Làm giàu từ canh tác bền vững cây chanh leo

VOV.VN - Với những lợi thế sẵn có về thổ nhưỡng, khí hậu, lợi nhuận cao và có nhiều nhà máy chế biến lớn, thời gian qua, diện tích chanh leo tại tỉnh Gia Lai đang gia tăng nhanh chóng. Tỉnh Gia Lai cũng xác định đây là cây trồng chủ lực, định hướng đạt 25.000 ha vào năm 2025.

Kinh nghiệm phát triển chanh leo ở tỉnh cho thấy, chú trọng chất lượng hơn sản lượng mới tạo được giá trị và sự bền vững của ngành hàng.

Ông Trần Ngọc Châu- xã Nam Yang, huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai là một trong những nông dân trồng chanh leo sớm nhất tại huyện. Với 8 năm kinh nghiệm, ông Châu cho biết, nông dân trồng chanh leo vẫn chủ yếu là bán xô sản phẩm.

Thời điểm giá cao, trái xô đạt 30.000 đồng/kg, nông dân thu lợi 300 triệu đồng/ha. Nhưng lúc thấp xuống dưới 10.000 đồng/kg thì lời lãi không còn. Rút kinh nghiệm, ông Châu kiên định chỉ duy trì 2ha vườn cây, nhưng đổi mới cách chăm sóc nhằm thu được nhiều trái loại 1, loại có giá bán cao gấp 3 lần trái xô.

“Nếu chăm sóc theo hữu cơ cây không bị ảnh hưởng. Cây chanh leo mướt, đẹp hơn. Đi hội thảo rồi tìm học hỏi những người nông dân chuyên cần. Muốn đạt chanh leo loại 1 nhiều nhất là dùng phân hữu cơ và tỉa cành. Một cành mạnh thì để 4 trái 1 cành " - ông Châu chia sẻ.

Với doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu theo tiêu chuẩn chất lượng, thị trường xuất khẩu cũng được định hướng rõ ràng. Ông Nguyễn Công Vương-Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty cổ phần Chanh leo Nafoods Gia Lai cho biết, ngay khi đầu tư vào tỉnh, doanh nghiệp đã liên kết bao tiêu diện tích 1000 ha, với yêu cầu sản xuất theo yêu cầu của bạn hàng từ Trung Quốc và EU- những thị trường xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp.

“Trừ những doanh nghiệp ăn xổi, còn nếu doanh nghiệp chế biến quanh năm suốt tháng vẫn cần sự ổn định nhất định, ở giá nào đó mà nông dân và doanh nghiệp có được lợi nhuận. Cho nên khuyến cáo của doanh nghiệp là cần có nhịp độ phát triển vừa phải để cân bằng thị trường” - ông Vương nói.

Hiện nay, tại tỉnh Gia Lai có vùng nguyên liệu trên 5000 ha được trồng rộng khắp 15/17 huyện, thị xã, thành phố; cùng 3 nhà máy chế biến chanh leo lớn, có tổng công suất lên tới hàng trăm nghìn tấn mỗi năm. Bên cạnh đó, 20 cơ sở đóng gói và 19 mã vùng trồng đã được công nhận. Điều này cho thấy, chuỗi giá trị ngành hàng chanh leo đã được hình thành và đi vào ổn định.

Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững ngành hàng chanh leo, tháng 1 năm 2023, UBND tỉnh ban hành Công văn số 208/UBND-NL chỉ đạo về phát triển bền vững sản xuất sầu riêng, chanh leo trên địa bàn tỉnh. Theo đó, các địa phương cùng ngành nông nghiệp tập trung hỗ trợ, tạo điều kiện để nông dân và doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi nhất trong xây dựng vùng nguyên liệu, đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở chế biến, ứng dụng khoa học kỹ thuật và kiểm soát chặt chẽ giống và vật tư nông nghiệp đầu vào…

Ông Nguyễn Kim Anh- Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đăk Đoa cho biết: “Chúng tôi khuyến cáo bà con nông dân sử dụng những giống đã canh tác, phù hợp như Đài Nông 1, công ty uy tín. Thứ hai là chúng tôi đang tăng cường lựa chọn những vườn cây đầu dòng để đăng ký với sở nông nghiệp chuẩn hóa nó, xác định đây là chanh đầu dòng; nguồn gốc giống rõ ràng, cây trồng kháng được bệnh”.

Theo ông Đoàn Ngọc Có - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Gia Lai: “Tỉnh Gia Lai định hướng tiếp tục gắn sản xuất đi theo các tiêu chuẩn, đáp ứng được yêu cầu của các thị trường chính ngạch; tăng cường áp dụng biện pháp kiểm soát chặt chẽ đầu vào sản xuất, gắn với truy xuất sản phẩm, tăng cường sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sản xuất tiêu thụ nông sản hữu cơ: Doanh nghiệp còn đơn độc
Sản xuất tiêu thụ nông sản hữu cơ: Doanh nghiệp còn đơn độc

VOV.VN - Để nông sản hữu cơ Việt Nam có thêm tên tuổi, thương hiệu trên thị trường thế giới, nông dân và nhà sản xuất cần nắm bắt tốt cơ hội, đồng thời rất cần sự hỗ trợ hiệu quả hơn từ các cơ quan chức năng.

Sản xuất tiêu thụ nông sản hữu cơ: Doanh nghiệp còn đơn độc

Sản xuất tiêu thụ nông sản hữu cơ: Doanh nghiệp còn đơn độc

VOV.VN - Để nông sản hữu cơ Việt Nam có thêm tên tuổi, thương hiệu trên thị trường thế giới, nông dân và nhà sản xuất cần nắm bắt tốt cơ hội, đồng thời rất cần sự hỗ trợ hiệu quả hơn từ các cơ quan chức năng.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ còn nhiều “nút thắt”
Phát triển nông nghiệp hữu cơ còn nhiều “nút thắt”

VOV.VN - Mặc dù sản phẩm hữu cơ đang là xu hướng trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, hiện sản xuất, tiêu thụ nông nghiệp hữu cơ vẫn còn nhiều nút thắt, nhất là các quy chuẩn, tiêu chuẩn phù hợp với chiến lược mở rộng thị trường.

Phát triển nông nghiệp hữu cơ còn nhiều “nút thắt”

Phát triển nông nghiệp hữu cơ còn nhiều “nút thắt”

VOV.VN - Mặc dù sản phẩm hữu cơ đang là xu hướng trong sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, hiện sản xuất, tiêu thụ nông nghiệp hữu cơ vẫn còn nhiều nút thắt, nhất là các quy chuẩn, tiêu chuẩn phù hợp với chiến lược mở rộng thị trường.

Ngành Nông nghiệp phấn đấu có 25% sản phẩm phân bón hữu cơ vào năm 2025
Ngành Nông nghiệp phấn đấu có 25% sản phẩm phân bón hữu cơ vào năm 2025

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ được phép lưu hành lên 25% so với tổng số sản phẩm phân bón; công suất sản xuất phân bón của các cơ sở sản xuất đủ điều kiện lên 1,25 lần, tương đương 5 triệu tấn/năm.

Ngành Nông nghiệp phấn đấu có 25% sản phẩm phân bón hữu cơ vào năm 2025

Ngành Nông nghiệp phấn đấu có 25% sản phẩm phân bón hữu cơ vào năm 2025

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2025 tỷ lệ sản phẩm phân bón hữu cơ được phép lưu hành lên 25% so với tổng số sản phẩm phân bón; công suất sản xuất phân bón của các cơ sở sản xuất đủ điều kiện lên 1,25 lần, tương đương 5 triệu tấn/năm.