Đại sứ Pháp nói về xung đột Ukraine: Sẽ là điên rồ nếu NATO tấn công Nga

VOV.VN - Nhân dịp tròn một năm xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery khẳng định, ý tưởng NATO tấn công Nga là điên rồ, không tưởng.

Sáng 23/2/2023, đúng 1 ngày trước thời điểm tròn một năm cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Nicolas Warnery đã có cuộc gặp gỡ, trao đổi với các phóng viên báo chí Việt Nam, trong đó ông đưa ra các quan điểm của Pháp về vấn đề này.

Phương Tây bất ngờ về chiến dịch tấn công của Nga

Đại sứ Warnery cho biết, tất cả mọi người đều bất ngờ về việc Nga quyết định mở cuộc tiến công nhằm vào Ukraine cũng như cường độ tấn công quân sự của Nga. Ông nói, Nga đã tấn công toàn diện, huy động lực lượng quân sự mạnh, trong khi các chuyên gia trước đó đều nghĩ rằng xung đột vũ trang sẽ không nổ ra.

Về tình hình trên thực địa, ông Warnery cho biết: Những gì đang diễn ra ở Ukraine là thực sự khốc liệt, “không ngờ tới”. Giai đoạn đầu, Nga áp dụng lối đánh chớp nhoáng. Giai đoạn sau, Nga huy động nhiều lực lượng quân sự khác ngoài lực lượng quân đội chính quy.

Nhà ngoại giao Pháp chia sẻ rằng, cuộc xung đột Ukraine hiện nay phải được nhìn nhận trên các phương diện chính trị, ngoại giao, và đối với Pháp, tầm vóc của sự kiện này không giới hạn ở Ukraine hay châu Âu mà mở rộng ra hơn rất nhiều.

Đại sứ Pháp cũng ghi nhận cuộc xung đột Ukraine đã tác động mạnh đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là lĩnh vực năng lượng và lương thực.

Ông Warnery chia sẻ, trước đây ông không thể tưởng tượng được việc 2 quốc gia châu Âu vốn nổi tiếng trung lập là Thụy Điển và Phần Lan, trong thời gian qua đã tích cực xin gia nhập khối quân sự NATO.

Bình luận về xung đột nói trên, Đại sứ Pháp nêu lại 4 nguyên tắc trong Hiến chương Liên Hợp Quốc và mong các bên cùng tuân thủ.

Ý tưởng NATO tấn công Nga là “điên rồ”

Nhận định về khả năng xảy ra đụng độ quân sự trực tiếp giữa NATO và Nga, Đại sứ Pháp Warnery tuyên bố: Việc NATO tấn công Nga là điều “không tưởng” và thậm chí “điên rồ”.

Lý do mà ông Warnery đưa ra cho tuyên bố trên như sau: Thứ nhất, NATO, theo lời của ông, là một khối “phòng thủ”, trong khi Liên minh châu Âu (EU) là một dự án về phát triển kinh tế. Thứ hai, ở cấp độ chiến lược, việc NATO tấn công Nga không khả thi do Nga là nước có lãnh thổ rộng lớn nhất thế giới, người Nga nổi tiếng về năng lực kháng chiến mạnh mẽ và khó có thể bị khuất phục, đồng thời Nga lại sở hữu kho vũ khí hạt nhân khổng lồ.

Về lý do thứ 2 nêu trên, Đại sứ Warnery cho biết, cho tới nay mới chỉ có trùm phát xít Đức Hitler dám tấn công Nga (khi đó thuộc Liên Xô - PV) và kết cục bi thảm xảy ra sau đó với y thì thế giới đều đã rõ.

3 kịch bản xung đột quân sự Nga - Ukraine trong năm 2023

VOV.VN - Vậy là cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine đã tròn một năm. Với nhiều điều bất ngờ, chiến sự đã diễn ra ngoài dự đoán của nhiều chuyên gia. Trong năm 2023 này, cuộc xung đột đó sẽ diễn biến theo những kịch bản như thế nào?

Pháp tiếp tục trung gian hòa giải nhưng vẫn sẵn sàng viện trợ vũ khí cho Ukraine

Tại buổi gặp gỡ báo chí, Đại sứ Pháp Warnery khẳng định từ trước đến nay Pháp luôn nỗ lực trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine. Ông nhắc lại chi tiết, ngay trước khi xung đột Ukraine bùng nổ vào tháng 2/2022, Tổng thống Pháp Macron đã cố gắng thuyết phục Tổng thống Nga Putin về giải pháp hòa bình.

Đại diện ngành ngoại giao Pháp dự báo, xung đột Ukraine có thể kéo dài nhưng rồi sẽ có lúc nơi đây ngừng chiến và hai bên xung đột có thể sẽ trải qua quá trình đàm phán kéo dài. Đại sứ Warnery nêu quan điểm của Pháp: Giải pháp hòa bình phải được chính người Ukraine chấp nhận chứ không phải do bên ngoài (kể cả các nước như Anh, Pháp...) áp đặt.

Theo Đại sứ Warnery, hiện nay Pháp đang cung cấp hỗ trợ nhân đạo (như chăn, lều…) cho những người Ukraine sơ tán tránh xung đột, thậm chí dùng một phần lãnh thổ của mình để đón nhận một bộ phận người Ukraine tị nạn. Ông cũng cho biết, Pháp sẵn sàng tham gia quá trình tái thiết nếu cuộc xung đột quân sự này kết thúc.

Tuy nhiên, Đại sứ Pháp vẫn khẳng định nước ông tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine phòng ngự. Ông nhấn mạnh, số vũ khí này nhằm giúp Ukraine phòng thủ chứ không phải để tấn công vào lãnh thổ của Nga.

Đại sứ Warnery cho biết: Pháp chính là nước đầu tiên viện trợ xe tăng (AMX-10RC) cho Ukraine, sau đó các nước phương Tây khác mới bắt đầu cam kết cung cấp xe tăng cho Ukraine. Hiện nay, Pháp đang cân nhắc khả năng cung cấp cho Ukraine các xe tăng hạng nặng và máy bay chiến đấu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tổng thống Nga Putin cam kết củng cố bộ ba hạt nhân và vũ khí siêu thanh
Tổng thống Nga Putin cam kết củng cố bộ ba hạt nhân và vũ khí siêu thanh

VOV.VN - Trong phát biểu nhân ngày "Bảo vệ Tổ quốc", Tổng thống Nga Putin cam kết tiếp tục củng cố bộ ba hạt nhân, hệ thống tên lửa chiến lược của nước này, bao gồm cả vũ khí siêu thanh.

Tổng thống Nga Putin cam kết củng cố bộ ba hạt nhân và vũ khí siêu thanh

Tổng thống Nga Putin cam kết củng cố bộ ba hạt nhân và vũ khí siêu thanh

VOV.VN - Trong phát biểu nhân ngày "Bảo vệ Tổ quốc", Tổng thống Nga Putin cam kết tiếp tục củng cố bộ ba hạt nhân, hệ thống tên lửa chiến lược của nước này, bao gồm cả vũ khí siêu thanh.

3 kịch bản xung đột quân sự Nga - Ukraine trong năm 2023
3 kịch bản xung đột quân sự Nga - Ukraine trong năm 2023

VOV.VN - Vậy là cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine đã tròn một năm. Với nhiều điều bất ngờ, chiến sự đã diễn ra ngoài dự đoán của nhiều chuyên gia. Trong năm 2023 này, cuộc xung đột đó sẽ diễn biến theo những kịch bản như thế nào?

3 kịch bản xung đột quân sự Nga - Ukraine trong năm 2023

3 kịch bản xung đột quân sự Nga - Ukraine trong năm 2023

VOV.VN - Vậy là cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine đã tròn một năm. Với nhiều điều bất ngờ, chiến sự đã diễn ra ngoài dự đoán của nhiều chuyên gia. Trong năm 2023 này, cuộc xung đột đó sẽ diễn biến theo những kịch bản như thế nào?

Nga xâm nhập vào tình báo Đức để xác định vị trí pháo HIMARS ở Ukraine
Nga xâm nhập vào tình báo Đức để xác định vị trí pháo HIMARS ở Ukraine

VOV.VN - Một số nguồn tin cho hay, tình báo Nga đã xâm nhập được vào cơ quan tình báo đối ngoại Đức (BND) - cơ quan được đánh giá cao trong cộng đồng tình báo phương Tây. Hiện Đức và các nước phương Tây đang lo ngại Nga đã nắm được một số thông tin tuyệt mật của họ.

Nga xâm nhập vào tình báo Đức để xác định vị trí pháo HIMARS ở Ukraine

Nga xâm nhập vào tình báo Đức để xác định vị trí pháo HIMARS ở Ukraine

VOV.VN - Một số nguồn tin cho hay, tình báo Nga đã xâm nhập được vào cơ quan tình báo đối ngoại Đức (BND) - cơ quan được đánh giá cao trong cộng đồng tình báo phương Tây. Hiện Đức và các nước phương Tây đang lo ngại Nga đã nắm được một số thông tin tuyệt mật của họ.

Cựu nhà ngoại giao Ukraine: Phương Tây định mở cuộc chiến ủy nhiệm chống Nga từ lâu
Cựu nhà ngoại giao Ukraine: Phương Tây định mở cuộc chiến ủy nhiệm chống Nga từ lâu

VOV.VN - Olga Sukharevskaya - cựu nhà ngoại giao Ukraine, vừa có bài viết về điều mà bà gọi là quá trình phương Tây xây dựng kế hoạch sử dụng Ukraine để phát động cuộc chiến ủy nhiệm chống lại Nga. Theo bà Olga, đây là một chiến lược được lên kế hoạch một cách tỉ mỉ và dài lâu.

Cựu nhà ngoại giao Ukraine: Phương Tây định mở cuộc chiến ủy nhiệm chống Nga từ lâu

Cựu nhà ngoại giao Ukraine: Phương Tây định mở cuộc chiến ủy nhiệm chống Nga từ lâu

VOV.VN - Olga Sukharevskaya - cựu nhà ngoại giao Ukraine, vừa có bài viết về điều mà bà gọi là quá trình phương Tây xây dựng kế hoạch sử dụng Ukraine để phát động cuộc chiến ủy nhiệm chống lại Nga. Theo bà Olga, đây là một chiến lược được lên kế hoạch một cách tỉ mỉ và dài lâu.

Iran chỉnh sửa UAV Shahed-136 để giúp Nga nâng mức độ hủy diệt hạ tầng Ukraine?
Iran chỉnh sửa UAV Shahed-136 để giúp Nga nâng mức độ hủy diệt hạ tầng Ukraine?

VOV.VN - Nga được cho là đã sử dụng rất hiệu quả UAV do Iran cung cấp để đánh vào cơ sở hạ tầng của Ukraine trong xung đột quân sự giữa 2 nước. Một số nghiên cứu mới đây cho rằng Iran đã chỉnh sửa các UAV như vậy nhằm tăng mức độ hủy diệt của chúng trên chiến trường.

Iran chỉnh sửa UAV Shahed-136 để giúp Nga nâng mức độ hủy diệt hạ tầng Ukraine?

Iran chỉnh sửa UAV Shahed-136 để giúp Nga nâng mức độ hủy diệt hạ tầng Ukraine?

VOV.VN - Nga được cho là đã sử dụng rất hiệu quả UAV do Iran cung cấp để đánh vào cơ sở hạ tầng của Ukraine trong xung đột quân sự giữa 2 nước. Một số nghiên cứu mới đây cho rằng Iran đã chỉnh sửa các UAV như vậy nhằm tăng mức độ hủy diệt của chúng trên chiến trường.

Nga cảnh báo Mỹ đã "vượt lằn ranh đỏ" ở Ukraine
Nga cảnh báo Mỹ đã "vượt lằn ranh đỏ" ở Ukraine

VOV.VN - Một đặc phái viên của Nga tại Liên Hợp Quốc vừa cảnh báo, Mỹ đã vượt qua lằn ranh đỏ mà Tổng thống Putin vạch ra trong cuộc xung đột Ukraine.

Nga cảnh báo Mỹ đã "vượt lằn ranh đỏ" ở Ukraine

Nga cảnh báo Mỹ đã "vượt lằn ranh đỏ" ở Ukraine

VOV.VN - Một đặc phái viên của Nga tại Liên Hợp Quốc vừa cảnh báo, Mỹ đã vượt qua lằn ranh đỏ mà Tổng thống Putin vạch ra trong cuộc xung đột Ukraine.

Lính Ukraine: Phía Nga đang giành chiến thắng ở Bakhmut, từng bước một
Lính Ukraine: Phía Nga đang giành chiến thắng ở Bakhmut, từng bước một

VOV.VN - Một nhóm phóng viên BBC mới đây đã được quân Ukraine dẫn đi quan sát thực địa tại chiến trường Bakhmut. Từ “chảo lửa” này, họ cho biết, chính lính Ukraine ghi nhận “quân Nga đang chiến thắng dần dần”.

Lính Ukraine: Phía Nga đang giành chiến thắng ở Bakhmut, từng bước một

Lính Ukraine: Phía Nga đang giành chiến thắng ở Bakhmut, từng bước một

VOV.VN - Một nhóm phóng viên BBC mới đây đã được quân Ukraine dẫn đi quan sát thực địa tại chiến trường Bakhmut. Từ “chảo lửa” này, họ cho biết, chính lính Ukraine ghi nhận “quân Nga đang chiến thắng dần dần”.

Chính sách của Pháp đối với Ukraine và Nga rút cuộc là gì?
Chính sách của Pháp đối với Ukraine và Nga rút cuộc là gì?

VOV.VN - Khác với nhiều quốc gia châu Âu khác, Pháp không có chính sách quá rõ ràng đối với Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Quan điểm của Pháp đã cứng rắn hơn nhưng nước này vẫn muốn trung gian hòa giải cho Nga và Ukraine.

Chính sách của Pháp đối với Ukraine và Nga rút cuộc là gì?

Chính sách của Pháp đối với Ukraine và Nga rút cuộc là gì?

VOV.VN - Khác với nhiều quốc gia châu Âu khác, Pháp không có chính sách quá rõ ràng đối với Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Quan điểm của Pháp đã cứng rắn hơn nhưng nước này vẫn muốn trung gian hòa giải cho Nga và Ukraine.