Thượng viện lên dây cót cho kịch bản xét xử luận tội Tổng thống Trump

VOV.VN -Theo lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện McConnell, phiên xét xử luận tội Tổng thống Trump sẽ dựa trên quy tắc từng áp dụng với Tổng thống Bill Clinton.

Tại Hạ viện, 3 ủy ban phụ trách tiến hành yêu cầu luận tội đã bắt đầu soạn một báo cáo để có thể gửi tới Ủy ban Tư pháp Hạ viện trong tuần tới. Ủy ban Tư Pháp dự kiến sẽ tổ chức một phiên điều trần vào ngày 4/12, trong đó các chuyên gia pháp lý sẽ nói về những gì mà Chủ tịch Ủy ban này Jerry Nadler mô tả trong lá thư gửi Tổng thống Trump ngày 26/11 là “cuộc luận tội dựa trên hiến pháp và lịch sử, cũng như mong muốn của các nhà lập quốc” và hiểu về các khái niệm như được nêu trong trường hợp luận tội Tổng thống.

Ông Nadler đã gửi lá thư để nhắc Tổng thống Trump rằng các cố vấn của ông có thể dự phiên điều trần và đặt câu hỏi cho các nhân chứng. Tuy nhiên, Nhà Trắng vẫn chưa phản hồi.

Hai nhà ngoại giao William Taylor và George Kent tuyên thệ trước khi điều trần tại Hạ viện ngày 13/11. Ảnh: Getty

Một cuộc bỏ phiếu đầy đủ của Hạ viện về các điều khoản luận tội dự kiến diễn ra trước Giáng sinh để phiên xét xử tại Thượng viện có thể diễn ra trong tháng 1/2020.

Tham chiếu từ cuộc luận tội Tổng thống Bill Clinton

Hiện nay, tại Thượng viện, có nghị sỹ từng bỏ phiếu trong phiên xét xử luận tội Tổng thống Bill Clinton năm 1999, trong đó có cả ông Mitch McConnell và ông Chuck Schumer (đảng Dân Chủ) - hiện đang là lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện.

Năm 1999, toàn bộ 100 Thượng nghị sỹ đã bỏ phiếu thông qua thủ tục cho phiên xét xử luận tội Tổng thống Clinton. Cuộc bỏ phiếu diễn ra sau một thỏa thuận giữa lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện khi đó là Trent Lott (đảng Cộng hòa), và lãnh đạo phe thiểu số khi đó Tom Daschle (đảng Dân chủ) trên các nguyên tắc: 24 giờ cho mỗi bên để chuẩn bị, và 16 giờ tiếp theo cho các thượng nghị sỹ đặt câu hỏi.

Tuy nhiên, hai bên lại ít có sự thống nhất về vấn đề nhân chứng. Nghị quyết liên quan tới việc triệu tập các nhân chứng được thông qua trong một cuộc bỏ phiếu với sự tham gia của đa số thành viên mỗi đảng tại Thượng viện.

Kết quả là, 3 nhân chứng, trong đó có Monica Lewinsky – cựu thực tập sinh Nhà Trắng, người mà ông Clinton thừa nhận có mối quan hệ tình ái, đã đưa lời khai riêng với sự có mặt của một thượng nghị sỹ từ mỗi đảng.

Các trích đoạn video lời khai được phát gián tiếp trong phiên xét xử, nhưng không có việc lấy lời khai trực tiếp hay giữa chừng phiên xét xử luận tội.

Khi các phóng viên hỏi ông Mc.Connell trong tuần trước về việc liệu Thượng viện có triệu các nhân chứng mà Hạ viện chưa triệu tập hay không, ông từ chối đưa ra dự đoán.

“Chúng tôi đều đang có các cuộc thảo luận kiểu giả định, nhưng tôi nghĩ việc chỉ đặt ra vô số giả thuyết thôi thì sẽ không giúp ích gì”, ông McConnell nói.

“Hạ viện sẽ làm những gì họ dự định làm và khi họ đã xong xuôi, mọi việc sẽ chuyển tới đây. Khi đó chúng tôi sẽ làm việc cho đến khi các thượng nghị sỹ quyết định đã đến lúc cần đưa ra kết luận”, ông McConnell cho biết thêm.

Lên dây cót

Mặc dù các lãnh đạo Dân chủ và Cộng hòa tại Thượng viện vẫn chưa thảo luận trực tiếp, nhưng ông Schumer nói rằng ông không thấy có bất cứ lý gì khiến ông và thượng nghị sỹ McConnell không thể đạt thỏa thuận về thủ tục cho một phiên xét xử luận tội Tổng thống.

“Tôi hy vọng đó sẽ là một quy trình công bằng, một quy trình cho phép cả 2 bên nêu quan điểm của mình một cách công bằng”, ông Schumer nói đầu tháng này.

Khi một phóng viên nhấn mạnh rằng, tất cả 100 thượng nghị sỹ đã thông qua thủ tục cho cuộc luận tội Tổng thống Clinton, ông Schumer nói ông hy vọng điều có có thể xảy ra một lần nữa, bất chấp sự phân cực đảng phái sâu sắc ở Washington.

“Bạn biết những điều nhất định sẽ vượt quá cả sự chia rẽ đảng phái. Việc bảo vệ ‘người tiết lộ’ sẽ vượt qua tinh thần đảng phái và điều này cũng sẽ như vậy. Phiên xét xử là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất mà Hiến pháp trao cho Thượng viện và điều đó sẽ được thực hiện một cách công bằng và không mang tính đảng phái”, ông Schumer nói.

Mặc dù ông Schumer và ông McConnell vẫn chưa đối thoại, nhưng hai bên đều đang chuẩn bị các cuộc họp với nhóm của mình để thảo luận về các kịch bản cho một phiên xét xử luận tội Tổng thống tại Thượng viện.

Giữa tháng 10, ông McConnell và nhóm của ông đã đưa ra một bản hướng dẫn cho các thành viên Cộng hòa trong Thượng về những gì có thể xảy ra nếu Hạ viện thông qua các điều khoản luận tội Tổng thống Trump.

Một bản tóm tắt tương tự cũng được gửi tới các phóng viên đã đặt câu hỏi về việc một phiên xét xử ở Thượng viện sẽ diễn ra như thế nào: Thương viện sẽ tiếp quản vấn đề, Chánh án tòa án tối cao John Roberts sẽ làm chủ tọa, Thượng viện sẽ họp mỗi ngày, 6 ngày trong tuần, từ 12h30 hay 13h. Các lãnh đạo ở Hạ viện sẽ đóng vai trò như bên nguyên và luật sư của Tổng thống sẽ đóng vai trò như nhóm biện hộ.

Các thượng nghị sỹ, đóng vai trò như bồi thẩm đoàn, có thể đề xuất các kiến nghị và xác nhận các câu hỏi, nhưng sẽ không được phép lên tiếng, ông McConnell cho biết.

Trong khi đó về phía đảng Dân chủ, ông Schumer cũng đã tổ chức một cuộc họp qua điện thoại vào 2/10 và 10/10 để thảo luận yêu cầu luận tội với các Thượng nghị sỹ của đảng. Văn phòng của ông Schumer đã thiết lập một cổng tài liệu để các thành viên Dân chủ có thể truy cập. Cổng tài liệu này bao gồm cả thông tin từ những tranh cãi luận tội trước đây, các văn bản hướng dẫn, các thực tế lịch sử bao gồm cả các trích dẫn từ những nhà lập quốc và thông tin cập nhật liên tục về trường hợp luận tội Tổng thống Trump./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thêm bằng chứng bất lợi cho Tổng thống Trump giữa cơn bão luận tội
Thêm bằng chứng bất lợi cho Tổng thống Trump giữa cơn bão luận tội

VOV.VN - Hai nguồn tin giấu tên tiết lộ với AP rằng, Tổng thống Ukraine đã cảm thấy bị sức ép từ chính quyền Trump thậm chí trước cuộc điện đàm tháng 7/2019.

Thêm bằng chứng bất lợi cho Tổng thống Trump giữa cơn bão luận tội

Thêm bằng chứng bất lợi cho Tổng thống Trump giữa cơn bão luận tội

VOV.VN - Hai nguồn tin giấu tên tiết lộ với AP rằng, Tổng thống Ukraine đã cảm thấy bị sức ép từ chính quyền Trump thậm chí trước cuộc điện đàm tháng 7/2019.

Tổng thống Trump muốn ông Biden và “người tiết lộ” phải ra làm chứng
Tổng thống Trump muốn ông Biden và “người tiết lộ” phải ra làm chứng

VOV.VN - Ông Trump muốn tiến hành phiên xét xử luận tội ông ở Thượng viện và cha con cựu Phó Tổng thống Joe Biden cùng “người tiết lộ” phải ra làm nhân chứng.

Tổng thống Trump muốn ông Biden và “người tiết lộ” phải ra làm chứng

Tổng thống Trump muốn ông Biden và “người tiết lộ” phải ra làm chứng

VOV.VN - Ông Trump muốn tiến hành phiên xét xử luận tội ông ở Thượng viện và cha con cựu Phó Tổng thống Joe Biden cùng “người tiết lộ” phải ra làm nhân chứng.

Báo cáo luận tội Tổng thống Trump sẽ được công bố vào tuần sau
Báo cáo luận tội Tổng thống Trump sẽ được công bố vào tuần sau

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện cho biết báo cáo luận tội Tổng thống Trump sẽ công bố vào tuần sau, sau khi Quốc hội trở lại làm việc sau nghỉ lễ Tạ ơn.

Báo cáo luận tội Tổng thống Trump sẽ được công bố vào tuần sau

Báo cáo luận tội Tổng thống Trump sẽ được công bố vào tuần sau

VOV.VN - Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện cho biết báo cáo luận tội Tổng thống Trump sẽ công bố vào tuần sau, sau khi Quốc hội trở lại làm việc sau nghỉ lễ Tạ ơn.