Công Tôn Nữ Trí Huệ và kỷ niệm với Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Bà may một “trái dựa” (loại gối để gối đầu hoặc tì cánh tay), mang ra Hà Nội để kính tặng Đại tướng

Bà Công Tôn Nữ Trí Tuệ ở làng Hương Cần, xã Hương Toàn, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế cùng con trai là Bùi Quang Thiện ra Hà Nội.

Bà gặp Ban liên lạc đồng hương Thừa Thiên Huế tại Hà Nội cho biết bà đã may một “trái dựa” một loại gối có nhiều nếp có thể gập lại mở ra tùy ý để gối đầu hoặc tì cánh tay, hy vọng được tạo điều kiện thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp để tặng món quà ấy.

Thiếu tướng Trần Minh Đức, Trưởng ban liên lạc đồng hương Thừa Thiên Huế đã liên lạc với đồng chí Huyên, thư ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và người thư ký cho biết Đại tướng sẵn sàng tiếp cụ.

Bà Trí Huệ ngồi bên phải Đại tướng Võ Nguyên Giáp và phu nhân Đặng Bích Hà. Đứng đằng sau từ trái qua phải Bùi Quang Thiện, Trần Phương Trà

Tôi đã đưa cụ Trí Huệ và người con trai cụ đến thăm Đại tướng. Vợ chồng Đại tướng ân cần tiếp hai mẹ con bà. Bà Trí Huệ đặt trên bàn “trái dựa” màu vàng và thưa với vợ chồng Đại tướng:

- Kính thưa cụ, con ở Huế ra…

Đại tướng ngắt lời bà:

- Bà đừng gọi thế.

Bà vội chữa cách xưng hô và nói:

- Kính thưa cụ, lần đầu tiên tôi ra Hà Nội thăm lăng Bác Hồ lại được cụ để ý lời thỉnh cầu của tôi xin được gặp cụ để thỏa lòng mong ước, tôi vô cùng cảm kích. Mừng cụ và phu nhân khỏe mạnh. Tôi có làm trái dựa này được hân hạnh kính tặng cụ.

Quay sang phía bà Trí Huệ, Đại tướng nói:

- Chúng tôi cảm ơn bà.

Rồi Đại tướng hỏi thăm sức khỏe và cuộc sống của gia đình bà ở quê. Bà Trí Huệ chắp hai tay trước ngực, chậm rãi thưa:

- Cảm ơn cụ đã hỏi thăm. Hai mẹ con tôi ra ngoài này cũng bình yên. Ông và cha tôi thuộc dòng dõi triều đình nhà Nguyễn nhưng cũng là những người có tâm huyết với đất nước. Ông nội tôi phò tá vua Hàm Nghi, bác ruột tôi phò tá vua Thành Thái chống Pháp, sự việc không thành phải tự vẫn. Cha tôi là Hường Dẫn giúp vua Duy Tân, sự việc không thành cũng phải chịu giam cầm. Trong hai cuộc kháng chiến, tôi cũng có góp công nuôi cán bộ, tiếp tế thuốc men…

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trìu mến nói:

- Tôi rất mừng được bà cho biết là gia đình bà cũng có đóng góp cho sự nghiệp chung. Cầu chúc bà luôn luôn mạnh khỏe và sống hạnh phúc với con cháu….

Đại tướng kéo gối xếp 5 tấm màu vàng lại gần nhau để xem:

- Quà của bà cho đẹp lắp, công phu lắm… Một lần nữa xin cảm ơn bà…

Cũng nhân dịp này, tôi kính tặng vợ chồng Đại tướng cuốn “Đặc san kỷ niệm 105 năm trường Quốc học Huế” (1896 – 2001) trong đó có bài thơ của nhà văn Đặng Thai Mai (nhạc phụ của Đại tướng) và những tấm ảnh cựu học sinh Quốc học Huế chụp với Đại tướng – cũng là một cựu học sinh Quốc học Huế. Tôi cũng kính tặng bài thơ tôi viết tặng Đại tướng năm 1986 ở chiến khu Dương Hòa: “Chiến khu xưa, một lần gặp gỡ”. Lúc đó Đại tướng là Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đi thăm nơi ở đang khảo sát làm đập ngăn sông Tả Trạch làm hồ chứa nước và thủy điện.

Hôm đó, nhiều đoàn đang chờ được Đại tướng tiếp kiến nên sau khi chụp ảnh với Đại tướng và phu nhân, chúng tôi xin phép được ra về.

Đại tướng và phu nhân ân cần đứng dậy bắt tay từng người và lưu luyến đưa tiễn.

Trên đường về, bà Trí Huệ nói:

- Tôi đã hơn 80 tuổi, được cụ tiếp, thật là vui sướng cảm động quá. Bao nhiêu ngày mong đợi… Nay được trông thấy cụ còn khỏe, mừng cho dân cho nước…

Bà Công Tôn Nữ Trí Huệ sinh năm 1922, là cháu nội của hoàng tử Miên Lâm, hoàng tử thứ 57 của vua Minh Mạng.

Theo nhà văn Nguyễn Đắc Xuân trong bài “Gặp một bà Công Tôn Nữ biết thêm về gia đình phụ trách thân thần các đời Hàm Nghi – Thành Thái” đăng trên Tạp chí Kiến thức ngày nay số 435 (10-9-2000), Hoài Đức Quốc Vương Miên Lâm làm phụ chánh thân thần các đời Hàm Nghi – Thành Thái.

“Bác ruột của bà Trí Huệ là Hương Hoằng khi vào hầu vua Thành Thái, không rõ vua tôi bàn với nhau những gì về “quốc sự” mà bị mật thám Pháp bắt được. Sợ liên lụy cho vua, Hường Hoằng nhận hết trách nhiệm về mình. Để dằn mặt vua Thành Thái, thực dân Pháp buộc chính nhà vua phải ra lệnh giết Hường Hoằng. Biết không thể làm khác, trước mặt thực dân Pháp, vua Thành Thái đưa Hường Hoằng một trong ba thứ: thanh gươm, một dải lụa và một chén thuốc độc (tam ban triều điển).

Hường Hoằng chọn chén thuốc độc. Lạy xong ông tự vào nằm trong quan tài rồi uống cạn chén thuốc độc và chết một cách anh dũng.

… “Sau sự kiện Hường Hoằng, Nam Triều theo lệnh của thực dân Pháp bắt mẹ và em cùng với Hường Hoằng là Hường Dẫn phải về sinh sống với quê mẹ tại Hương Cần. Vì thế mà có chuyện một bà Công Tôn Nữ làm dân quê Hương Cần như hiện nay”.

… “Trong tổ chức khởi nghĩa Duy Tân năm 1916, Hường Dẫn bị khép vào tội chết nhưng nhờ có người anh, con ông bác ruột là ông Hường Đề (con ông Tuy An Công Miên Kháp) rất thân với Tân Vương Khải Định nên xin với Tân Vương bảo lãnh cho Hường Dẫn khỏi tội chết. Hường Dẫn bị giam một thời gian rồi được thả về sống ẩn dật tại Hương Cẩn chuyển nghề làm thuốc Bắc”.

Là con gái ông Hường Dẫn, bà Trí Huệ lúc nhỏ giúp gia đình làm thuốc Bắc, lớn lên đi học may để may vá cho các bà trong cung. Sau Cách mạng tháng Tám, bà là cán bộ xã Hương Toàn, Ủy viên Ban chấp hành phụ nữ cứu quốc huyện Hương Trà rồi về hầu bà Hoàng thái hậu Từ Cung, rồi phụng trực lăng vua Minh Mạng.

Bà đã che giấu cho nhiều cán bộ hoạt động trong thành phố Huế và tiếp tế cho bộ đội và cán bộ ở chiến khu. Bà cũng đã bị địch bắt giam ở lao Thừa Phủ và Mang Cá.

Các ông Nguyễn Hữu Hường (Hường Thọ) nguyên Tỉnh ủy viên Thừa Thiên, nguyên Bí thư Huyện Ủy Hương Trà trong hai cuộc kháng chiến; Trung tướng Vũ Xuân Chiêm, nguyên Bí thư Thị ủy Huế thời chống Pháp, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Lê Tự Đồng, nguyên Phó Viện trưởng Học viện Quân sự cấp cao; các anh Mai Ngân trước ở chiến khu Dương Hòa, anh Đoàn Nhuận, cán bộ dân vận của thành ủy Huế hồi chống Mỹ… đã xác nhận những đóng góp của bà Trí Huệ trong hai cuộc kháng chiến. Bà đã được tặng Huy chương kháng chiến và Bằng khen của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

“Một lần gặp Đại tướng như một lần được gặp Bác Hồ”
“Một lần gặp Đại tướng như một lần được gặp Bác Hồ”

VOV.VN -Nhắc tên ông, nhiều người đều có chung suy nghĩ: hiếm có trên thế giới này có một vị tướng tài năng và đức độ đến thế.

“Một lần gặp Đại tướng như một lần được gặp Bác Hồ”

“Một lần gặp Đại tướng như một lần được gặp Bác Hồ”

VOV.VN -Nhắc tên ông, nhiều người đều có chung suy nghĩ: hiếm có trên thế giới này có một vị tướng tài năng và đức độ đến thế.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng người dân Điện Biên
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng người dân Điện Biên

VOV.VN - Tình cảm của người dân Tây Bắc đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn mãi mãi.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng người dân Điện Biên

Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong lòng người dân Điện Biên

VOV.VN - Tình cảm của người dân Tây Bắc đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn mãi mãi.

"Nhân cách, con người Đại tướng có sức hút lạ kỳ"
"Nhân cách, con người Đại tướng có sức hút lạ kỳ"

VOV.VN -Trong những lần chụp ảnh, nhà báo Trần Hồng không khỏi cảm phục vì con người Đại tướng vĩ đại là thế, nhưng vô cùng gần gũi, giản dị...

"Nhân cách, con người Đại tướng có sức hút lạ kỳ"

"Nhân cách, con người Đại tướng có sức hút lạ kỳ"

VOV.VN -Trong những lần chụp ảnh, nhà báo Trần Hồng không khỏi cảm phục vì con người Đại tướng vĩ đại là thế, nhưng vô cùng gần gũi, giản dị...

Hàng nghìn Phật tử dự lễ cầu siêu Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Hàng nghìn Phật tử dự lễ cầu siêu Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Buổi lễ cầu siêu cho Đại tướng cùng anh linh các Anh hùng liệt sĩ diễn ra trang trọng, thiêng liêng, xúc động 

Hàng nghìn Phật tử dự lễ cầu siêu Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Hàng nghìn Phật tử dự lễ cầu siêu Đại tướng Võ Nguyên Giáp

VOV.VN - Buổi lễ cầu siêu cho Đại tướng cùng anh linh các Anh hùng liệt sĩ diễn ra trang trọng, thiêng liêng, xúc động 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đường Hồ Chí Minh huyền thoại
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đường Hồ Chí Minh huyền thoại

VOV.VN -Trong tâm khảm bộ đội Trường Sơn, hình ảnh con đường Hồ Chí Minh và hình ảnh Vị Tổng tư lệnh đều trở thành huyền thoại. 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đường Hồ Chí Minh huyền thoại

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và đường Hồ Chí Minh huyền thoại

VOV.VN -Trong tâm khảm bộ đội Trường Sơn, hình ảnh con đường Hồ Chí Minh và hình ảnh Vị Tổng tư lệnh đều trở thành huyền thoại. 

Đoàn xe, pháo dành cho tang lễ Đại tướng về tới Quảng Bình
Đoàn xe, pháo dành cho tang lễ Đại tướng về tới Quảng Bình

VOV.VN -Đoàn tàu hàng mang số hiệu HBN-2A chở đoàn xe, pháo phục vụ tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về tới Quảng Bình.

Đoàn xe, pháo dành cho tang lễ Đại tướng về tới Quảng Bình

Đoàn xe, pháo dành cho tang lễ Đại tướng về tới Quảng Bình

VOV.VN -Đoàn tàu hàng mang số hiệu HBN-2A chở đoàn xe, pháo phục vụ tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về tới Quảng Bình.