Pháp tranh cãi về sửa đổi Luật Lao động

VOV.VN -Sau khi gây ra những tranh cãi gay gắt trong lòng Đảng Xã hội, dự luật Lao động của Pháp tiếp tục gây phản ứng trong dân chúng và các nghiệp đoàn.

Dự luật Lao động sửa đổi của Pháp do Bộ trưởng Lao động Myriam El Khomri chủ trì, được đưa ra ngày 18/2, đang gây nhiều tranh cãi trong nội bộ nước này xuất phát từ một số điều chỉnh đáng lưu ý.

Bộ trưởng Lao động Myriam El Khomri. Ảnh: franceinter

Những điều chỉnh bị chỉ trích là "có lợi cho giới chủ"

Thứ nhất, về việc sử dụng lao động: Điều 30 bis của Dự luật quy định một khuôn khổ rộng rãi hơn trong việc xa thải nhân công. Theo đó, chủ doanh nghiệp có thể áp dụng việc xa thải nhân công với nhiều lý do hơn. Những lý do mà chủ doanh nghiệp đưa ra chứng minh cho việc xa thải của mình sẽ khá đa dạng như: tái cơ cấu để cứu vớt doanh nghiệp; sự giảm sút các đơn đặt hàng và doanh thu trong nhiều quý liền; sự thâm hụt ngân sách; và tất cả những yếu tố có thể biện minh cho những khó khăn của doanh nghiệp.

Sự điều chỉnh này được cho là tạo điều kiện cho chủ doanh nghiệp xa thải nhân công, đặc biệt là những doanh nghiệp đa quốc gia. Ví dụ: nếu chi nhánh Pháp gặp khó khăn, nhưng  doanh nghiệp lại thuận lợi ở những nơi khác, họ có thể sa thải nhân công ở Pháp. (Điều không được chấp nhận hiện nay).

Thứ hai, về giờ lao động: Dự luật cho phép dễ dàng hơn trong việc phá khung làm việc 35 giờ/tuần. Số giờ làm việc cao nhất trong tuần có thể lên tới 46 giờ thay vì 44 giờ như hiện nay. Ngày lao động có thể dễ dàng tăng lên 10 -12 giờ. Nhưng giờ làm thêm sẽ chỉ được trả thêm 10%.

Những bồi thường cho lao động bị xa thải sẽ bị giới hạn. Ví dụ: không được hưởng bồi thường quá 15 tháng lương dù có thâm niên trên 20 năm.

Sự chia rẽ trong dư luận ủng hộ và phản đối dự luật

Sau khi gây ra những tranh cãi gay gắt trong lòng Đảng Xã hội, dự luật này tiếp tục gây phản ứng trong dân chúng và các nghiệp đoàn. Theo một cuộc điều tra của viện Harris Interactive ngày 25/2, 60% dân chúng Pháp sẽ phản đối dự luật này. Hơn 2/3 số người được hỏi tỏ ra bi quan và không tin rằng cuộc cải cách này sẽ giúp hạ tỷ lệ thất nghiệp.

Một cách lô gích, những người ủng hộ cánh tả có thái độ phản đối mạnh mẽ hơn với tỷ lệ 66%, thậm chí lên tới 89% trong những người ủng hộ Mặt trận cánh tả. Trong khi có, những người ủng hộ cánh hữu ủng hộ cải cách với một đa số mỏng manh 54%. Tỷ lệ ủng hộ còn tùy theo độ tuổi: 70% những người dưới 35 tuổi phản đối cải cách, trong khi 53% số người trên 65 tuổi ủng hộ.

Chính phủ phải lùi việc công bố dự luật

Trước những phản ứng đó, ngày 29/2, Thủ tướng Manuel Valls thông báo việc trình bày Dự luật Lao động sửa đổi trước Hội đồng bộ trưởng sẽ hoãn lại 15 ngày, nghĩa là sẽ vào ngày 24/3 thay vì 9/3 như dự tính. Ông khẳng định sẽ mở cuộc tranh luận rộng rãi nhằm "sửa chữa những gì cần thiết" trong Dự luật. Theo ông cần phải làm rõ một số những điều còn mơ hồ, đồng thời cải chính một loạt những thông tin sai lệch về dự luật này. Ông tuyên bố bắt đầu từ tuần tới sẽ tham khảo ý kiến "của tất cả các đối tác xã hội, các tổ chức công đoàn và giới chủ".

Tuyên bố ấy cho thấy Thủ tướng M. Valls có điều chỉnh thái độ, chí ít là bề ngoài. Cho tới nay, Chính phủ Pháp vẫn thể hiện thái độ kiên quyết trong việc thông qua Dự luật. Cuộc trao đổi giữa Bộ trưởng Lao động Myriam El Khomri với báo Les Echos ngày 17/2 như "thêm dầu vào lửa". Khi được hỏi về khả năng áp dụng điều 49-3 (thông qua văn bản không cần biểu quyết) với dự luật này, bà El Khomri khẳng định "chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm về bản thân như đã từng làm với luật Macron năm 2015".

Khả năng ấy, được xác định ngay trước khi trình Dự luật Lao động sửa đổi lên Quốc hội, đã gây nên phản ứng mạnh mẽ trong Đảng Xã hội, vốn đã chia rẽ mạnh về việc thông qua cải cách Hiến pháp liên quan đến việc tước quốc tich khủng bố và kéo dài tình trạng khẩn cấp mà Tổng thống F. Holland mong muốn.

Cánh tả chia rẽ …

Trên mục diễn đàn của báo Le Monde, một thành viên chủ chốt của cánh tả là bà Martine Aubry đã công khai chỉ trích chính sách của Tổng thống F. Hollande và Thủ tướng M. Valls.  

Trên mặt trận công đoàn, Tổng thư ký Liên đoàn dân chủ lao động Pháp (CFDT) Laurent Berger đã yêu cầu Chính phủ ra quyết định hoãn trình bày Dự luật trước Hội đồng bộ trưởng. Ông bày tỏ không hài lòng với một văn bản dành quá nhiều chỗ cho "sự mềm dẻo" và cho "các quyết định đơn phương của giới chủ", phương hại đến lợi ích của người làm công.

Một hiện tượng chưa từng thấy kể từ năm 2013 diễn ra khi một tập hợp gồm khoảng một chục tổ chức công đoàn như CGT, CFDT, CFE-CGC, FSU, SUD, UNSA, UNEF, UNL, FIDL... đã tập trung để phản đối "một dự luật được thảo mà không có sự thống nhất thực sự". Một bản khiếu nại Dự luật do bà Caroline Haas, Cố vấn của Bộ trưởng Quyền phụ nữ, đưa lên mạng đã được 785.000 chữ ký ủng hộ.

Còn các tổ chức giới chủ và cánh hữu ủng hộ dự luật

Các tổ chức giới chủ cho rằng việc hoãn trình bày Dự luật sẽ cho phép lý giải những vấn đề còn khúc mắc, nhưng cảnh báo Chính phủ rơi vào cảnh "đẽo cày giữa đường". Người phát ngôn của Hiệp hội giới chủ Pháp (MEDEF) lưu ý: "Cuộc cải cách cần phải duy trì tham vọng của nó". Còn nhân vật số một của Liên đoàn các doanh nghiệp vừa và nhỏ (CGPME) Francois Asselin thì bày tỏ lo ngại: "Khi cố đưa nước Pháp thành chốn bồng lai về mặt xã hội, người ta đã biến nó thành sa mạc về kinh tế".

Đảng Những người Cộng hòa (PR) thì cho rằng, với việc hoãn này "người ta đã trực tiếp thúc đẩy sự tan vỡ của phái đa số". Người phát ngôn của đảng PR Guillaume Larrives tuyên bố: "Cần khẩn trương điều chỉnh những tiêu chuẩn của Luật Lao động để các doanh nghiệp dễ dàng thuê người hơn", và "những người Cộng hòa ủng hộ trên nguyên tắc luật El Khomri"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Pháp truy thu 1,76 tỷ USD tiền thuế của Google
Pháp truy thu 1,76 tỷ USD tiền thuế của Google

VOV.VN - Giới chức Pháp vừa yêu cầu Google nộp khoản thuế truy thu 1,6 tỷ Euro (tương đương 1,76 tỷ USD).

Pháp truy thu 1,76 tỷ USD tiền thuế của Google

Pháp truy thu 1,76 tỷ USD tiền thuế của Google

VOV.VN - Giới chức Pháp vừa yêu cầu Google nộp khoản thuế truy thu 1,6 tỷ Euro (tương đương 1,76 tỷ USD).

Pháp kêu gọi họp về thông tin thỏa thuận ngừng bắn Syria bị phá vỡ
Pháp kêu gọi họp về thông tin thỏa thuận ngừng bắn Syria bị phá vỡ

VOV.VN - Pháp yêu cầu phái bộ giám sát thỏa thuận ngừng bắn tại Syria họp ngay lập tức.

Pháp kêu gọi họp về thông tin thỏa thuận ngừng bắn Syria bị phá vỡ

Pháp kêu gọi họp về thông tin thỏa thuận ngừng bắn Syria bị phá vỡ

VOV.VN - Pháp yêu cầu phái bộ giám sát thỏa thuận ngừng bắn tại Syria họp ngay lập tức.

Thường trực Ban Bí thư tiếp đại diện Ban Thường vụ Đảng Cộng sản Pháp
Thường trực Ban Bí thư tiếp đại diện Ban Thường vụ Đảng Cộng sản Pháp

VOV.VN - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh tiếp Điều phối viên Ban Thường vụ Đảng Cộng sản Pháp Jean Charles Nefgre.

Thường trực Ban Bí thư tiếp đại diện Ban Thường vụ Đảng Cộng sản Pháp

Thường trực Ban Bí thư tiếp đại diện Ban Thường vụ Đảng Cộng sản Pháp

VOV.VN - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh tiếp Điều phối viên Ban Thường vụ Đảng Cộng sản Pháp Jean Charles Nefgre.

Pháp xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Zika qua đường tình dục
Pháp xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Zika qua đường tình dục

VOV.VN - Pháp xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Zika qua đường tình dục

Pháp xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Zika qua đường tình dục

Pháp xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Zika qua đường tình dục

VOV.VN - Pháp xác nhận trường hợp đầu tiên nhiễm virus Zika qua đường tình dục