Bé trai cụt tay người Syria mong được đoàn tụ với gia đình tại Mỹ

VOV.VN - Cậu bé 11 tuổi Ahmad Alkhalaf từng là khách mời đặc biệt tham dự lễ đọc Thông điệp Liên bang cuối cùng của Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Theo AP, 3 năm trước Ahmad Alkhalaf bị mất cả hai tay khi một quả bom phát nổ ngay tại khu trại tị nạn nơi em sinh sống khiến 3 người anh em của em thiệt mạng.

Dù bị cụt cả 2 tay và phải sống xa mẹ và các anh em trai, bé Ahmad Alkhalaf vẫn rất lạc quan trong cuộc sống. Ảnh: Reuters

Dù bị cụt cả 2 tay, Ahmad Alkhalaf vẫn nỗ lực học cách sử dụng tay giả thật thành thạo để có thể đi được xe đạp, trượt patin, học võ, chơi bóng đá và bơi tại khu ngoại ô thành phố Boston nơi những người đang nhận nuôi em sinh sống.

Cuộc sống bấp bênh tại Mỹ

Ahmad Alkhalaf cho biết, ước mơ của em là được đoàn tụ với mẹ và 4 người anh em khác hiện đang sinh sống tại Istanbul: “Cháu muốn mẹ có thể đến đây. Cháu cảm thấy như mẹ không còn nữa và cháu không thể chịu đựng được điều này”.

Bố của Ahmad, Dirgam Alkhalaf, cho biết, hy vọng về cuộc đoàn tụ này hoàn toàn phụ thuộc vào những chính sách về người nhập cư tới đây của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Ông Dirgam Alkhalaf đã nộp đơn xin tị nạn và rất muốn cả gia đình ông đều được chấp thuận ở lại Mỹ. “Tôi chỉ mong ông ấy [Donald Trump] đưa ra quyết định đúng đắn. Dù người ta có nói gì đi nữa, tôi vẫn rất lạc quan”.

Ông Dirgam Alkhalaf cho biết, ông không thể quay lại Thổ Nhĩ Kỳ sau khi xin rút đăng ký tạm trú tại nước này. Trong khi đó, việc quay trở lại Syria, nơi gia đình ông sinh sống ở Aleppo là không khả thi.

“Chẳng còn gì tại Syria để chúng tôi có thể quay về nữa. Nhà cửa của chúng tôi đã bị tàn phá. Chúng tôi cũng không thể tiếp cận được với Chính phủ Syria. Tôi không biết đi về đâu nếu Mỹ không chấp nhận chúng tôi”, ông Dirgam Alkhalaf chia sẻ.

Hiện cha con ông đang sống nhờ sự bảo trợ của các gia đình Hồi giáo tại Mỹ kể từ khi họ đặt chân đến đây hồi tháng 6/2015 sau khi visa y tế cho bé Ahmad Alkhalaf được chấp thuận.

Ông Dirgam Alkhalaf hiện đang làm bảo vệ tại một nhà thờ Hồi giáo sau khi visa lao động của ông được chấp thuận hồi tháng 7/2016. Ông Dirgam Alkhalaf hy vọng sẽ sớm nhận được bằng lái xe.

Cha con ông Dirgam Alkhalaf đang sống nhờ tiền hỗ trợ của cộng đồng người Hồi giáo tại Boston, số tiền mà ông Dirgam Alkhalaf kiếm được từ việc làm bảo vệ được ông gửi cho gia đình tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Nỗi đau xé lòng khi gia đình bị chia cắt

Theo ông Dirgam Alkhalaf, nỗi đau về sự chia ly đã khiến sức khỏe của nhiều người trong gia đình ông bị tổn hại nghiêm trọng. Bé trai út trong gia đình ông hiện đang sinh sống ở Thổ Nhĩ Kỳ đang có triệu chứng của bệnh hen suyễn, vợ ông thì đang được điều trị cao huyết áp, trong khi bé Ahmad Alkhalaf thường xuyên bị mất ngủ do di chứng từ sự sợ hãi những loạt bom nổ hàng đêm tại Syria.

“Tôi cảm thấy mình bị kiệt quệ. Nếu gia đình tôi có thể được đoàn tụ, tôi nghĩ rằng, mọi người sẽ phấn chấn hơn”, ông Dirgam Alkhalaf nói. Bản thân bé Ahmad Alkhalaf cũng thường xuyên trao đổi với mẹ mình và biết rõ rằng, mẹ đang phải rất vất vả để chăm sóc các anh em của bé.

Bé Ahmad Alkhalaf cho biết, em thường tỏ ra lạc quan để giúp tinh thần của mẹ em tốt hơn bằng việc kể cho mẹ về những trải nghiệm mới của em. “Cháu sẽ cố gắng để mẹ cháu hạnh phúc, nhưng điều này thật khó khăn”, bé Ahmad Alkhalaf chia sẻ.

Mùa Thu năm 2016, bé Ahmad Alkhalaf đã đăng ký học lớp 4 tại một trưởng tiểu học tại Boston. Bé Ahmad Alkhalaf cho biết, bé đang mong nhận được những cánh tay giả hiện đại hơn để tiện cho việc sinh hoạt. Bé cũng hy vọng sẽ được nhận vào một đội bóng đá của trường.

Các giáo viên tại trường cho biết, những biến cố trong cuộc đời không hề ảnh hưởng đến việc học tập của bé Ahmad Alkhalaf. Họ rất khâm phục việc bé có thể thích nghi nhanh chóng với môi trường mới. Tại trường, bé Ahmad Alkhalaf được hỗ trợ điều trị tâm lý và vật lý trị liệu cũng như được các bạn giúp đỡ môn tập đọc và môn toán.

“Bé luôn muốn nói chuyện với mọi người và hiểu rõ những gì họ muốn nói với bé”, giáo viên của bé Ahmad Alkhalaf, Holly Geiger cho biết: “Bé không hề ngại ngùng và điều này giúp bé phát triển rất tốt”.

Rất nhiều người khác cũng tìm cách lấy đầy khoảng trống trong lòng bé để bé không cảm thấy cô đơn. Ông Nabil Jalal, một trong những người đang hỗ trợ cha con bé Ahmad Alkhalaf, chia sẻ: “Rất khó để một đứa trẻ sống chỉ với cha hoặc mẹ dù cuộc sống có tốt đến đâu. Vẫn có những trống trải trong nội tâm của bé”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bé gái 7 tuổi viết Twitter về thảm cảnh ở Syria rời Aleppo an toàn
Bé gái 7 tuổi viết Twitter về thảm cảnh ở Syria rời Aleppo an toàn

VOV.VN - Bana Alabed, một bé gái 7 tuổi thường xuyên viết twitter về cuộc sống khó khăn tại Syria do nội chiến, đã cùng gia đình rời khỏi Aleppo an toàn.

Bé gái 7 tuổi viết Twitter về thảm cảnh ở Syria rời Aleppo an toàn

Bé gái 7 tuổi viết Twitter về thảm cảnh ở Syria rời Aleppo an toàn

VOV.VN - Bana Alabed, một bé gái 7 tuổi thường xuyên viết twitter về cuộc sống khó khăn tại Syria do nội chiến, đã cùng gia đình rời khỏi Aleppo an toàn.

Nga tung đòn “sấm sét”, Mỹ thay đổi cách tiếp cận về Syria?
Nga tung đòn “sấm sét”, Mỹ thay đổi cách tiếp cận về Syria?

VOV.VN - Trong bối cảnh Nga đẩy mạnh hoạt động ở Syria, đã có dấu hiệu cho thấy, chính quyền Mỹ tương lai có thể điều chỉnh chính sách liên quan.

Nga tung đòn “sấm sét”, Mỹ thay đổi cách tiếp cận về Syria?

Nga tung đòn “sấm sét”, Mỹ thay đổi cách tiếp cận về Syria?

VOV.VN - Trong bối cảnh Nga đẩy mạnh hoạt động ở Syria, đã có dấu hiệu cho thấy, chính quyền Mỹ tương lai có thể điều chỉnh chính sách liên quan.

Bé gái Syria 7 tuổi: “Thế giới cần phải lắng nghe trẻ em ở Aleppo”
Bé gái Syria 7 tuổi: “Thế giới cần phải lắng nghe trẻ em ở Aleppo”

VOV.VN - Đó là chia sẻ của bé gái 7 tuổi người Syria Bana al-Abed trên tài khoản Twitter cá nhân về những thảm kịch tại quê hương Aleppo của bé.

Bé gái Syria 7 tuổi: “Thế giới cần phải lắng nghe trẻ em ở Aleppo”

Bé gái Syria 7 tuổi: “Thế giới cần phải lắng nghe trẻ em ở Aleppo”

VOV.VN - Đó là chia sẻ của bé gái 7 tuổi người Syria Bana al-Abed trên tài khoản Twitter cá nhân về những thảm kịch tại quê hương Aleppo của bé.

Mỹ “khó chịu” vì thành công của Nga và Syria ở Aleppo?
Mỹ “khó chịu” vì thành công của Nga và Syria ở Aleppo?

VOV.VN - Theo giới phân tích, Mỹ đang tìm cách giành lại lợi thế ở Syria vì sợ Nga sẽ có vai trò chính trên bàn đàm phán sau chiến thắng ở Aleppo.

Mỹ “khó chịu” vì thành công của Nga và Syria ở Aleppo?

Mỹ “khó chịu” vì thành công của Nga và Syria ở Aleppo?

VOV.VN - Theo giới phân tích, Mỹ đang tìm cách giành lại lợi thế ở Syria vì sợ Nga sẽ có vai trò chính trên bàn đàm phán sau chiến thắng ở Aleppo.