Lào công bố quan điểm của nước này về vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Trong cuộc họp báo, Bộ Ngoại giao Lào cho biết, nước này kêu gọi các bên thảo luận nhằm giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình.

Ngày 16/7, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao Lào ở thủ đô Vientiane đã diễn ra cuộc họp báo, trong đó ngoài việc công bố về công tác chuẩn bị cho Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 49 và các hội nghị liên quan, phía Lào còn công bố quan điểm của nước này về vấn đề Biển Đông. 

Quyền phát ngôn viên Bộ ngoại giao nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào), ông Bounnem Chuonghom. Ảnh: TTX Lào
Tại buổi họp báo, quyền phát ngôn viên Bộ ngoại giao nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào), ông Bounnem Chuonghom đã thông báo: Ông Saleumxay Commaxith, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Lào với danh nghĩa là Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN sẽ chủ trì tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 49, Hội nghị Ủy ban phi hạt nhân Đông Nam Á, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN với các đối tác, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN +3 lần thứ 17, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao của Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ 6 và Hội nghị Diễn đàn khu vực ASEAN lần thứ 23 sẽ diễn ra tại thủ đô Vientiane từ ngày 23-26/7/2016. 
Bộ trưởng Bộ ngoại giao Lào với danh nghĩa là Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN sẽ chủ trì tổ chức Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 49. (Hình minh họa: AFP),

Lễ khai mạc Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 49 sẽ được tổ chức vào ngày 24/7/2016 tại thủ đô Vientiane, Thủ tướng Lào Thonglune Xixulith sẽ tham dự Hội nghị. Hội nghị lần này sẽ trao đổi và giám sát các vấn đề đã thảo luận tại Hội nghị hẹp Bộ trưởng ngoại giao ASEAN được tổ chức vào tháng 2/2016 tại Vientiane.

Các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN sẽ tiếp tục thảo luận về việc thắt chặt cộng đồng ASEAN bao gồm cả việc tổ chức thực hiện kế hoạch tổng thể cộng đồng chính trị-an ninh ASEAN 2025, công tác của Ủy ban liên chính phủ của ASEAN về nhân quyền năm 2016 và việc chuẩn bị cho các Hội nghị cấp Bộ trưởng ngoại giao khác liên quan. Các Bộ trưởng cũng sẽ trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm.

Nhân dịp này,  các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN sẽ có cuộc gặp gỡ với người đồng cấp các nước đối tác bên ngoài ASEAN để đánh giá và định hướng hợp tác trong thời gian tới theo sáng kiến của ASEAN như: ASEAN+1; ASEAN+3; cấp cao Đông Á và Diễn đàn khu vực ASEAN.

Tại cuộc họp báo chỉ dành riêng cho phóng viên trong nước này, trả lời câu hỏi của một phóng viên Lào về quan điểm của Lào về tình hình Biển Đông, quyền Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lào Bounnem Chuonghom cho biết: “CHDCND Lào theo dõi sát sao tình hình Biển Đông bởi đây là khu vực quan trọng và nhạy cảm. CHDCND Lào hài lòng ghi nhận những tiến triển đạt được trong việc tổ chức thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), bao gồm cả việc tham vấn về Bộ Nguyên tắc ứng xử (COC) và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tiếp tục thúc đẩy tiến trình này. CHDCND Lào kêu gọi các bên liên quan tiếp tục kiềm chế và thảo luận nhằm giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình”.

Đây là lần đầu tiên CHDCND Lào bày tỏ quan điểm về vấn đề Biển Đông kể từ khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tại Hà Lan ra phán quyết không công nhận “đường chín đoạn” của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời bác bỏ việc Trung Quốc có chủ quyền lịch sử tại vùng biển này vào ngày 12/7./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ kêu gọi châu Á “điềm tĩnh” sau phán quyết PCA về Biển Đông
Mỹ kêu gọi châu Á “điềm tĩnh” sau phán quyết PCA về Biển Đông

VOV.VN - Mỹ đang lặng lẽ vận động các quốc gia châu Á trong đó có Philippines và Indonesia “điềm tĩnh” sau khi tòa PCA ra phán quyết về Biển Đông.

Mỹ kêu gọi châu Á “điềm tĩnh” sau phán quyết PCA về Biển Đông

Mỹ kêu gọi châu Á “điềm tĩnh” sau phán quyết PCA về Biển Đông

VOV.VN - Mỹ đang lặng lẽ vận động các quốc gia châu Á trong đó có Philippines và Indonesia “điềm tĩnh” sau khi tòa PCA ra phán quyết về Biển Đông.

Vì sao EU chưa ra tuyên bố về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?
Vì sao EU chưa ra tuyên bố về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?

VOV.VN - Chính phủ các nước EU đã chia rẽ sâu sắc trong việc ra tuyên bố về phán quyết từ PCA liên quan đến vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông.

Vì sao EU chưa ra tuyên bố về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?

Vì sao EU chưa ra tuyên bố về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?

VOV.VN - Chính phủ các nước EU đã chia rẽ sâu sắc trong việc ra tuyên bố về phán quyết từ PCA liên quan đến vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông.

Báo chí châu Á nói gì về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?
Báo chí châu Á nói gì về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?

VOV.VN - Trung Quốc đã mắc phải “sai lầm chiến thuật” khi thách thức thẩm quyền pháp lý của PCA và từ chối tuân thủ phán quyết của Tòa.

Báo chí châu Á nói gì về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?

Báo chí châu Á nói gì về phán quyết PCA vụ kiện Biển Đông?

VOV.VN - Trung Quốc đã mắc phải “sai lầm chiến thuật” khi thách thức thẩm quyền pháp lý của PCA và từ chối tuân thủ phán quyết của Tòa.

Nhật Bản- Ấn Độ tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Biển Đông
Nhật Bản- Ấn Độ tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Ấn Độ nhất trí tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông, dựa trên phán quyết của PCA.

Nhật Bản- Ấn Độ tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Biển Đông

Nhật Bản- Ấn Độ tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Biển Đông

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Ấn Độ nhất trí tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp hàng hải ở Biển Đông, dựa trên phán quyết của PCA.

Truyền thông Trung Quốc bịa chuyện Ấn Độ ủng hộ nước này ở Biển Đông?
Truyền thông Trung Quốc bịa chuyện Ấn Độ ủng hộ nước này ở Biển Đông?

VOV.VN - Ấn Độ không ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông nhưng truyền thông Trung Quốc lại nói là ủng hộ. Sự thật là gì?

Truyền thông Trung Quốc bịa chuyện Ấn Độ ủng hộ nước này ở Biển Đông?

Truyền thông Trung Quốc bịa chuyện Ấn Độ ủng hộ nước này ở Biển Đông?

VOV.VN - Ấn Độ không ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông nhưng truyền thông Trung Quốc lại nói là ủng hộ. Sự thật là gì?