Quan hệ Nga-Trung: Mức cao nhất; Nga-Mỹ: Mức thấp nhất?

VOV.VN - Mối quan hệ Nga-Trung Quốc đã đạt được "mức cao nhất" và Nga-Mỹ ở mức thấp nhất từ sau Chiến tranh Lạnh

Trong khuôn khổ các hội nghị của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) 2014 đang diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc, Tổng thống Nga Vladimmir Putin có cuộc hội kiến song phương với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là cuộc gặp lần thứ 10 giữa 2 nguyên thủ quốc gia này, một con số khá hiếm hoi trong quan hệ đối ngoại của cả 2 quốc gia. Điều này cũng chứng tỏ Tổng thống Nga Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang xác nhận môt mối quan hệ đặc biệt giữa 2 quốc gia.

Tổng thống Nga Putin găp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh Chinanews)

Thúc đẩy hợp tác năng lượng: Người cần bán, kẻ cần mua

Ngay trong ngày Chủ nhật 9/11, 2 nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Nga đã ký 17 thỏa thuận, chủ yếu nhằm thúc đẩy hợp tác năng lượng, bao gồm phát triển một tuyến đường quan trọng nhằm cung cấp khí đốt cho Trung Quốc với thỏa thuận ban đầu trị giá 400 tỷ USD đã đạt được hồi tháng Năm.

Việc hợp tác với Trung Quốc giúp nâng vị thế cho Nga trong bối cảnh Mỹ và phương Tây đang gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với nước này vì cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

Cuộc găp song phương Trung- Nga trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2014 (Ảnh Chinanews)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ chủ trì các lễ ký kết các hiệp định, trong đó có các thỏa thuận tài chính, sau khi gặp gỡ tại Bắc Kinh trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh APEC.

Phát biểu trong cuộc gặp, Tổng thống Nga Putin nói: "Điều quan trọng nhất là sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nga nhằm bảo đảm cho thế giới theo đúng luật pháp quốc tế, thế giới phát triển ổn định hơn, dễ dự đoán hơn", ông Putin nói. "Cùng nhau chúng ta làm được rất nhiều việc để thực hiện mục tiêu đó, và tôi chắc chắn chúng tôi sẽ hợp tác theo hướng này trong tương lai."

Một trong những biên bản ghi nhớ là xây dựng một tuyến đường ống phía tây nhằm cung cấp khí đốt của Nga sang Trung Quốc, theo thỏa thuận tháng Năm, cung cấp 38 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm.

Xây dựng mối quan hệ cường quốc Âu-Á

Học giả Vitaly Kozyrev, giáo viên thỉnh giảng tại Trung tâm Davis chuyên nghiên cứu các vấn đề về Nga và Á-Âu, Đại học Havard (Mỹ), cho biết: “Mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc sẽ tăng cường trong những năm tới như 2 cường quốc Âu Á”.

Các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Nga ngày càng leo thang khiến nước này bị cô lập trong khu vực. Học giả Kozyev cho rằng: "Cuộc khủng hoảng Ukraina đã đẩy Nga vào vòng tay của Trung Quốc”.

Phản ứng của Putin đối với các biện pháp trừng phạt là cấm nhập khẩu lương thực thực phẩm từ phương Tây, đẩy chi phí tiêu dùng tăng lên. Các nhà phân tích nói rằng, các vấn đề kinh tế khiến dân chúng đánh giá về tình hình và viễn cảnh một cách thực tế hơn.

Nền kinh tế Nga vốn đang khó khăn chật vật ngay cả trước khi chịu tác động mạnh vì các biện pháp trừng phạt của phương Tây sau việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine. Giá trị đồng rúp Nga xuống đến mức kỷ lục trong lịch sử nước này khi các biện pháp trừng phạt của phương Tây cùng với tình trạng dầu rớt giá gây thiệt hại cho nền kinh tế. Theo báo chí Nga, chiều 6/11, tỷ giá đô la trên sàn giao dịch ngoại hối Moscow đã vượt ngưỡng 46 rúp/USD.

Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời nhà phân tích Mikhail Krutikhin, cơ quan tư vấn RusEnergy nói rằng các biện pháp trừng phạt khiến 1/3 các công ty dầu khí khách hàng của RusEnergy từ bỏ hy vọng có các hợp đồng ở Nga. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng nói về vấn đề bài phương tây có mối quan hệ hữu cơ với giá dầu, một sản phẩm xuất khẩu quan trọng nhất của Nga, chiếm đến một nửa ngân sách của chính phủ.

Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh APEC, Tổng thống Nga Putin đã trả lời phỏng vấn báo chí Trung Quốc, trong đó ông nói rằng "việc tạo lập Đối tác Xuyên Thái Bình Dương-TTP là cố gắng kế tiếp của Hoa Kỳ nhằm xây dựng một cấu trúc hợp tác kinh tế khu vực phục vụ lợi ích riêng của bản thân nước Mỹ”.

Ông Putin nhận định: “Tôi cho rằng sự vắng mặt của những quốc gia lớn như Nga và Trung Quốc trong thành phần tham gia Đối tác Xuyên Thái Bình Dương khó lòng tạo điều kiện xây dựng hợp tác hiệu quả về thương mại-kinh tế trong khu vực”.

Tổng thống Nga Putin cho biết mối quan hệ của Nga với Trung Quốc đã đạt được "mức cao nhất của quan hệ đối tác toàn diện công bằng dựa trên lòng tin và tương tác chiến lược"

Ngược lại, quan hệ với Hoa Kỳ là tại lên xuống thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh, vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Cả hai nước đều là thành viên của APEC và G20 nhưng Washington cho biết không có cuộc hội kiến chính thức nào giữa Putin và Obama được lên kế hoạch mặc dù họ có thể có cuộc trò chuyện không chính thức bên lề./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc “đóng cửa” Bắc Kinh vì APEC
Trung Quốc “đóng cửa” Bắc Kinh vì APEC

VOV.VN - Trung Quốc đã làm rất nhiều việc để đảm bảo cho việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC 2014 ở Bắc Kinh.

Trung Quốc “đóng cửa” Bắc Kinh vì APEC

Trung Quốc “đóng cửa” Bắc Kinh vì APEC

VOV.VN - Trung Quốc đã làm rất nhiều việc để đảm bảo cho việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC 2014 ở Bắc Kinh.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng APEC tại Bắc Kinh, Trung Quốc
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng APEC tại Bắc Kinh, Trung Quốc

VOV.VN - Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam tiếp tục cùng các thành viên nỗ lực nâng tầm liên kết khu vực CA-TBD.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng APEC tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng APEC tại Bắc Kinh, Trung Quốc

VOV.VN - Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định Việt Nam tiếp tục cùng các thành viên nỗ lực nâng tầm liên kết khu vực CA-TBD.

Đài Nga bình luận về chuyến đi của Putin đến Bắc Kinh dự APEC
Đài Nga bình luận về chuyến đi của Putin đến Bắc Kinh dự APEC

Dư luận đang sôi nổi các lời đồn đoán liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama có gặp nhau “sau hậu trường”? 

Đài Nga bình luận về chuyến đi của Putin đến Bắc Kinh dự APEC

Đài Nga bình luận về chuyến đi của Putin đến Bắc Kinh dự APEC

Dư luận đang sôi nổi các lời đồn đoán liệu Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama có gặp nhau “sau hậu trường”? 

Hội nghị lãnh đạo APEC: Ông Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường sự tin cậy
Hội nghị lãnh đạo APEC: Ông Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường sự tin cậy

VOV.VN - Hội nghị APEC là diễn đàn quan trọng để các nhà lãnh đạo và giới doanh nghiệp các nền kinh tế APEC đối thoại, giao lưu.

Hội nghị lãnh đạo APEC: Ông Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường sự tin cậy

Hội nghị lãnh đạo APEC: Ông Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường sự tin cậy

VOV.VN - Hội nghị APEC là diễn đàn quan trọng để các nhà lãnh đạo và giới doanh nghiệp các nền kinh tế APEC đối thoại, giao lưu.

8 điểm nhấn của Trung Quốc tại APEC Bắc Kinh 2014
8 điểm nhấn của Trung Quốc tại APEC Bắc Kinh 2014

VOV.VN -Thúc đẩy hợp tác khu vực và chống tham nhũng xuyên quốc gia là 2 trong số 8 điểm nhấn mà Trung Quốc muốn tạo ra tại APEC Bắc Kinh 2014.

8 điểm nhấn của Trung Quốc tại APEC Bắc Kinh 2014

8 điểm nhấn của Trung Quốc tại APEC Bắc Kinh 2014

VOV.VN -Thúc đẩy hợp tác khu vực và chống tham nhũng xuyên quốc gia là 2 trong số 8 điểm nhấn mà Trung Quốc muốn tạo ra tại APEC Bắc Kinh 2014.

APEC lập mạng lưới trấn áp tham nhũng
APEC lập mạng lưới trấn áp tham nhũng

Các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương hôm nay nhất trí hợp tác về việc dẫn độ các quan chức tham nhũng...

APEC lập mạng lưới trấn áp tham nhũng

APEC lập mạng lưới trấn áp tham nhũng

Các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương hôm nay nhất trí hợp tác về việc dẫn độ các quan chức tham nhũng...

Khai mạc Hội nghị Cấp cao doanh nghiệp APEC
Khai mạc Hội nghị Cấp cao doanh nghiệp APEC

VOV.VN - Tại lễ khai mạc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các thành viên APEC nỗ lực thúc đẩy tiến trình nhất thể hoá kinh tế trong khu vực.

Khai mạc Hội nghị Cấp cao doanh nghiệp APEC

Khai mạc Hội nghị Cấp cao doanh nghiệp APEC

VOV.VN - Tại lễ khai mạc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các thành viên APEC nỗ lực thúc đẩy tiến trình nhất thể hoá kinh tế trong khu vực.