Dời ngày xét xử đại án tham nhũng tại Vinashinlines

VOV.VN -Do một số LS và các đương sự vắng mặt, tòa án Hà Nội quyết định dời ngày xét xử đại án tham nhũng tại Vinashinlines.

Sáng 21/1, Tòa án Hà Nội Trần Văn Liêm (SN 1955, cựu TGĐ Vinashinlines cùng đồng phạm ra xét xử tội Tham ô tài sản và Rửa tiền.

Đồng phạm của Trần Văn Khương (SN 1950, cựu Kế toán trưởng Vinashinlines, Giang Kim Đạt (SN 1977, cựu quyền trưởng phòng kinh doanh) và Giang Văn Hiển (SN 1950, bố đẻ của Giang Kim Đạt).

Đây là một trong những đại án kinh tế, tham nhũng được Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung ương yêu cầu đưa ra sớm xét xử.

Giang Kim Đạt trước vành móng ngựa.

Phiên tòa xét xử gồm 5 người, trong đó có hai thẩm phấn. Thẩm phán Nguyễn Quốc Thành – Chánh tòa Hình sự được phân công ngồi ghế chủ tọa phiên tòa.

Tại phần làm thủ tục, chủ tọa công bố, một số luật sư có đơn đề nghị hoãn phiên tòa xét xử do đang tham gia phiên tòa xét xử đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) tại TP.HCM.

Chủ tọa đặt câu hỏi với bị cáo Đạt và Hiền: “LS do các bị cáo mời vắng mặt, tòa chỉ định một LS, bị cáo có đồng ý không?”.

Cựu quyền trưởng phòng kinh doanh cho biết không đồng ý vì LS chỉ định không bào chữa tốt cho bị cáo. “Bị cáo xin hoãn tòa”, Giang Kim Đạt đưa ra đề nghị.

Bố của Giang Kim Đạt cũng cho biết, gia đình bị cáo cũng muốn phiên tòa diễn ra nhưng do điều kiện khách quan, các LS vắng mặt, để đảm bảo quyền lợi cho bị cáo nên đề nghị hoãn tòa. Bị cáo Giang Văn Hiển cũng không đồng ý LS chỉ định.

LS bào chữa cho bị cáo Trần Văn Khương cũng đồng ý với việc hoãn phiên tòa xét xử, đồng thời đề nghị mở phiên tòa lần sau triệu tập thêm nhân chứng. Các LS cũng đề nghị tòa triệu tập thêm các nguyên đơn dân sự liên quan đến vụ án này.

Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, các bị cáo bắt buộc phải có LS bào chữa. Ngoài ra tại phiên tòa, một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng vắng mặt.

Trước ý kiến của các LS, chủ tọa đề nghị VKS đưa quan điểm. Theo công tố viên, các bị cáo có khung hình phạt cao nhất là tử hình, nên đề nghị tòa căn cứ điều 57 Bộ Luật Tố tụng hình sự để xem xét, quyết định.

Chủ tọa quyết định nghỉ hội ý. Sau hội ý, thẩm phán Nguyễn Quốc Thành quyết định dừng phiên tòa xét xử đại án tham nhũng tại Vinashinlines vì vắng một số đương sự và LS. Phiên tòa dự kiến mở lại vào ngày 16-20/2 tới.

Theo cáo trạng, từ tháng 7/2006 đến tháng 3/2007, Trần Văn Liêm đã ký hợp đồng mua ba con tàu Vinashin Summer, Vinashin Island và Vinashin Phoenix và giao cho Giang Kim Đạt thực hiện đàm phán mua tàu.

Trong quá trình thoả thuận, Đạt đã đàm phán với công ty môi giới là Marvin Shipping LTD mua tàu Vinashin Sumer của nước Panama với giá 6,25 triệu USD và sẽ được hưởng 2% trên tổng giá trị hợp đồng mua tàu.

Trong số 2%, công ty môi giới trích lại 10% và số tiền còn lại là hơn 1,9 tỷ đồng được chuyển vào tài khoản mang tên Giang Văn Hiển.

Chiếc tàu Vinashin Island được mua với giá 5,95 triệu USD của Croatia, Đạt thoả thuận với Marvin Shipping LTD để được hưởng 3,75% và cũng trích lại 10% của tổng số tiền hoa hồng. Số tiền lần này chuyển vào tài khoản của Giang Văn Hiển là hơn 3 tỷ đồng.

Đối với tàu VinashinPhoenix được mua với giá 21,55 triệu USD của Hy Lạp, Đạt cũng thoả thuận để được hưởng 2% hoa hồng.

Số tiền Marvin Shipping LTD chuyển vào tài khoản của Giang Văn Hiển là gần 6,5 tỷ đồng.

Tổng số tiền hoa hồng từ hợp đồng mua ba con tàu nêu trên mà công ty môi giới gửi vào tài khoản mang tên Giang Văn Hiển là gần 11,5 tỷ đồng.

Từ tháng 5/2006 đến tháng 6/2008, thông qua các công ty môi giới, Liêm, Đạt và Khương đã thoả thuận, đàm phán với các chủ tàu gửi giá cước cho thuê 9 con tàu để chiểm đoạt tiền của Vinashinlines với tổng số tiền hơn 249 tỷ đồng.

Cáo trạng cho biết, quá trình thực hiện dự án mua tàu và khai thác, kinh doanh cho thuê tàu biển, Liêm, Đạt và Khương đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt của Vinashinlines hơn 260 tỷ đồng.

Trong đó, Trần Văn Liêm chiếm đoạt 3,1 tỷ đồng, Giang Kim Đạt chiếm đoạt hơn 255 tỷ đồng, Trần Văn Khương chiếm đoạt 110.000 USD.

Cơ quan điều tra xác định, ông Giang Văn Hiển sau khi nhận được tiền chuyển vào tài khoản của mình, đã rút tiền mặt ra đưa cho Giang Kim Đạt, đồng thời mua 40 bất động sản, mua đi bán lại 13 ô tô đứng tên mình và người thân.

Năm 2012, Trần Văn Liêm đã phải ra hầu tòa tội Cố ý làm trái các quy định Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Liêm bị tuyên phạt 19 năm tù giam./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kết luận điều tra vụ Giang Kim Đạt và đồng phạm
Kết luận điều tra vụ Giang Kim Đạt và đồng phạm

Hai bố con Giang Kim Đạt bị điều tra tội tham ô tài sản và rửa tiền.

Kết luận điều tra vụ Giang Kim Đạt và đồng phạm

Kết luận điều tra vụ Giang Kim Đạt và đồng phạm

Hai bố con Giang Kim Đạt bị điều tra tội tham ô tài sản và rửa tiền.

Bố đẻ của Giang Kim Đạt bị truy tố về tội rửa tiền
Bố đẻ của Giang Kim Đạt bị truy tố về tội rửa tiền

Theo cáo trạng truy tố của Viện KSND Tối cao, Giang Văn Hiển, bố đẻ của Giang Kim Đạt bị truy tố tội rửa tiền

Bố đẻ của Giang Kim Đạt bị truy tố về tội rửa tiền

Bố đẻ của Giang Kim Đạt bị truy tố về tội rửa tiền

Theo cáo trạng truy tố của Viện KSND Tối cao, Giang Văn Hiển, bố đẻ của Giang Kim Đạt bị truy tố tội rửa tiền

“Vụ án Giang Kim Đạt điển hình về tham nhũng, rửa tiền“
“Vụ án Giang Kim Đạt điển hình về tham nhũng, rửa tiền“

VOV.VN - Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, vụ Giang Kim Đạt là điển hình về tham nhũng, rửa tiền…"

“Vụ án Giang Kim Đạt điển hình về tham nhũng, rửa tiền“

“Vụ án Giang Kim Đạt điển hình về tham nhũng, rửa tiền“

VOV.VN - Thượng tướng Lê Quý Vương - Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, vụ Giang Kim Đạt là điển hình về tham nhũng, rửa tiền…"