Mitsubishi: Phát triển công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam là cấp bách

VOV.VN-Ông Endo Hiroyuki,Phó Giám đốc Bộ phận chế tạo động cơ công ty Mitsubishi cho rẳng, Việt Nam cần ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ.

Công ty công nghiệp nặng Mitsubishi (MHI) là tập đoàn hàng đầu thế giới với những sản phẩm đa dạng từ lĩnh vực năng lượng, điện tử, công nghiệp quốc phòng, đến sản phẩm ô tô và vũ trụ...

Chiếm lĩnh cả bầu trời, mặt đất và biển khơi

Công ty Công nghiệp nặng Mitsubishi là là công ty lâu đời được thành lập từ năm 1884, ban đầu chỉ là những thiết bị đông cơ đơn giản dùng cho gia đình và hoạt động sản xuất qui mô nhỏ. Qua quá trình phát triển, Công ty đã đột phá về mặt công nghệ, sản xuất những thiết bị có độ chính xác cao như máy bay trực thăng, xe tăng, máy bay chiến đấu... cho đến những sản phẩm sinh hoạt thân thiện với môi trường. Các sản phẩm của công ty mở rộng từ lĩnh vực hàng không đến hàng hải. 

Ông Endo Hiroyuki

Cho đến nay công ty đã có hàng nghìn sản phẩm khác nhau cung cấp trên thị trường toàn thế giới trong đó có thị trường Việt Nam. Động cơ phát điện diezel của Mitsubishi đã trở thành sản phẩm quen thuộc của người tiêu dùng Việt Nam. Công ty Mitsubishi ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi cung cấp sản phẩm chính cho thị trường Việt Nam và thị trường các nước trong khu vực Đông Nam Á. 

Cụ thể, trong lĩnh vực năng lượng: Công ty Mistsubishi thành công trong việc sản xuất sản phẩm về máy phát điện, năng lượng tự nhiên, năng lượng nguyên tử, sản phẩm dầu khí, pin điện, đặc biệt là máy móc động cơ diesel. Các sản phẩm năng lượng của công ty đều đảm bảo an toàn về môi trường, tạo dựng một cuộc sống phong phú và an toàn cho người dân.

Trong lĩnh vực hàng không: Từ nhiều năm nay, công ty đã hợp tác với nhiều nhà sản xuất máy bay nước ngoài, sản xuất nhiều thiết bị cho máy bay dân dụng. Với chiến lược ưu tiên chế tạo máy bay, công ty đã thành lập Công ty cổ phần hàng không Mistsubishi với mục đích sản xuất máy bay chở khách cỡ nhỏ MRJ thân thiện với môi trường và con người.Đối với lĩnh vực phát triển vũ trụ: Công ty là nơi chịu trách nhiệm sản xuất tên lửa H-IIA của Nhật Bản. Tên lửa này có khả năng thu thập hình ảnh có độ phân giải rõ nét đối với các vật có kích thước từ 1 mét trở lên.

Loại tên lửa này cũng có thể thực hiện các nhiệm vụ do thám trong đêm tối và bất kể điều kiện thời tiết như thế nào. Ngoài ra, công ty cũng được chính phủ Nhật Bản cho phép sản xuất các động cơ của Rocket (bao gồm động cơ tinh thể lỏng và khí Hydro, thiết bị dùng cho vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ...công ty đang nỗ lực đóng góp vào sự phát triển chung của ngành vũ trụ Nhật Bản.

Mitsubishi cũng được biết đến với những thiết bị nổi tiếng cung cấp cho các nhà sản xuất ô tô trong và ngoài nước như các thiết bị có độ chính xác cao trong lắp ráp ô tô, máy điều hòa ô tô, thiết bị ngăn lực gió, hệ thống thiết bị cho bãi đỗ xe...

Đặc biệt nhất trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, Mitsubishi đang nỗ lực đóng góp lớn cho việc đảm bảo an ninh quốc gia thông qua hỗ trợ phát triển, trực tiếp sản xuất các thiết bị máy móc tiên tiến và hiện đại nhất để lắp ráp máy bay, tàu thủy, xe tăng. Mitsubishi “chiếm lĩnh” cả bầu trời lẫn mặt đất và biển cả.

Mong muốn mở rộng thị trường tại Việt Nam

Sản phẩm chủ yếu đang có mặt tại thị trường Việt Nam của Mitsubishi là động cơ diesel cỡ nhỏ và tầm trung dùng cho các nhà máy, tòa nhà của Việt Nam. Nhà máy Sagamihara có ở tỉnh Kanagawa thuộc công ty công nghiệp nặng Mitsubishi là nơi sản xuất những động cơ này xuất khẩu sang thị trường Việt Nam.

Xưởng sản xuất của Sagamihara

Ông Endo Hiroyuki-Phó Giám đốc bộ phận chế tạo động cơ công ty Mitsubishi cho rằng hiện tại, ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Singapore là hai quốc gia được Mitsubishi đặt công ty sản xuất động cơ diesel.

Ông nói: “Chúng tôi hiện đang cung cấp động cơ máy diesel cho các máy phát điện dự phòng cho thị trường Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế, các công trình xây dựng, nhà xưởng, siêu thị... xuất hiện ngày càng nhiều, do vậy nhu cầu cung cấp nguồn điện dự phòng của Việt Nam ngày càng tăng. Hiện chúng tôi đang cung cấp cho Việt Nam khoảng 50 máy phát điện dùng cho các tòa nhà cao tầng, công sở, nhà máy của Việt Nam”.

Coi Việt Nam là thị trường tiềm năng, Công ty Mistubishi đã tiến hành hoạt động tại khu vực phát triển của Việt Nam như Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Không đơn thuần là sản xuất các động cơ diesel dùng cho máy phát điện cỡ lớn, Công ty MHI còn cung cấp những thiết bị cán nguội, thiết bị cán nóng cho các doanh nghiệp sản xuất sắt thép của Việt Nam. Các sản phẩm của công ty không chỉ sử dụng ở Việt Nam mà còn xuất khẩu sang các nước khác của khu vực Đông Nam Á. Hệ thống dây chuyền sản xuất của Mitsubishi có khắp tại các khu vực của thể giới, nhưng tại Đông Nam Á, chỉ có Việt Nam và Singapore có dây chuyền sản xuất động cơ diesel của Mitsubishi.

Với mục đích, từ thị trường tại Việt Nam sẽ mở rộng sang các thị trường khác trong khu vực, ngay từ năm 2007, Công ty Mitsubishi đã xây dựng công ty Engine Systems Vietnam (MHIES-V) tại tỉnh Bình Dương với mục đích lắp ráp, vận hành, kinh doanh trọn gói thiết bị phát điện diesel cung cấp cho thị trường Việt Nam và các nước trong khu vực.

Tháng 12/2007, công ty MHI Aerospace Vietnam Co., Ltd. (MHIVA) ra đời tại khu công nghiệp Thăng Long-Hà Nội, chuyên lắp ráp các linh kiện cho máy bay hạng nhẹ. Tổng số vốn đầu tư ban đầu của công ty khoảng 7 triệu USD. Đây cũng là công ty sản xuất thiết bị máy bay dân dụng đầu tiên của Việt Nam, hiện mới chỉ sản xuất linh kiện cho hãng máy bay Boeing của Mỹ, tuy nhiên công ty đang có kế hoạch mở rộng sản xuất nhiều chủng loại khác.

Gặp khó vì thiếu công nghiệp phụ trợ

Theo Ông Endo, Hiroyuki-Phó Giám đốc bộ phận chế tạo động cơ công ty Mitsubishi, Công ty Engine Systems Vietnam (MHIES-V) tại tỉnh Bình Dương với mục đích lắp ráp, vận hành, kinh doanh trọn gói thiết bị phát điện diezel cung cấp cho thị trường Việt Nam và các nước trong khu vực, nhưng cho đến nay công ty này mới chỉ hoạt động hết 50% công suất. Vậy đâu là nguyên nhân?

Ông Endo, Hiroyuki-Phó Giám đốc bộ phận chế tạo động cơ công ty Mitsubishi nhấn mạnh: “Lý do đầu tiên mà chúng tôi muốn nói tới đó là chi phí sản xuất tại Việt Nam khá cao. Bởi chúng tôi không thể sản xuất linh kiện ở Việt Nam, nên để lắp ráp chúng tôi phải nhập linh kiện tại nước ngoài, khiến chi phí cho một sản phẩm tăng cao. Nếu vấn đề này không giải quyết được, thì việc mở rộng tại hoạt động thị trường Việt Nam cũng khó có thể”.

Ông Endo chỉ ra nguyên nhân việc không thể sản xuất linh kiện tại Việt Nam là do công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam còn chưa phát triển, khiến doanh nghiệp khó khăn.

Máy phát điện công suất lớn

Theo đánh giá của các nhà đầu tư Nhật Bản, đến thời điểm hiện tại Việt Nam vẫn là thị trường được đánh giá cao và có tiềm năng lớn tại khu vực. Bên cạnh đó Việt Nam cũng đã có những chính sách đột phá và cở mở nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp trong nước, đặc biệt là công nghiệp phụ trợ-vốn là rào cản lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong đó có các nhà tư đầu tư Nhật Bản mà cụ thể là Mitsubishi.

Theo Kế hoạch phát triển công nghiệp phụ trợ do Bộ trưởng Công thương ký ngày 8/10/2014-9028/QD-BCT, thì Việt Nam đã có chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2020, ngành công nghiệp phụ trợ sẽ đáp ứng 45% nhu cầu sản xuất trong nước và đến năm 2030 là 70%.

Tuy nhiên cho đến nay, để có thể duy trì hoạt động, Mitsubishi đã phải nhập các thiết bị từ bên ngoài vào khiến giá thành sản phẩm tăng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng hàng bán ra của công ty.

Ông Endo hy vọng rằng trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có hướng ưu tiên cho việc phát triển công nghiệp phụ trợ để các công ty Nhật Bản trong nhiều lĩnh vực khác nhau có thể mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam.

Với khẩu hiệu “Từ quá khứ tới tương lai và cho hiện tại”, Mitsubishi bằng những sản phẩm của mình đang chinh phục từ biển sâu cho đến trời cao./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phát triển công nghiệp phụ trợ thu hút đầu tư ở Bắc Ninh
Phát triển công nghiệp phụ trợ thu hút đầu tư ở Bắc Ninh

VOV.VN - Sau 16 năm tái lập, Bắc Ninh trở thành một trong 10 tỉnh phát triển công nghiệp đứng đầu cả nước.

Phát triển công nghiệp phụ trợ thu hút đầu tư ở Bắc Ninh

Phát triển công nghiệp phụ trợ thu hút đầu tư ở Bắc Ninh

VOV.VN - Sau 16 năm tái lập, Bắc Ninh trở thành một trong 10 tỉnh phát triển công nghiệp đứng đầu cả nước.

Hội thảo Việt Nam-Ấn Độ trong ngành công nghiệp phụ trợ
Hội thảo Việt Nam-Ấn Độ trong ngành công nghiệp phụ trợ

VOV.VN - Đại sứ Preeti Saran khẳng định: "Tôi nhận thấy triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ là rất tốt".

Hội thảo Việt Nam-Ấn Độ trong ngành công nghiệp phụ trợ

Hội thảo Việt Nam-Ấn Độ trong ngành công nghiệp phụ trợ

VOV.VN - Đại sứ Preeti Saran khẳng định: "Tôi nhận thấy triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ là rất tốt".

Đề xuất giảm lãi suất cho công nghiệp phụ trợ
Đề xuất giảm lãi suất cho công nghiệp phụ trợ

Cần phải có mức lãi suất thấp từ 1-3%/năm cho các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ để thúc đẩy đầu tư...

Đề xuất giảm lãi suất cho công nghiệp phụ trợ

Đề xuất giảm lãi suất cho công nghiệp phụ trợ

Cần phải có mức lãi suất thấp từ 1-3%/năm cho các doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ để thúc đẩy đầu tư...

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam
Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

VOV.VN - Đây là khẳng định của bà Đào Thu Vịnh, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội.

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam

VOV.VN - Đây là khẳng định của bà Đào Thu Vịnh, Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội.

Đồng Nai khánh thành dự án công nghiệp phụ trợ 1,4 triệu USD
Đồng Nai khánh thành dự án công nghiệp phụ trợ 1,4 triệu USD

VOV.VN - Những sản phẩm của Công ty TNHH Okatsune Việt Nam sẽ được xuất khẩu trở lại Nhật Bản.

Đồng Nai khánh thành dự án công nghiệp phụ trợ 1,4 triệu USD

Đồng Nai khánh thành dự án công nghiệp phụ trợ 1,4 triệu USD

VOV.VN - Những sản phẩm của Công ty TNHH Okatsune Việt Nam sẽ được xuất khẩu trở lại Nhật Bản.

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Khái niệm công nghiệp phụ trợ còn tranh luận
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Khái niệm công nghiệp phụ trợ còn tranh luận

VOV.VN -"Thế nào là CNPT cũng còn đang tranh luận rất nhiều. Phụ trợ có nghĩa là có một cái chính. Chính mà có phụ. Cái nào là chính, cái nào là phụ, phục vụ cho cái chính đó"

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Khái niệm công nghiệp phụ trợ còn tranh luận

Bộ trưởng Bùi Quang Vinh: Khái niệm công nghiệp phụ trợ còn tranh luận

VOV.VN -"Thế nào là CNPT cũng còn đang tranh luận rất nhiều. Phụ trợ có nghĩa là có một cái chính. Chính mà có phụ. Cái nào là chính, cái nào là phụ, phục vụ cho cái chính đó"