộng viện trợ tài chính cho Ukraine trong năm 2016.

6. Bộ Quốc phòng Nga ngày 1/2 khẳng định máy bay chiến đấu Su-34 của Nga không xâm phạm không phân của Thổ Nhĩ Kỳ như lời cáo buộc. Bộ Quốc phòng Nga đồng thời nhấn mạnh, lời cáo buộc của Ankara là sự khiêu khích có toan tính. 

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov. (ảnh: Sputnik).
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết, Nga coi hành động này của Thổ Nhĩ Kỳ là nhằm mục đích tuyên truyền những luận điệu vô căn cứ, giống như sự khiêu khích có chủ ý. 

Ông Igor Konashenkov cho biết thêm, hiện quân đội Nga đã nắm trong tay cuốn băng video do quân đội Syria và một nhóm đối lập Syria cung cấp, chiếu hình ảnh pháo binh của Thổ Nhĩ Kỳ bắn vào một ngôi làng tiền tuyến của Syria.

Bộ Quốc phòng Nga đang chờ đợi lời giải thích ngay lập tức từ phía NATO, Bộ Quốc phòng Mỹ và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ về vụ nã pháo này. 

7. Ngày 1/2 đại diện hơn 20 quốc gia trong Liên minh quốc tế do Mỹ dẫn đầu chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS tự xưng đã nhóm họp tại Roma của Italy.

Cuộc họp nhằm thảo luận việc thúc đẩy chiến dịch chống khủng bố tại Syria và Iraq và cách thức ngăn chặn sự bành trướng của IS ở Libya. 

Các tay súng Nhà nước Hồi giáo. (ảnh: AP).
 Tại cuộc họp, 23 quốc gia trong Liên minh chống IS đã đánh giá lại những nỗ lực của họ khi giành được từ tay khủng bố những vùng lãnh thổ ở Syria và Iraq. Bên cạnh đó, các nước còn bàn cách làm thế nào ngăn chặn “những chiếc vòi bạch tuộc của IS” vươn xa hơn nữa, đặc biệt là ở Libya, 

Mỹ, quốc gia chỉ huy cuộc chiến chống khủng bố, mới đây cho biết sẽ dành hơn 7 tỷ USD trong ngân sách quốc phòng cho cuộc chiến chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo vào năm 2017, tăng gấp 3 lần so với để xuất đưa ra hồi năm ngoái.

Cuộc họp cũng tập trung thảo luận về việc lập lại sự ổn định cho người dân ở thành phố Tikrit ở Iraq, cũng như đưa ra những biện pháp hiệu quả hơn nhằm cắt đứt nguồn cung tài chính cho IS, ngăn chặn dòng chảy chiến binh nước ngoài và chống lại hình thức tuyên truyền tư tưởng cực đoan của IS./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Donal Trump và Hillary Clinton dẫn đầu trước thềm bầu cử sơ bộ ở Iowa
Donal Trump và Hillary Clinton dẫn đầu trước thềm bầu cử sơ bộ ở Iowa

VOV.VN - Trước thềm cuộc bầu cử sơ bộ ở bang Iowa, ứng cử viên Donal Trump và bà Hillary Clinton đang dẫn đầu số phiếu ủng hộ theo kết quả thăm dò dư luận.

Donal Trump và Hillary Clinton dẫn đầu trước thềm bầu cử sơ bộ ở Iowa

Donal Trump và Hillary Clinton dẫn đầu trước thềm bầu cử sơ bộ ở Iowa

VOV.VN - Trước thềm cuộc bầu cử sơ bộ ở bang Iowa, ứng cử viên Donal Trump và bà Hillary Clinton đang dẫn đầu số phiếu ủng hộ theo kết quả thăm dò dư luận.

Học giả Nga dự đoán bà Hillary Clinton đắc cử Tổng thống Mỹ
Học giả Nga dự đoán bà Hillary Clinton đắc cử Tổng thống Mỹ

Các học giả thuộc viện IMEMO nhận định, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ đánh bại ứng cử viên Marco Rubio của Đảng Cộng hòa.

Học giả Nga dự đoán bà Hillary Clinton đắc cử Tổng thống Mỹ

Học giả Nga dự đoán bà Hillary Clinton đắc cử Tổng thống Mỹ

Các học giả thuộc viện IMEMO nhận định, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ đánh bại ứng cử viên Marco Rubio của Đảng Cộng hòa.

Mỹ không công bố 22 bức thư điện tử “tối mật” của bà Hillary Clinton
Mỹ không công bố 22 bức thư điện tử “tối mật” của bà Hillary Clinton

VOV.VN - Giới chức Mỹ cho rằng, an ninh quốc gia của Mỹ sẽ bị “phương hại nghiêm trọng” nếu các lá thư này được công bố.

Mỹ không công bố 22 bức thư điện tử “tối mật” của bà Hillary Clinton

Mỹ không công bố 22 bức thư điện tử “tối mật” của bà Hillary Clinton

VOV.VN - Giới chức Mỹ cho rằng, an ninh quốc gia của Mỹ sẽ bị “phương hại nghiêm trọng” nếu các lá thư này được công bố.

Tranh cử trong Đảng Dân chủ: Bà Hillary Clinton liệu sẽ thành công?
Tranh cử trong Đảng Dân chủ: Bà Hillary Clinton liệu sẽ thành công?

VOV.VN- Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016 trong nội bộ Đảng Dân chủ chưa bao giờ là dễ dàng đối với bà Hillary Clinton.

Tranh cử trong Đảng Dân chủ: Bà Hillary Clinton liệu sẽ thành công?

Tranh cử trong Đảng Dân chủ: Bà Hillary Clinton liệu sẽ thành công?

VOV.VN- Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016 trong nội bộ Đảng Dân chủ chưa bao giờ là dễ dàng đối với bà Hillary Clinton.

Vì sao ông Obama ủng hộ bà Hillary Clinton làm Tổng thống Mỹ?
Vì sao ông Obama ủng hộ bà Hillary Clinton làm Tổng thống Mỹ?

VOV.VN - Các nhà quan sát nhận định, lời khen của ông Obama dành cho cựu Ngoại trưởng của mình có thể giúp bà Hillary có thể ghi thêm điểm trước công chúng.

Vì sao ông Obama ủng hộ bà Hillary Clinton làm Tổng thống Mỹ?

Vì sao ông Obama ủng hộ bà Hillary Clinton làm Tổng thống Mỹ?

VOV.VN - Các nhà quan sát nhận định, lời khen của ông Obama dành cho cựu Ngoại trưởng của mình có thể giúp bà Hillary có thể ghi thêm điểm trước công chúng.