Điện thoại bị nghe lén: Vô vàn “chiêu trò” của tội phạm công nghệ cao

VOV.VN - 14.000 thuê bao di động đã bị gắn phần mềm gián điệp và 800.000 người dùng di động bị “móc túi” 9 tỷ đồng vì dịch vụ tin nhắn trong thời gian qua.

Chỉ trong một thời gian ngắn, đoàn thanh tra liên ngành do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội và Phòng cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (CATP Hà Nội) đã phát hiện hai vụ vi phạm nghiêm trọng đều liên quan trực tiếp đến tội phạm công nghệ cao. Đó là vụ việc 14.000 thuê bao di động bị gắn phần mềm gián điệp, nghe lén và 800.000 người dùng di động bị “móc túi” 9 tỷ đồng vì sập bẫy tin nhắn “đen”.

Đại tá Lê Hồng Sơn, Trưởng phòng cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao PC50, Hà Nội cho biết, đối tượng tội phạm sử dụng công nghệ cao hiện nay có những hành vi rất tinh vi, người dân cần hết sức đề phòng khi sử dụng các loại điện thoại smartphone cũng như giao dịch trên mạng internet.

Phần mềm Ptracker của Công ty Việt Hồng (Ảnh chụp từ website công ty)

PV: Vừa qua, phòng cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao PC50 đã phát hiện được 2 vụ án lớn là Công ty TNHH Công nghệ Việt Hồng, Thanh Xuân, Hà Nội kinh doanh thiết bị nghe lén trên hơn 14.000 điện thoại và Công ty cổ phần IMMB, Hai Bà trưng, Hà Nội đã có hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông để chiếm đoạt hơn 9 tỷ đồng. Ông có thể phân tích rõ thủ đoạn của bọn tội phạm công nghệ cao qua hai thủ đoạn này?

Đại tá Lê Hồng Sơn: CATPHN đã phát hiện và điều tra ra 2 vụ án lớn trên. Cụ thể Công ty TNHH Việt Hồng đã phát tán phần mềm điện thoại giám sát trên hơn 14.000 chủ tài khoản. Thủ đoạn của chúng là viết phần mềm giám sát điện thoại có tên ptracker, sau đó lập các website như vsc.vn, viethonggps.vn, viethonggps.com để quảng cáo các phần mềm và giao bán trên mạng.

Cách thức cài đặt là các đối tượng tội phạm đã tiếp cận máy điện thoại của những người chủ sở hữu và sau đó tải phần mềm ptracker về máy từ các trang web trên hoặc soạn tin nhắn “dichvu” gửi đến 8189 để lấy đường link và tải phần mềm về máy.

Sau đó hệ thống sẽ trả về tên truy cập với 7 số cuối của imei của điện thoại bị giám sát, mật khẩu mặc định là vscvn và toàn bộ dữ liệu của máy này sau 3-5 phút sẽ được đăng tải trên các phần mềm máy chủ của công ty Việt Hồng, từ đó những người muốn giám sát chỉ cần đăng nhập vào trang web vsc.vn để cập nhật thông tin của các chủ điện thoại này.

Về thủ đoạn của đối tượng Nguyễn Tuấn Anh trong công ty IMMC, những đối tượng này đã xây dựng và phát triển hệ thống “chợ nội dung số mmoney.vn” từ tháng 7/2013 và đã đăng tải trên 300 ứng dụng có chức năng tự động gửi tin nhắn đến các số dịch vụ để chiếm đoạt số tiền của chủ thuê bao.

Đối tượng đã sử dụng bộ ứng dụng “hot clip builder”, tích hợp việc gửi tin nhắn đến đầu số dịch vụ nhưng không có thông báo trước khi gửi, người sử dụng không biết bị mất tiền trong tài khoản và không thấy quá trình gửi tin nhắn đi.

Hai là ứng dụng “hot clip art confirm builder” tích hợp ứng dụng gửi tin nhắn đến đầu số dịch vụ, có thông báo trước khi gửi, người dùng không thấy quá trình gửi tin nhắn đi. Để đánh lừa người tải ứng dụng thì mmoney.vn sử dụng tới gần 10 đầu số dịch vụ để trừ tiền, như đầu số 8x77, 8977, 8x71, 8x55, 6x65, 8x85, 6x86…

Để chiếm đoạt tiền của người sử dụng và tăng doanh thu cho công ty, Tuấn Anh đã chỉ đạo cho nhân viên thiết kế mmoney.vn có các bộ bật tắt thông báo trước khi gửi tin nhắn, số lượng gửi tin nhắn mỗi lần gửi, thay đổi đầu số điện thoại,… để tránh bị phát hiện.

PV: Ngoài hai vụ án nghiêm trọng trên, liệu còn bao nhiêu đối tượng tội phạm nguy hiểm như thế này chưa sa lưới pháp luật và các cơ quan chức năng có biện pháp thế nào để đối phó, thưa ông?

Đại tá Lê Hồng Sơn: Có thể thấy số lượng tội phạm công nghệ cao ngày càng tăng lên. Theo tính toán của Tổ chức Hình sự thế giới, cứ 14 giây trên thế giới lại xảy ra một vụ án công nghệ cao. Hiện nay có rất nhiều website độc hại và tổ chức tội phạm đang hoạt động. Phòng PC50 đang tổ chức giám sát nhiều đối tượng khả nghi trên địa bàn thành phố.

PV: Các tội phạm công nghệ cao đều có kiến thức và hiểu biết rất rộng về lĩnh vực CNTT. Ví dụ như phần mềm nghe lén điện thoại còn được quảng cáo là sản phẩm vàng, dịch vụ vàng năm 2013 và nằm trong top 100 giải pháp quản lý nhân viên và bán hàng. Để đối phó với tội phạm có trình độ cao, lại được trang bị hệ thống CNTT hiện đại, vậy các chiến sĩ phòng cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có đề xuất gì với lãnh đạo các cấp để đối phó với loại tội phạm này trong thời gian tới, thưa ông?

Đại tá Lê Hồng Sơn: Tội phạm bao giờ cũng đi trước các lực lượng phòng chống đấu tranh chống tội phạm. Đầu tiên, cán bộ của phòng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao phải đầu tư về kỹ năng về CNTT.

Thứ hai, đơn vị cũng cần sự hỗ trợ, đầu tư về trang thiết bị kỹ thuật từ các cấp chính quyền. Thực tế, hiện nay phương tiện kỹ thuật để phục vụ cho công tác phòng chống lĩnh vực này còn rất hạn chế.

Thứ ba, thẩm quyền pháp lý của phòng cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao mới ra đời trong thời gian ngắn, được thành lập từ tháng 8/2013. Do vậy, chức năng và thẩm quyền của cán bộ quy định trong bộ luật hình sự cũng như luật xử lý hành chính vẫn còn hạn chế.

Thứ tư, việc phối hợp của các nhà mạng, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông với các lực lượng chức năng, cũng như phối hợp của các cơ quan như ngân hàng với các lực lượng phòng chống tội phạm rất hạn chế.

Thứ năm, công tác quản lý của nhà nước về lĩnh vực CNTT còn nhiều sơ hở, bất cập, chưa theo kịp với tình hình phát triển công nghệ hiện nay. Do vậy công tác phòng ngừa đấu tranh trong lĩnh vực này còn nhiều khó khăn.

PV: Những người dân cần có cách thức phòng tránh như thế nào khi sử dụng smartphone hay khi sử dụng thẻ tín dụng, thưa ông?

Đại tá Lê Hồng Sơn: Có thể nói rằng hiện nay các đối tượng tội phạm công nghệ cao hoạt động với thủ đoạn rất tinh vi. Chúng tôi khuyến cáo, khi sử dụng smartphone, lưu ý không truy cập vào các website, đường link lạ và các website “đen”. Trong quá trình sử dụng điện thoại, phải tuyệt đối để ý không cho người lạ sử dụng điện thoại.

Thời gian vừa qua, phần mềm giám sát điện thoại được viết rất tinh vi, chạy trên chế độ ẩn, do vậy việc phát hiện ra truy cập, cài đặt là rất khó khăn.Vì vậy, người sử dụng cần để ý một số dấu hiệu như pin bị yếu đi, xuất hiện những chế độ mà chưa từng cài đặt, cước phí tăng bất thường, hoặc truy cập vào website bị chậm, nghẽn mạng;… Đây có thể là dấu hiệu cho thấy điện thoại đã bị cài đặt các ứng dụng độc hại. Để tránh trường hợp này, người sử dụng nên đến các cơ sở sửa chữa, cài đặt có uy tín để reset lại toàn bộ máy.

Vừa qua, CAHN đang tiến hành đấu tranh với rất nhiều vụ việc mà các đối tượng khi gọi vào các chủ thuê bao đã giả danh là lực lượng chức năng phòng chống tội phạm, nói rằng các chủ thuê bao nợ tiền điện thoại, nợ cước và công an đang điều tra chủ thuê bao, do có thể liên quan đến hoạt động tội phạm như tội phạm ma túy. Sau đó chúng sẽ yêu cầu chủ thuê bao phải nộp tiền vào tài khoản các đối tượng chỉ định. Đây thực chất là các hành động lừa đảo.

Do vậy, theo khuyến cáo, khi có những giao dịch hoặc hoạt động bất thường, người sử dụng nên liên lạc với cơ quan công an gần nhất để kiểm tra, xin tư vấn. Ngoài ra, trong thời gian qua, nhiều đối tượng đã tấn công, truy cập trái phép, chiếm quyền điều khiển của người sử dụng tại các trang mạng xã hội như facebook, để thực hiện các hành vi lừa dối, chiếm đoạt tiền của những người có quan hệ với chủ tài khoản.

PV: Xin cảm ơn ông!

Theo khuyến cáo của các chuyên gia CNTT, để đảm bảo an toàn khi sử  dụng điện thoại smartphone, tuyệt đối không cài các ứng dụng được chia sẻ trên các trang mạng không tin cậy, không đưa điện thoại cho những nơi sửa chữa không tin tưởng và cần cài đặt ứng dụng bảo mật trên điện thoại.
Để phòng ngừa tội phạm trộm cắp thông tin trên thẻ tín dụng, chủ thẻ cần mua hàng qua những trang web có uy tín, cần giám sát các thao tác khi thanh toán bằng thẻ, sử dụng dịch vụ nhắn tin tự động đến máy khi có phát sinh giao dịch để kiểm soát tài khoản và tránh trường hợp bị kẻ gian lấy tiền./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chấn động: Hơn 14.000 điện thoại bị cài phần mềm giám sát, nghe lén
Chấn động: Hơn 14.000 điện thoại bị cài phần mềm giám sát, nghe lén

VOV.VN - Số lượng tài khoản đã từng bị cài phầm mềm giám sát khoảng 14.140, trong đó, có 670 tài khoản đang trong thời gian giám sát.

Chấn động: Hơn 14.000 điện thoại bị cài phần mềm giám sát, nghe lén

Chấn động: Hơn 14.000 điện thoại bị cài phần mềm giám sát, nghe lén

VOV.VN - Số lượng tài khoản đã từng bị cài phầm mềm giám sát khoảng 14.140, trong đó, có 670 tài khoản đang trong thời gian giám sát.

Bkav cập nhật phần mềm chống nghe lén trên điện thoại
Bkav cập nhật phần mềm chống nghe lén trên điện thoại

Người dùng có thể tải phiên bản miễn phí Bkav Mobile Security từ kho ứng dụng Google Play, sau đó chọn chức năng Quét virus.

Bkav cập nhật phần mềm chống nghe lén trên điện thoại

Bkav cập nhật phần mềm chống nghe lén trên điện thoại

Người dùng có thể tải phiên bản miễn phí Bkav Mobile Security từ kho ứng dụng Google Play, sau đó chọn chức năng Quét virus.

Vụ 14.000 điện thoại bị nghe lén: Điều tra một số công ty thám tử
Vụ 14.000 điện thoại bị nghe lén: Điều tra một số công ty thám tử

Cảnh sát đang tiếp tục mở rộng điều tra đối với tổ chức cá nhân liên quan, trong đó có một số công ty thám tử.

Vụ 14.000 điện thoại bị nghe lén: Điều tra một số công ty thám tử

Vụ 14.000 điện thoại bị nghe lén: Điều tra một số công ty thám tử

Cảnh sát đang tiếp tục mở rộng điều tra đối với tổ chức cá nhân liên quan, trong đó có một số công ty thám tử.

Quan điểm của luật sư về vụ nghe lén hơn 14.000 điện thoại di động
Quan điểm của luật sư về vụ nghe lén hơn 14.000 điện thoại di động

VOV.VN - Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố vụ án nghe lén hơn 14.000 tài khoản di động của Công ty Việt Hồng

Quan điểm của luật sư về vụ nghe lén hơn 14.000 điện thoại di động

Quan điểm của luật sư về vụ nghe lén hơn 14.000 điện thoại di động

VOV.VN - Công an thành phố Hà Nội cho biết vừa khởi tố vụ án nghe lén hơn 14.000 tài khoản di động của Công ty Việt Hồng