EU hoan nghênh NATO can thiệp giải quyết khủng hoảng nhập cư

VOV.VN- Quan chức EU ngày 11/2 khẳng định, NATO có sức mạnh và có các công cụ để hỗ trợ tốt hơn cho nỗ lực giải quyết khủng hoảng nhập cư tại châu Âu.

Các nước châu Âu đang đứng trước cả thách thức và thời cơ mới trong giải quyết cuộc khủng nhập cư tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2, khi NATO nhất trí đưa các tàu quân sự tới vùng biển Aegean của Thổ Nhĩ Kỳ để hỗ trợ chống nạn buôn người.     

Một nhóm người tị nạn được cứu khi đang lênh đênh trên Địa Trung Hải. Ảnh AP
Ủy viên cấp cao phụ trách vấn đề nhập cư của Liên minh châu Âu (EU) Dimitris Avramopoulos trong bài trả lời phỏng vấn với hãng tin Euronews ngày 11/2 đã hoan nghênh sự can thiệp của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhằm ngăn chặn dòng người di cư đổ vào châu Âu.

Ủy viên cấp cao EU Avramopoulos khẳng định, NATO có sức mạnh để giải quyết tốt hơn cuộc khủng hoảng di cư: “Tôi không cho rằng sự can thiệp của NATO là một biện pháp tiêu cực. NATO có sức mạnh và có các công cụ để hỗ trợ tốt hơn cho nỗ lực giải quyết khủng hoảng nhập cư của chúng tôi. Đâu là kẻ thù của chúng tôi trong cuộc khủng hoảng này? Đó chính là mạng lưới buôn người”.

Trước đó cùng ngày, trong một động thái đánh dấu sự can thiệp đầu tiên vào cuộc khủng hoảng di cư, NATO đã quyết định triển khai các tàu quân sự tới Biển Aegean để giúp Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp truy quét các mạng lưới tội phạm buôn người tị nạn và di cư vào châu Âu.

Động thái trên được đưa ra trong một cuộc họp cấp bộ trưởng Quốc phòng NATO tại Brussels, Bỉ, sau khi các thành viên NATO là Đức, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị khối quân sự này hỗ trợ đối phó với cuộc khủng hoảng người nhập cư, với hơn 1 triệu người di cư tới châu Âu trong năm ngoái.

Theo Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg, cuộc khủng hoảng người di cư đã gây ra mối đe dọa về an ninh lớn đối với 28 nước thành viên NATO: “Hoạt động của Hải quân NATO không phải để ngăn cản hay xua đuổi thuyền chở người tị nạn. Chúng tôi sẽ thu thập và đóng góp những thông tin tình báo quan trọng nhằm chống lại các mạng lưới tội phạm và buôn người”.

NATO đã chỉ đạo một nhóm hải quân do Đức dẫn đầu di chuyển ngay lập tức đến Biển Aegean, bắt đầu hợp tác với lực lượng chức năng trong khu vực, kiểm tra và giám sát các hoạt động tàu thuyền bất hợp pháp.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Đức, một số nước thành viên NATO đã cam kết triển khai tàu tham gia sứ mệnh. Một số nguồn tin cũng cho biết lực lượng giám sát NATO trên Biển Aegean sẽ gồm từ 5-7 tàu.

Với sự can thiệp của NATO, châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ- là trạm trung chuyển chính của hơn 1 triệu người di cư tìm đường đến châu Âu hồi năm 2015, đang đứng trước thời cơ mới để giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư tồi tệ này.

Tuy nhiên, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 12/2 đã nhắc lại cảnh báo sẽ trục xuất 2,5 triệu người Syria đang sống tị nạn tại khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời cho biết sẽ cho xe bus chuyển người tị nạn Syria tới các khu vực biên giới của Liên minh châu Âu (EU). Nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ cũng thúc giục Liên Hợp Quốc đề nghị các nước thành viên khác hỗ trợ nước này trong tình trạng quá tải người tị nạn.

Theo ước tính của Tổ chức Di cư Quốc tế (OIM), tính riêng tháng 1 vừa qua, đã có hơn 70.000 người di cư bất chấp nguy hiểm vượt biển để tới châu Âu, trong đó có hơn 400 người đã bỏ mạng.

Dư luận đang lo ngại dòng người di cư có thể sẽ vẫn tiếp tục tìm đường đến châu Âu trong năm 2016, khi các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại Syria, vốn cướp đi sinh mạng của hơn 260.000 người và hơn một nửa dân số phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn kể từ tháng 3/2011, vẫn chưa đạt tiến triển nào./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thụy Điển lên kế hoạch trục xuất 80.000 người nhập cư về nước
Thụy Điển lên kế hoạch trục xuất 80.000 người nhập cư về nước

VOV.VN - Quốc gia Bắc Âu Thụy Điển đã lên kế hoạch, theo đó trong năm 2016 họ sẽ trục xuất 80.000 người mà vào năm 2015 đã nhập cư vào Thụy Điển.

Thụy Điển lên kế hoạch trục xuất 80.000 người nhập cư về nước

Thụy Điển lên kế hoạch trục xuất 80.000 người nhập cư về nước

VOV.VN - Quốc gia Bắc Âu Thụy Điển đã lên kế hoạch, theo đó trong năm 2016 họ sẽ trục xuất 80.000 người mà vào năm 2015 đã nhập cư vào Thụy Điển.

Áo sẽ tiếp tục trục xuất thêm nhiều người nhập cư
Áo sẽ tiếp tục trục xuất thêm nhiều người nhập cư

VOV.VN - Chính phủ Áo hôm 31/1 cho biết, họ sẽ trục xuất thêm người nhập cư ra khỏi nước này.

Áo sẽ tiếp tục trục xuất thêm nhiều người nhập cư

Áo sẽ tiếp tục trục xuất thêm nhiều người nhập cư

VOV.VN - Chính phủ Áo hôm 31/1 cho biết, họ sẽ trục xuất thêm người nhập cư ra khỏi nước này.

Thủ tướng Nga lên án chính sách nhập cư của bà Merkel
Thủ tướng Nga lên án chính sách nhập cư của bà Merkel

VOV.VN- Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 11/2 đã lên án chính sách tiếp nhận người tị nạn của người đồng cấp Đức Angela Merkel là “ngu ngốc”.

Thủ tướng Nga lên án chính sách nhập cư của bà Merkel

Thủ tướng Nga lên án chính sách nhập cư của bà Merkel

VOV.VN- Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 11/2 đã lên án chính sách tiếp nhận người tị nạn của người đồng cấp Đức Angela Merkel là “ngu ngốc”.

Khủng hoảng nhập cư đe dọa Schengen: “Quýt làm cam chịu”?
Khủng hoảng nhập cư đe dọa Schengen: “Quýt làm cam chịu”?

VOV.VN - Theo đánh giá của giới phân tích, Hiệp ước Schengen có nguy cơ sụp đổ, một phần do chiến lược “Đại Trung Đông” mới của Mỹ.

Khủng hoảng nhập cư đe dọa Schengen: “Quýt làm cam chịu”?

Khủng hoảng nhập cư đe dọa Schengen: “Quýt làm cam chịu”?

VOV.VN - Theo đánh giá của giới phân tích, Hiệp ước Schengen có nguy cơ sụp đổ, một phần do chiến lược “Đại Trung Đông” mới của Mỹ.

Khủng hoảng nhập cư: Pháp và Đức gia tăng sức ép với Thổ Nhĩ Kỳ
Khủng hoảng nhập cư: Pháp và Đức gia tăng sức ép với Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Kiểm soát luồng người di cư, thắt chặt chính sách cấp thị thực và chống lại việc đưa người bất hợp pháp là những gì mà Pháp và Đức muốn Thổ Nhĩ Kỳ làm.

Khủng hoảng nhập cư: Pháp và Đức gia tăng sức ép với Thổ Nhĩ Kỳ

Khủng hoảng nhập cư: Pháp và Đức gia tăng sức ép với Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Kiểm soát luồng người di cư, thắt chặt chính sách cấp thị thực và chống lại việc đưa người bất hợp pháp là những gì mà Pháp và Đức muốn Thổ Nhĩ Kỳ làm.