Phát triển du lịch cộng đồng đảm bảo sinh kế cho ngư dân ven biển

VOV.VN - Ngày 8/12, ông Lê Minh Hoan, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối thoại với ngư dân làng chài Bích Đầm, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa với chủ đề "Thúc đẩy đồng quản lý vì ngành thủy sản bền vững và có trách nhiệm".

Buổi đối thoại do Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Hội Thủy sản Việt Nam và Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hoà thực hiện.  Đây là sự kiện đặc biệt khi lần đầu tiên, một "Trưởng ngành" trực tiếp đối thoại với các cộng đồng địa phương trong một sự kiện được tổ chức thực tế tại làng chài. Buổi đối thoại được tổ chức ngay tại chỗ neo đậu tàu thuyền của ngư dân Tổ dân phố đảo Bích Đầm, nơi người dân sống xa bờ nhất trong vịnh Nha Trang. Tại đây, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đến thăm tàu cá của ngư dân, nơi neo đậu và tránh trú bão, tìm hiểu công việc và cuộc sống của bà con ngư dân... Sau đó, Bộ trưởng dành thời gian đối thoại tại chỗ với cộng đồng ngư dân Bích Đầm để làm thế nào quản lý nghề cá ở đây hiệu quả và bền vững.

Làng chài Bích Đầm hình thành từ hơn 300 năm nay với hơn 200 hộ dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt quy mô nhỏ, ven đảo. Mấy năm gần đây, nguồn lợi thủy sản suy giảm, giá cả nhiên liệu tăng cao, việc đánh bắt của người dân địa phương gặp nhiều khó khăn. Ngư dân đi đánh bắt từ buổi chiều hôm trước quay về vào sáng sớm hôm sau. Sản phẩm phải đem vào đất liền mới tiêu thụ được. Đá cây, thực phẩm, lương thực đều phải chở từ trong bờ ra nên việc đánh bắt của ngư dân không mấy hiệu quả. 

Ông Nguyễn Hòa, ngư dân làng chài Bích Đầm cho biết: "Từ thập niên 90 đến nay, cá càng ngày càng cạn kiệt, do tàu thuyền bây giờ vươn khơi nhiều quá người ta đánh chặn ở phía ngoài, mình ở trong đây, con nào chui lọt qua mới vào đây được. Bà con tàu thuyền nhỏ, đánh ven bờ, đời sống bà con khó khăn hơn, kinh tế thấp không phát triển được. Khu bảo tồn Vịnh Nha Trang nằm sát ngay bên mình cho nên bà con rất nghiêm ngặt."

Khu dân cư Bích Đầm hiện có nhiều di tích như Đình làng Bích Đầm, Hải đăng, Lăng Ông, Chùa... cùng các bãi biển có cảnh quan rất đẹp. Cảnh quan tự nhiên đẹp nhưng việc phát triển du lịch của người dân địa phương gặp nhiều vướng mắc. Nguyên nhân chính là khu dân cư chưa có điện lưới, mỗi ngày máy phát điện chỉ chạy 3 tiếng đồng hồ vào buổi tối, nước sạch chưa đảm bảo. Hệ thống giao thông từ bờ ra đảo cũng như đường nội bộ trên đảo rất hạn chế. Số lượng lao động địa phương nhàn rỗi nhiều nhưng chưa có các mô hình du lịch cộng đồng thu hút du khách. Đối thoại với Bộ trưởng Lê Minh Hoan, người dân địa phương kiến nghị cần hỗ trợ làng chài sớm được đầu tư điện lưới, hỗ trợ ca nô y tế,  hỗ trợ phát triển  nuôi biển, hỗ trợ các mô hình du lịch cộng đồng...

Bà Dương Thị Ngọ, người dân làng chài Bích Đầm mong muốn: "Bây giờ muốn tới những điểm đó phải có cơ sở vật chất. Đường phải đẹp. Con đường lên ngọn hải đăng nó nhỏ, uốn khúc. Cần đầu tư những con đường đó. Đình làng phải trùng tu lại cho đẹp mắt quan khách. Mong muốn Nhà nước quan tâm hỗ trợ đời sống kinh tế của bà con ở làng đảo. Muốn nâng lên thì phải có điện, đây là mong muốn nhất, tha thiết nhất".

Cùng chủ trì buổi đối thoại, ông Trần Hòa Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa giao Uỷ ban Nhân dân thành phố Nha Trang xem xét, trùng tu đình làng Bích Đầm, đầu tư hệ thống điện cho người dân: "Tôi muốn phương án điện mặt trời vẫn là tối ưu nhất. Đầu tư sẽ có nhà nước đầu, để cho người dân tự quản lý, một thời gian ngắn sẽ không còn hoạt động. Vậy, quản lý sẽ là doanh nghiệp chuyên ngành lĩnh vực điện quản lý. Bà con ở đây sử dụng điện này, nhu cầu đến đâu, đầu tư quy mô như thế nào thì cần ngồi lại, có phương án để thực hiện".

Đối thoại với ngư dân làng chài Bích Đầm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, năm 2023 kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn so với dự báo, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu giảm mạnh trong đó có sản phẩm thủy sản. Ngành Thủy sản dự báo vẫn đạt 9,27 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2022, xuất khẩu thủy sản ước đạt từ 9 tỷ USD đến 10 tỷ USD. Nghề cá biển nước ta cũng đang đối diện với những khó khăn, thách thức trên con đường phát triển một nghề cá bền vững và có trách nhiệm, thách thức về phục vụ cho cuộc sống của hàng triệu người dân địa phương.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, Bích Đầm là một làng chài có cảnh quan đẹp, người dân chân chất, hiền lành, hiếu khách. Trong bối cảnh hiện nay, người dân cần chuyển đổi từ đánh bắt sang dịch vụ du lịch, bảo tồn gắn với sinh kế, tạo việc làm ổn định. Thông qua du lịch, du khách sẽ đem lại văn minh cho làng chài nhỏ giữa vịnh Nha Trang. Làng chài nhỏ sẽ  được thế giới khám phá, du khách trầm trồ, cộng đồng ngư dân nhỏ bé giữa biển khơi nhưng tạo ra giá trị cho cuộc đời, quê hương.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan đặt câu hỏi tại sao nghề biển chông chênh?. Đây là trách nhiệm của cả cộng đồng nhưng trách nhiệm đầu tiên là tinh thần vươn lên của ngư dân. Đời sống ngư dân thay đổi khi Bích Đầm phát triển xanh và bền vững.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan mong muốn bà con ngư dân mạnh dạn chuyển từ việc đánh bắt, khai thác sang nghề cá giải trí, phục vụ du khách trải nghiệm thiên nhiên kỳ thú của vịnh Nha Trang: "Bảo tồn nhưng không đói, phải khá giả lên. Không có lý do gì mà chúng ta không thay đổi. Những người ngư dân không chỉ là những người đi biển, khai thác tận diệt nữa mà là những hướng dẫn viên du lịch. Để thế giới biết rằng, ở Việt Nam đó có những người ngư dân ý thức được rằng phải bảo vệ đại dương, chuyển sang làm nghề du lịch. Quảng bá cho khách du lịch khắp thế giới có một Bích Đầm mấy trăm năm, đã được giữ gìn đã được tôn tạo".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khánh Hòa từng bước tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển kinh tế biển
Khánh Hòa từng bước tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển kinh tế biển

VOV.VN - Các điểm nghẽn như cơ chế, quy hoạch, hạ tầng, khoa học-công nghệ… đang được Trung ương, tỉnh Khánh Hòa từng bước tháo gỡ, tạo điều kiện để Khánh Hòa phát triển kinh tế biển. Khánh Hòa đang trở thành một trung tâm kết nối vùng, cửa ngõ chính ra Biển Đông của vùng Tây Nguyên và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

Khánh Hòa từng bước tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển kinh tế biển

Khánh Hòa từng bước tháo gỡ điểm nghẽn để phát triển kinh tế biển

VOV.VN - Các điểm nghẽn như cơ chế, quy hoạch, hạ tầng, khoa học-công nghệ… đang được Trung ương, tỉnh Khánh Hòa từng bước tháo gỡ, tạo điều kiện để Khánh Hòa phát triển kinh tế biển. Khánh Hòa đang trở thành một trung tâm kết nối vùng, cửa ngõ chính ra Biển Đông của vùng Tây Nguyên và khu vực duyên hải Nam Trung Bộ.

Khánh Hòa phát triển kinh tế biển xanh dựa vào bảo tồn
Khánh Hòa phát triển kinh tế biển xanh dựa vào bảo tồn

VOV.VN - 1 năm trước, hệ sinh thái, các rạn san hô tại Hòn Mun- vùng lõi của Khu Bảo tồn vịnh Nha Trang bị tàn phá nghiêm trọng, nhiều vùng san hô có cảnh quan độc đáo bị tẩy trắng, thủy sinh vật thưa thớt. Hàng loạt giải pháp được triển khai quyết liệt để phục hồi các rạn san hô. Giữ gìn thiên nhiên, bảo tồn nguồn lợi là giải pháp để tỉnh Khánh Hòa phát triển kinh tế biển xanh, bền vững

Khánh Hòa phát triển kinh tế biển xanh dựa vào bảo tồn

Khánh Hòa phát triển kinh tế biển xanh dựa vào bảo tồn

VOV.VN - 1 năm trước, hệ sinh thái, các rạn san hô tại Hòn Mun- vùng lõi của Khu Bảo tồn vịnh Nha Trang bị tàn phá nghiêm trọng, nhiều vùng san hô có cảnh quan độc đáo bị tẩy trắng, thủy sinh vật thưa thớt. Hàng loạt giải pháp được triển khai quyết liệt để phục hồi các rạn san hô. Giữ gìn thiên nhiên, bảo tồn nguồn lợi là giải pháp để tỉnh Khánh Hòa phát triển kinh tế biển xanh, bền vững

Khánh Hòa xây dựng huyện đảo Trường Sa thành trung tâm kinh tế trên biển
Khánh Hòa xây dựng huyện đảo Trường Sa thành trung tâm kinh tế trên biển

VOV.VN - Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hoà đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định xây dựng và phát triển huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước.

Khánh Hòa xây dựng huyện đảo Trường Sa thành trung tâm kinh tế trên biển

Khánh Hòa xây dựng huyện đảo Trường Sa thành trung tâm kinh tế trên biển

VOV.VN - Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hoà đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định xây dựng và phát triển huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội trên biển của cả nước.

Khánh Hòa phát triển kinh tế biển bền vững gắn với sinh kế của cư dân
Khánh Hòa phát triển kinh tế biển bền vững gắn với sinh kế của cư dân

VOV.VN - Hai năm nay, khu vực nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè của ngư dân trên vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh đã xuất hiện những lồng nhựa hiện đại như của các doanh nghiệp nước ngoài.

Khánh Hòa phát triển kinh tế biển bền vững gắn với sinh kế của cư dân

Khánh Hòa phát triển kinh tế biển bền vững gắn với sinh kế của cư dân

VOV.VN - Hai năm nay, khu vực nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè của ngư dân trên vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh đã xuất hiện những lồng nhựa hiện đại như của các doanh nghiệp nước ngoài.