Động thái mới của Chủ tịch Hạ viện Mỹ để thông qua gói viện trợ cho Ukraine

VOV.VN - Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson đang thúc đẩy gói viện trợ cho Israel, Ukraine và Đài Loan (Trung Quốc) trong tuần này, đồng thời tiết lộ về một kế hoạch chi tiết, theo đó chia gói hỗ trợ thành các cuộc bỏ phiếu riêng nhằm vượt qua sự chia rẽ chính trị của Hạ viện.

Những nỗ lực của Chủ tịch Hạ viện Mỹ

Đối mặt với áp lực từ những nghị sĩ bảo thủ phản đối quyết liệt việc viện trợ cho Ukraine, động thái trên của Chủ tịch Hạ viện đối với gói viện trợ nước ngoài này là một bước ngoặt tiềm năng, một hành động quan trọng đầu tiên đối với dự luật sau hơn 2 tháng bị trì hoãn.

Nhưng ý định của ông Johnson về việc tổ chức 4 cuộc bỏ phiếu riêng biệt cho các phần của gói viện trợ cũng khiến dự định bị thay đổi đáng kể so với gói viện trợ 95 tỷ USD mà Thượng viện đã thông qua vào tháng 2/2024.

Hiện vẫn chưa rõ liệu Hạ viện có thể đạt được đồng thuận về một gói hỗ trợ tương tự như dự luật của Thượng viện hoặc điều gì đó khác biệt đáng kể hay không.

Ngày 15/4, ông Johnson đã tuyên bố với báo giới về việc sẽ để Hạ viện làm việc theo ý muốn của mình. Tuy vậy, Hạ viện gặp phải nhiều khó khăn khi hành động, đặc biệt trong bối cảnh các cuộc xung đột trên thế giới leo thang. Tư lệnh quân đội Israel ngày 15/4 cho biết nước này sẽ trả đũa cuộc tấn công tên lửa cuối tuần qua của Iran.

Cũng theo người đứng đầu quân đội Ukraine vào tuần trước, tình hình chiến trường ở miền Đông nước này đang “xấu đi đáng kể trong những ngày gần đây”, bỏi thời tiết ấm lên cho phép quân đội Nga phát động một cuộc tấn công mới.

“Có những sự kiện trên thế giới mà tất cả chúng tôi đang theo dõi một cách cẩn thận và chúng tôi biết thế giới cũng đang nhìn vào việc chúng tôi phản ứng thế nào”, ông Johnson cho biết.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tiếp đón Thủ tướng Cộng hoà Séc Petr Fiala tại Nhà Trắng và kêu gọi Hạ viện bắt tay vào việc thông qua gói hỗ trợ đã được Thượng viện phê duyệt

 “Họ phải làm điều đó ngay bây giờ”, ông Biden nói.

Đảng Dân chủ ở Hạ viện sẽ sẵn sàng giúp ông Johnson thông qua từng phần của gói viện trợ và thậm chí có thể đồng thuận với một số biện pháp bổ sung đang được đảng Cộng hòa thảo luận như cung cấp một số hỗ trợ kinh tế cho Ukraine dưới dạng các khoản vay.

Tuy vậy, điều này có thể đặt Chủ tịch Hạ viện vào tình thế mất đi sự ủng hộ của các thành viên đảng Dân chủ nếu ông đi quá sâu vào các ưu tiên chỉ dành cho đảng Cộng hoà. Bất cứ việc xem xét nào với gói viện trợ này cũng có nguy cơ thất bại ngay tại Thượng viện - nơi mà số lượng lớn thành viên đảng Cộng hoà phản đối viện trợ cho Ukraine và đảng Dân chủ thì ngày một lo ngại về chiến dịch của Israel tại Gaza.

Khi các thành viên Hạ viện quay trở lại Tòa nhà Quốc hội tối 15/4, ông Johson đã ngồi lại với các nghị sĩ đảng Cộng hoà để vạch ra chiến lược nhằm đạt được sự thông qua của Hạ viện cho gói viện trợ.

Ông Johnson cho biết sẽ thúc đẩy để đưa gói viện trợ ra Hạ viện theo một quy tắc tranh luận riêng, cho phép tiến hành các cuộc bỏ phiếu riêng biệt về việc hỗ trợ cho Ukraine, Israel, Đài Loan (Trung Quốc) và một số đề xuất khác về chính sách đối ngoại.

Theo ông Johnson, những đề xuất này sẽ sắp xếp một số khoản hỗ trợ cho Kiev như các khoản vay, cho phép Mỹ tịch thu các tài sản bị đóng băng của Ngân hàng Trung ương Nga và áp đặp các biện pháp trừng phạt lên Iran.

Phản ứng của Quốc Hội

Cuộc họp của đảng Cộng hoà đã cho thấy nhiều bất đồng giữa các nghị sĩ về cách tiếp cận trong cuộc xung đột ở Ukraine.

Những thành viên đảng Cộng hòa có quan điểm cứng rắn, bao gồm cả các nghị sĩ cấp cao thuộc các ủy ban an ninh quốc gia đang đấu tranh với những người bảo thủ có quan điểm dân tuý – những người phản đối quyết liệt việc tiếp tục ủng hộ cuộc xung đột ở Kiev.

Theo Nghị sĩ Greg Steube, kế hoạch của ông Johnson đã giành được sự ủng hộ đáng kể của đảng Cộng hoà.

“Tôi không thích điều này. Nhưng tôi chỉ là thiểu số”, Nghị sĩ Greg Steube cho biết.

Dù vậy, sự ủng hộ của ông Johnson đối với gói viện trợ cho Ukraine có thể càng kích động hơn nữa những người bảo thủ có quan điểm dân tuý, vốn đã giận giữ với định hướng của ông với vai trò là Chủ tịch Hạ viện.

Nữ Nghị sĩ Marjorie Taylor Greene đã đe doạ sẽ “lật đổ” ông Johnson. Trong cuộc họp kín của đảng Cộng hoà ngày 15/4, bà Greene đã tuyên bố “đừng tài trợ cho Ukraine”.

Hiện vẫn chưa rõ ông Donald Trump, người phản đối các viện trợ nước ngoài, sẽ phản ứng như thế nào với đề xuất này. Ông Johnson cũng đã có cuộc gặp cựu Tổng thống ngày 12/4 vừa qua tại Florida.

“Tôi không dành thời gian để lo lắng cho các động thái”, ông Johnson cho biết ngày 15/2. “Chúng tôi đang lãnh đạo và sẽ làm công việc của mình”.

Đảng Dân chủ đã gây áp lực cho ông Johnson về việc tiếp tục dự luật hỗ trợ 95 tỷ USD được Thượng viện thông qua bao gồm cho các đồng minh, hỗ trợ nhân đạo cho dân thường ở Gaza và Ukraine.

Lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer cho biết: “Hạ viện phải gấp rút viện trợ cho Ukraine càng nhanh càng tốt”. Lãnh đạo đảng Dân chủ Hạ viện Hakeem Jeffries cũng đã cam kết trong một lá thư gửi các nhà lập pháp rằng sẽ làm mọi thứ trong quyền hạn để “đối phó với các hành vi gây hấn” trên toàn cầu.

"Các sự kiện nghiêm trọng vào cuối tuần qua ở Trung Đông và Đông Âu nhấn mạnh sự cần thiết của Quốc hội trong việc hành động ngay lập tức," ông Jeffries nói.

Đảng Dân chủ cũng đã đưa ra một nỗ lực sau chót, được gọi là “đơn yêu cầu giải tán”, có thể tiến hành một cuộc bỏ phiếu về viện trợ trong phiên họp mà không cần sự chấp thuận của Chủ tịch Hạ viện. Bản kiến nghị đã giành được 195 chữ ký của các nghị sĩ, tức là thiếu khoảng hơn chục phiếu bầu so với đa số cần thiết.

Tại Tòa nhà Quốc hội, Thượng nghị sĩ Washington Patty Murray, Chủ tịch thường trực Thượng viện, bày tỏ quan ngại về việc sắp xếp viện trợ cho Kiev dưới dạng các khoản vay bởi điều này "sẽ khiến Ukraine rơi vào hỗn loạn".

Lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell chiều ngày 15/4 cũng đã hối thúc Hạ viện thông qua dự luật của Thượng viện: "Chúng ta không thể hy vọng ngăn chặn xung đột mà không thể hiện quyết tâm và đầu tư nghiêm túc vào sức mạnh của Mỹ".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Toàn cảnh quốc tế chiều 16/4: Nga đánh sập sở chỉ huy Ukraine; T-80 đốt cứ điểm
Toàn cảnh quốc tế chiều 16/4: Nga đánh sập sở chỉ huy Ukraine; T-80 đốt cứ điểm

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga vừa cho biết một nhóm binh sĩ sử dụng xe tăng T-80 và xe chiến đấu bộ binh đã loại bỏ một đơn vị của Ukraine và giành quyền kiểm soát một cứ điểm. Cùng ngày, các phi đội cường kích - ném bom Su-34 của nước này đã loại bỏ một sở chỉ huy của Ukraine ở khu vực phía nam Donetsk….

Toàn cảnh quốc tế chiều 16/4: Nga đánh sập sở chỉ huy Ukraine; T-80 đốt cứ điểm

Toàn cảnh quốc tế chiều 16/4: Nga đánh sập sở chỉ huy Ukraine; T-80 đốt cứ điểm

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga vừa cho biết một nhóm binh sĩ sử dụng xe tăng T-80 và xe chiến đấu bộ binh đã loại bỏ một đơn vị của Ukraine và giành quyền kiểm soát một cứ điểm. Cùng ngày, các phi đội cường kích - ném bom Su-34 của nước này đã loại bỏ một sở chỉ huy của Ukraine ở khu vực phía nam Donetsk….

Phương Tây có giúp Ukraine đẩy lùi tên lửa Nga như cách đã hỗ trợ Israel?
Phương Tây có giúp Ukraine đẩy lùi tên lửa Nga như cách đã hỗ trợ Israel?

VOV.VN - Việc triển khai chiến đấu cơ phương Tây để bảo vệ Ukraine khỏi các cuộc tấn công tên lửa tương tự như với Israel ngày 14/4 sẽ dẫn đến sự "leo thang nguy hiểm", Ngoại trưởng Anh David Cameron nhận định ngày 15/4.

Phương Tây có giúp Ukraine đẩy lùi tên lửa Nga như cách đã hỗ trợ Israel?

Phương Tây có giúp Ukraine đẩy lùi tên lửa Nga như cách đã hỗ trợ Israel?

VOV.VN - Việc triển khai chiến đấu cơ phương Tây để bảo vệ Ukraine khỏi các cuộc tấn công tên lửa tương tự như với Israel ngày 14/4 sẽ dẫn đến sự "leo thang nguy hiểm", Ngoại trưởng Anh David Cameron nhận định ngày 15/4.

Iran không kích Israel có gì tương đồng với chiến trường Ukraine?
Iran không kích Israel có gì tương đồng với chiến trường Ukraine?

VOV.VN - Cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Iran vào Israel cho thấy Tehran đã rút ra bài học quan trọng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine và áp dụng chiến lược áp đảo hệ thống phòng không đối phương bằng một cuộc tấn công nhiều lớp.

Iran không kích Israel có gì tương đồng với chiến trường Ukraine?

Iran không kích Israel có gì tương đồng với chiến trường Ukraine?

VOV.VN - Cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái của Iran vào Israel cho thấy Tehran đã rút ra bài học quan trọng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine và áp dụng chiến lược áp đảo hệ thống phòng không đối phương bằng một cuộc tấn công nhiều lớp.

Mỹ, Séc ủng hộ Ukraine và lên án Iran tấn công Israel
Mỹ, Séc ủng hộ Ukraine và lên án Iran tấn công Israel

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 15/4 đã tiếp đón Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala tại Nhà Trắng. Hai bên tái khẳng định cam kết đối với liên minh NATO và thảo luận một số vấn đề quốc tế đáng quan tâm hiện nay.

Mỹ, Séc ủng hộ Ukraine và lên án Iran tấn công Israel

Mỹ, Séc ủng hộ Ukraine và lên án Iran tấn công Israel

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 15/4 đã tiếp đón Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala tại Nhà Trắng. Hai bên tái khẳng định cam kết đối với liên minh NATO và thảo luận một số vấn đề quốc tế đáng quan tâm hiện nay.

Nga tiến công dồn dập vào xương sống phòng thủ của Ukraine
Nga tiến công dồn dập vào xương sống phòng thủ của Ukraine

VOV.VN - Chỉ huy quân đội Ukraine cảnh báo tình hình ở mặt trận phía Đông đã "xấu đi đáng kể". Còn theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Washington, Nga hy vọng sẽ giành được "một nhóm các thành phố lớn" ở khu vực Donetsk, gồm có Sloviansk, Kramatorsk, Druzhkivka và Kostyantynivka.

Nga tiến công dồn dập vào xương sống phòng thủ của Ukraine

Nga tiến công dồn dập vào xương sống phòng thủ của Ukraine

VOV.VN - Chỉ huy quân đội Ukraine cảnh báo tình hình ở mặt trận phía Đông đã "xấu đi đáng kể". Còn theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Washington, Nga hy vọng sẽ giành được "một nhóm các thành phố lớn" ở khu vực Donetsk, gồm có Sloviansk, Kramatorsk, Druzhkivka và Kostyantynivka.