Vì sao siêu chiến đấu cơ tàng hình F-35 “mất hút” ở Syria và Iraq?

VOV.VN - Dù đã điều một vài chiến đấu cơ tối tân tham gia không kích IS tại Syria và Iraq nhưng dường như Mỹ đã “bỏ quên” siêu chiến đấu cơ tàng hình F-35.

Theo National Interest, dù Tư lệnh Thủy quân Lục chiến Mỹ, Tướng Joseph Dunford tuyên bố, một số máy bay chiến đấu F-35B Lightning II đã được đưa vào sử dụng từ hối cuối tháng 7 vừa qua, có thể dễ dàng nhận thấy chiếc máy bay này vẫn hoàn toàn “vắng bóng” trên bầu trời Syria và Iraq.

Một chiếc F-35B chuẩn bị hạ cánh xuống tàu sân bay USS Wasp. Ảnh AP

F-22 Raptor tung hoành, F-35 “biến mất”

Trong khi đó, dù không vấp phải bất kỳ mối đe dọa đáng kể nào kể từ IS khi bắt đầu tiến hành không kích chúng tại Syria và Iraq từ tháng 9/2014, Mỹ vẫn quyết định tung máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor vào trận. Đây là lần đầu tiên, F-22 Raptor tham chiến kể từ khi được đưa vào sử dụng năm 2005.

Tư lệnh Bộ Chỉ huy Không quân Chiến đấu của Mỹ, Tướng Hawk Carlisle cho biết, được trang bị những cảm biết cực kỳ hiện đại, F-22 Raptor tỏ ra cực kỳ hữu dụng tại Syria.

Gần đây, khi Tổng thống Obama tuyên bố, Mỹ sẽ tăng cường hoạt động chống IS bằng cách điều 50 lính đặc nhiệm tham chiến tại Syria, Không quân Mỹ cũng tiếp tục “tung” một số máy bay chiến đấu hiện đại như cường kích A-10 Warthog và chiến đấu cơ tàng hình Boeing F-15C Eagle vào cuộc chiến này.

Tuy nhiên, một câu hỏi được nhiều chuyên gia quân sự đặt ra là tại sao đến giờ này, siêu chiến đấu cơ tàng hình F-35 của Mỹ vẫn “mất dạng”? Chẳng phải F-35 với những cảm biến hiện đại khiến cho ngay cả chiếc F-22 Raptor phải “hổ thẹn” sẽ trở nên hữu ích hơn F-22 Raptor trong cuộc chiến chống IS sao?

Một chiếc F-22 tấn công các mục tiêu. Ảnh AP

Câu trả lời thực ra khá đơn giản, bất chấp những tuyên bố của Thủy quân Lục chiến Mỹ, chiếc máy bay “đắt đỏ nhất” trong lịch sử quân đội Mỹ và trên toàn thế giới vẫn chưa thực sự sẵn sàng chiến đấu.

Còn quá nhiều “lỗi vặt”

Một biên bản ghi nhớ mà Tổ chức Giám sát các Dự án của Chính phủ Mỹ có được từ Giám đốc Cơ quan Điều hành, Kiểm tra và Đánh giá (DOT&E) hồi tháng 9 cho thấy, chiếc F-35B vẫn còn rất nhiều những lỗi vụn vặt có thể ảnh hưởng đến sự ổn định trong quá trình tác chiến. Biên bản này được đưa ra ngay trước khi Tướng Dunford tuyên bố các máy bay F-35B đã đáp ứng được mọi yêu cầu để có thể được đưa vào chiến đấu.

Ngoài ra, biên bản này cũng nêu rõ, F-35B hoàn toàn chưa được thử nghiệm trong các điều kiện thực tế trong “Giai đoạn Thử nghiệm Vận hành Đầu tiên”. Theo đó, 7 chiếc F-35B trên tàu sân bay USS Wasp “không hề mang theo bất kỳ một loại vũ khí hoặc chất nổ nào” trong quá trình thử nghiệm.

“Ngay cả khi các kỹ sư bảo dưỡng thuộc lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ có thể nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận những bộ phận cần thiết của máy bay F-35B từ trên bờ và được hỗ trợ từ các chuyên gia thuộc các nhà thầu tham gia chế tạo máy bay F-35B, máy bay này vẫn rất kém ổn định. Điều này khiến Thủy quân Lục chiến Mỹ chỉ có thể duy trì 2-3 chiếc máy bay F-35B trong tình trạng có thể bay được trong bất kỳ thời điểm nào”, vẫn theo biên bản ghi nhớ của DOT&E.

Biên bản ghi nhớ của DOT&E cảnh báo: “Tình hình sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi F-35B được điều động tham gia chiến đấu bởi khi đó, sẽ không có nhiều lựa chọn để thay thế các bộ phận của máy bay F-35B. Ngoài ra, việc bảo dưỡng cũng rất phức tạp bởi có rất nhiều loại máy bay cùng tham gia chiến đấu với F-35B”.

Thủy quân Lục chiến Mỹ vẫn “sẵn sàng tung F-35 bất kỳ lúc nào”

Mặc dù vậy, Thủy quân Lục chiến Mỹ vẫn tự tin khẳng định rằng, F-35B đã sẵn sàng được đưa vào những nơi xảy ra chiến sự bất kỳ lúc nào.

“Phi đội máy bay chiến đấu số 121 (VMFA-121) của lực lượng Thủy quân Lục chiến Mỹ đã sở hữu 10 chiếc F-35B đáp ứng mọi điều kiện về kỹ thuật, vũ khí và trang thiết bị cũng như thời gian huấn luyện để có thể hoạt động trên bất kỳ tàu sân bay nào.VMFA-121 có khả năng yểm trợ, tấn công, phản công, can thiệp, hộ tống và trinh sát cũng như hỗ trợ cho liên quân”, Tướng Dunford nói.

Một chiếc F-35C tiến hành tiếp dầu trên không. Ảnh AP

Nhiều chuyên gia đã bày tỏ nghi ngờ về tuyên bố của ông Dunford và đặt ra câu hỏi, nếu F-35B thực sự có thể tham chiến, tại sao lại không đưa chiếc máy bay này vào cuộc chiến chống IS của Mỹ tại Syria? Với những trang thiết bị tối tân của mình, chẳng phải F-35 sẽ giúp Mỹ xoay chuyển cục diện khó khăn hiện nay hay sao?

Nhiều chuyên gia cho rằng, với việc người dân Mỹ phải “gồng mình nộp thuế” để Chính phủ Mỹ bỏ ra tới 400 tỷ USD chỉ để mua 2.443 chiếc F-35B, họ ít nhất cũng xứng đáng được chứng kiến “khoản đầu tư của mình” có thể mang lại điều gì.

Như cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld từng nói: “Bạn chỉ có thể bước vào cuộc chiến với đội quân mà bạn có trong tay. Đó không phải là đội quân mà bạn muốn có hay ao ước sẽ có trong tương lai”. Chính vì vậy, giờ là lúc F-35B cần phải được đưa vào cuộc chiến chống IS tại Syria nhất là nếu F-35B đã sẵn sàng chiến đấu như Thủy quân Lục chiến Mỹ tuyên bố./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc “đánh cắp” thiết kế chiến đấu cơ F-35
Trung Quốc bác bỏ cáo buộc “đánh cắp” thiết kế chiến đấu cơ F-35

VOV.VN - Trung Quốc cho rằng, những cáo buộc do Edward Snowden đăng tải trên tờ Spiegel của Đức ngày 17/1 là hoàn toàn vô căn cứ.

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc “đánh cắp” thiết kế chiến đấu cơ F-35

Trung Quốc bác bỏ cáo buộc “đánh cắp” thiết kế chiến đấu cơ F-35

VOV.VN - Trung Quốc cho rằng, những cáo buộc do Edward Snowden đăng tải trên tờ Spiegel của Đức ngày 17/1 là hoàn toàn vô căn cứ.

Trung Quốc công bố mẫu chiến đấu cơ J-31 cạnh tranh với F-35 của Mỹ
Trung Quốc công bố mẫu chiến đấu cơ J-31 cạnh tranh với F-35 của Mỹ

VOV.VN- Tập đoàn Công nghệ Hàng không Trung Quốc (Avic) vừa công bố những thông số mới nhất của chiếc máy bay chiến đấu tàng hình J-31.

Trung Quốc công bố mẫu chiến đấu cơ J-31 cạnh tranh với F-35 của Mỹ

Trung Quốc công bố mẫu chiến đấu cơ J-31 cạnh tranh với F-35 của Mỹ

VOV.VN- Tập đoàn Công nghệ Hàng không Trung Quốc (Avic) vừa công bố những thông số mới nhất của chiếc máy bay chiến đấu tàng hình J-31.

Máy bay F-35 của Mỹ hạ cánh thành công xuống tàu sân bay USS Nimitz
Máy bay F-35 của Mỹ hạ cánh thành công xuống tàu sân bay USS Nimitz

VOV.VN - Quan chức Mỹ cho rằng đây là một “dấu mốc quan trọng” đối với chiếc máy bay hiện đại nhất của quân đội Mỹ.

Máy bay F-35 của Mỹ hạ cánh thành công xuống tàu sân bay USS Nimitz

Máy bay F-35 của Mỹ hạ cánh thành công xuống tàu sân bay USS Nimitz

VOV.VN - Quan chức Mỹ cho rằng đây là một “dấu mốc quan trọng” đối với chiếc máy bay hiện đại nhất của quân đội Mỹ.

Lý do Không quân Mỹ “quyết hy sinh” A-10 cho “siêu chiến đấu cơ” F-35
Lý do Không quân Mỹ “quyết hy sinh” A-10 cho “siêu chiến đấu cơ” F-35

VOV.VN -Yêu cầu về tài chính, sự cạnh tranh sức mạnh, và đặc biệt là khả năng vượt trội của siêu chiến đấu cơ tàng hình F-35 khiến Không quân Mỹ muốn loại A-10

Lý do Không quân Mỹ “quyết hy sinh” A-10 cho “siêu chiến đấu cơ” F-35

Lý do Không quân Mỹ “quyết hy sinh” A-10 cho “siêu chiến đấu cơ” F-35

VOV.VN -Yêu cầu về tài chính, sự cạnh tranh sức mạnh, và đặc biệt là khả năng vượt trội của siêu chiến đấu cơ tàng hình F-35 khiến Không quân Mỹ muốn loại A-10

Siêu chiến đấu cơ F-35 dễ bị “tiêm kích già” Mig-21 xé ra từng mảnh
Siêu chiến đấu cơ F-35 dễ bị “tiêm kích già” Mig-21 xé ra từng mảnh

Siêu chiến đấu cơ F-35 hoàn toàn thất thế khi đối đầu với Mig-21 lỗi thời, chứ chưa nói đến các mẫu tiêm kích hiện đại của Nga như Su-27 và Mig-29.

Siêu chiến đấu cơ F-35 dễ bị “tiêm kích già” Mig-21 xé ra từng mảnh

Siêu chiến đấu cơ F-35 dễ bị “tiêm kích già” Mig-21 xé ra từng mảnh

Siêu chiến đấu cơ F-35 hoàn toàn thất thế khi đối đầu với Mig-21 lỗi thời, chứ chưa nói đến các mẫu tiêm kích hiện đại của Nga như Su-27 và Mig-29.